- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Luật hình sự quốc tế
AFFIRMATION OF THE PRINCIPLES OF INTERNATIONAL LAW RECOGNIZED BY THE CHARTER OF THE NÜRNBERG TRIBUNAL
Đăng bởi master lúc T2, 11/14/2011 - 20:02
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
11/12/1946
Principles of International Law Recognized in the Charter of the Nüremberg Tribunal and in the Judgment of the Tribunal, 1950.
Đăng bởi master lúc T2, 11/14/2011 - 17:11
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
29/07/1950
Agreement for the prosecution and punishment of the major war criminals of the European Axis ("London Agreement")
Đăng bởi master lúc T2, 11/14/2011 - 16:55
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
08/08/1945
Agreement for and Statute of the Special Court for Sierra Leone, 16 January 2002
Đăng bởi master lúc T2, 11/14/2011 - 16:52
Ngày thông qua
16/01/2002
CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ VỀ VIỆC ĐỐI XỬ VỚI TÙ BINH
Đăng bởi honeyquyen lúc CN, 08/28/2011 - 09:07
Tên ngắn
CÔNG ƯỚC 03
Ngày thông qua
12/08/1949
Văn bản tiếng Việt
Những người ký tên dưới đây, Đại diện Toàn quyền của các Chính phủ có đại diện ở Hội nghị ngoại giao họp ở Giơnevơ từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 12 tháng 8 năm 1949 để sửa lại Công ước được ký tại Giơnevơ ngày 27 tháng 7 năm 1929 về vấn đề đối xử với tù binh, đã thoả thuận như sau:
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tôn trọng Công ước
Các Bên ký kết cam kết tôn trọng và bảo đảm cho Công ước này được tôn trọng trong mọi trường hợp.
Điều 2. Áp dụng Công ước
Ngoài những quy định phải được thực hiện ngay trong thời bình, Công ước này sẽ được áp dụng trong trường hợp chiến tranh có tuyên chiến hoặc trong bất cứ trường hợp xung đột vũ trang nào khác xảy ra giữa hai hay nhiều Bên ký kết, dù tình trạng chiến tranh không được một trong các Bên ký kết công nhận.
QUY CHẾ RÔM VỀ TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ
Đăng bởi honeyquyen lúc T7, 08/27/2011 - 18:00
Tên ngắn
QUY CHẾ 4
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
17/07/1998
Văn bản tiếng Việt
LỜI NÓI ĐẦU
Các Quốc gia thành viên Quy chế,
Ý thức rằng tất cả các dân tộc gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ chung, các nền văn hoá được kết nối trong một di sản chung và lo ngại rằng sự gắn kết tinh tế đó có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào,
Nhận thấy rằng trong thế kỷ này, hàng triệu trẻ em, phụ nữ và nam giới đã trở thành nạn nhân của những hành động tàn ác chưa từng thấy, gây chấn động lương tri nhân loại,
Nhận thấy rằng các tội ác nghiêm trọng đó đe dọa hoà bình, an ninh và thịnh vượng của thế giới,
Khẳng định rằng các tội ác nghiêm trọng nhất gây nên sự lo ngại của toàn thể cộng đồng quốc tế phải bị trừng trị và cần bảo đảm truy tố hiệu quả những tội phạm này bằng việc thực thi các biện pháp ở cấp độ quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế,
QUY CHẾ CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ RUANĐA 1994
Đăng bởi honeyquyen lúc T7, 08/27/2011 - 17:40
Tên ngắn
QUY CHẾ 3
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
01/01/1994
Văn bản tiếng Việt
QUY CHẾ CỦA TOÀ ÁN QUỐC TẾ VỀ RUANĐA, 1994
Được thành lập bởi Hội đồng Bảo an, chiểu theo Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc, Tòa án Hình sự Quốc tế chịu trách nhiệm xét xử những người bị truy tố về tội diệt chủng và các vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế thực hiện trên lãnh thổ Ruanđa và những công dân Ruanđa bị truy tố về tội diệt chủng và các vi phạm đó thực hiện trên lãnh thổ của các Quốc gia láng giềng, trong thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 1994 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 (sau đây gọi là Tòa án Quốc tế về Ruanđa) sẽ hoạt động phù hợp với các quy định của bản Quy chế này.
Điều 1. Thẩm quyền của Tòa án Quốc tế về Ruanđa
Tòa án Quốc tế về Ruanđa có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân bị truy tố vì những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế thực hiện trên lãnh thổ của Ruanđa và xét xử mọi công dân Ruanđa bị truy tố vì những hành vi vi phạm như vậy thực hiện trên lãnh thổ của các nước láng giềng, từ ngày 1 tháng Giêng năm 1994 đến 3 1 tháng 12 năm 1994 , theo quy định của Quy chế này .
QUY CHẾ CỦA TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ PHỤ TRÁCH NHỮNG NGƯỜI BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI DIỆT CHỦNG VÀ CÁC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ THỰC HIỆN TRÊN LÃNH THỔ RUANĐA VÀ NHỮNG CÔNG DÂN RUANĐA BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI DIỆT CHỦNG VÀ CÁC HÀNH VI ĐÓ THỰC HIỆN TRÊN
Đăng bởi honeyquyen lúc T7, 08/27/2011 - 17:32
Tên ngắn
QUY CHẾ 2
Ngày thông qua
01/01/1994
Văn bản tiếng Việt
QUY CHẾ CỦA TOÀ ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ PHỤ TRÁCH XÉT XỬ NHỮNG NGƯỜI BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI DIỆT CHỦNG VÀ CÁC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ THỰC HIỆN TRÊN LÃNH THỔ RUANĐA VÀ NHỮNG CÔNG DÂN RUANĐA BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI DIỆT CHỦNG VÀ CÁC HÀNH VI ĐÓ THỰC HIỆN TRÊN LÃNH THỔ CỦA CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG TRONG THỜI GIAN TỪ NGÀY 1/1/1994 ĐẾN 31/12/1994
Hội đồng Bảo an,
Khẳng định lại tất cả các Nghị quyết đã ban hành về tình hình Ruanđa, Sau khi xem xét báo cáo của Tổng Thư ký theo quy định tại đoạn 3 Nghị quyết 935 (1994) ngày 1 tháng Bảy năm 1994 (S/1994/879 và S/1994/906), và lưu ý đến nội dung của Báo cáo đặc biệt về Ruanđa do ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc lập (S/1994/1 157, Phụ lục I và Phụ lục II);
Bày tỏ sự đánh giá cao về công việc của Nhóm chuyên gia được thành lập theo Nghị quyết số 935 (1994), đặc biệt là báo cáo sơ bộ của Nhóm về những vi phạm Luật Nhân đạo Quốc tế ở Ruanđa được chuyển tới trong thư ngày 1 tháng Mười năm 1994 (S/1994/1125) của Tổng Thư ký;
Bày tỏ một lần nữa sự quan tâm sâu sắc đối với các báo cáo cho thấy rằng tội diệt chủng và những hành vi vi phạm Luật Nhân đạo Quốc tế khác diễn ra một cách trắng trợn, rộng khắp và có hệ thống ở Ruanđa,
QUY CHẾ CỦA TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ PHỤ TRÁCH XÉT XỬ CÁC CÁC NHÂN BỊ TRUY TỐ VỀ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ XẢY RA TRÊN LÃNH THỔ NAM TƯ CŨ TỪ NĂM 1991
Đăng bởi honeyquyen lúc T7, 08/27/2011 - 17:18
Tên ngắn
QUY CHẾ 01
Ngày thông qua
01/01/1993
Văn bản tiếng Việt
Tòa án Quốc tế phụ trách xét xử các cá nhân bị truy tố về những vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế xảy ra trên lãnh thổ của Nam Tư cũ từ năm 1991 (sau đây gọi là "Tòa án Quốc tổ do Hội đồng Bảo an thành lập trên cơ sở các quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc. Tòa án Quốc tế sẽ hoạt động phù hợp với các quy định của Quy chế này.
Điều 1. Thẩm quyền của Tòa án Quốc tế
Tòa án Quốc tế có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân bị truy tố về những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp Luật Nhân đạo Quốc tế xảy ra trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991, phù hợp quy định của Quy chế này.
Điều 2. Những hành vi vi phạm nghiêm trọng các Công ước Giơnevơ 1949
Tòa án Quốc tế có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân trực tiếp thực hiện hoặc ra lệnh cho người khác thực hiện những hành vi vi phạm nghiêm trọng các Công ước Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 1949, cụ thể là những hành vi sau đây xâm phạm đến những người hoặc tài sản thuộc đối tượng được bảo vệ theo các điều khoản của Công ước Giơnevơ liên quan:
CÔNG ƯỚC VỀ KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU TỐ TỤNG VỚI TỘI ÁC CHIẾN TRANH VÀ TỘI ÁC CHỐNG NHÂN LOẠI, 1968
Đăng bởi honeyquyen lúc T7, 08/27/2011 - 10:35
Tên ngắn
CÔNG ƯỚC 02
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
26/11/1968
Văn bản tiếng Việt
Lời nói đầu
Các Quốc gia thành viên Công ước,
Nhắc lại Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 3(I) ngày 13/2/1946 và Nghị quyết số 170(II) ngày 31/12/1947 về dẫn độ và trừng trị những kẻ phạm tội ác chiến tranh, Nghị quyết số 95(I) ngày 11/12/1946 khẳng định những nguyên tắc của pháp luật quốc tế được thừa nhận trong Hiến chương Toà án Quân sự quốc tế Nu-rem-be và phán quyết của Toà án này, các Nghị quyết số 2184(XXI) ngày 12/12/1966 và Nghị quyết số 2002(XXI) ngày 16/12/1966 lên án mọi hành vi vi phạm các quyền kinh tế, chính trị của người bản địa và chính sách của chế độ a-pác-thai như là tội ác chống nhân loại.
Cũng nhắc lại Nghị quyết số 1074D (XXXIX) ngày 28/7/1965 và Nghị quyết số 1158 (XLI) ngày 5/8/1966, của Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc về việc trừng trị những kẻ phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại;