Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

QUY CHẾ CỦA TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ PHỤ TRÁCH XÉT XỬ CÁC CÁC NHÂN BỊ TRUY TỐ VỀ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ XẢY RA TRÊN LÃNH THỔ NAM TƯ CŨ TỪ NĂM 1991

Phiên bản PDF

Tên ngắn

QUY CHẾ 01

Ngày thông qua

01/01/1993

 

Tòa án Quốc tế phụ trách xét xử các cá nhân bị truy tố về những vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế xảy ra trên lãnh thổ của Nam Tư cũ từ năm 1991 (sau đây gọi là "Tòa án Quốc tổ do Hội đồng Bảo an thành lập trên cơ sở các quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc. Tòa án Quốc tế sẽ hoạt động phù hợp với các quy định của Quy chế này.

Điều 1. Thẩm quyền của Tòa án Quốc tế

Tòa án Quốc tế có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân bị truy tố về những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp Luật Nhân đạo Quốc tế xảy ra trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991, phù hợp quy định của Quy chế này.

Điều 2. Những hành vi vi phạm nghiêm trọng các Công ước Giơnevơ 1949

Tòa án Quốc tế có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân trực tiếp thực hiện hoặc ra lệnh cho người khác thực hiện những hành vi vi phạm nghiêm trọng các Công ước Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 1949, cụ thể là những hành vi sau đây xâm phạm đến những người hoặc tài sản thuộc đối tượng được bảo vệ theo các điều khoản của Công ước Giơnevơ liên quan:

a) Cố ý giết người;

b) Tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, kể cả hành vi dùng con người vào những thử nghiệm sinh học;

c) Chủ tâm gây nên những đau đớn ghê gớm hoặc những tổn thương trầm trọng cho cơ thể và sức khoẻ;

d) Phá hoại và chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp, vô căn cứ và trên diện rộng mà không vì nhu cầu quân sự cấp thiết;

e) Cưỡng bức tù binh chiến tranh hoặc thường dân phục vụ cho lực lượng quân đội của một Bên đối địch;

f) Tước đoạt quyền của tù binh hoặc dân thường được xét xử đúng pháp luật và vô tư;

g) Trục xuất, chuyển giao hoặc giam giữ dân thường bất hợp pháp; hi Bắt thường dân làm con tin.

Điều 3. Các hành vi vi phạm luật hoặc tập quán chiến tranh

Tòa án Quốc tế có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân vi phạm luật và tập quán chiến tranh. Những vi phạm này chủ yếu bao gồm những hành vi sau đây:

a) Sử dụng vũ khí có độc tính hoặc các vũ khí khác được chế tạo để gây ra những đau đớn không cần thiết;

b) Phá hủy vô căn cứ các đô thị hoặc làng mạc, hoặc có hành động tàn phá mà không được biện minh bởi các yêu cầu về quân sự;

c) Tấn công, thả bom, bằng bất cứ phương tiện nào, những đô thị, làng mạc, khu dân cư và nhà cửa không có phòng thủ;

d) Chiếm giữ, phá hủy, hoặc chủ tâm gây hư háng các cơ sở tôn giáo, từ thiện, giáo dục, nghệ thuật và khoa học, các công trình lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật và các tác phẩm mang tính chất khoa học;

e) Cướp bóc các tài sản công hoặc tư.

Điều 4. Tội diệt chủng

1. Tòa án Quốc tế có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân phạm tội diệt chủng theo định nghĩa tại khoản 2 Điều này hoặc thực hiện một trong số những hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Phạm tội diệt chủng có nghĩa là thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm mục đích huỷ diệt toàn bộ hay một phần một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo:

a) Giết hại các thành viên của nhóm;

b) Xâm hại nghiêm trọng đến sự toàn vẹn tinh thần và thể xác của các thành viên trong nhóm;

c) Cưỡng bức nhóm chịu đựng những điều kiện sống có khả năng dẫn đến hủy hoại từng phấn hoặc toàn bộ về thể chất;

d) áp dụng những biện pháp nhằm hạn chế sinh đẻ trong nhóm;

e) Cưỡng bức chuyển trẻ em từ nhóm người này sang nhóm người khác;

3. Những hành vi sau đây phải bị trừng trị:

a) Diệt chủng;

b) Thỏa thuận nhằm phạm tội diệt chủng;

c) Công khai kích động người khác phạm tội diệt chủng;

d) âm mưu phạm tội diệt chủng;

e) Đồng lõa với người phạm tội diệt chủng.

Điều 5. Tội ác chống nhân loại

Tòa án Quốc tế có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân bị truy tố về những tội ác sau đây xảy ra trong xung đột vũ trang mang tính quốc tế hay không mang tính quốc tế và nhằm vào bất cứ cộng đồng thường dân nào.

a) Giết người;

b) Huỷ diệt;

c) Bắt làm nô lệ;

d) Trục xuất;

e) Bỏ tù;

f) Tra tấn;

g) Hãm hiếp;

h) Ngược đãi vì động cơ chính trị, chủng tộc và tôn giáo;

i) Những hành vi vô nhân đạo khác.

Điều 6. Đối tượng thuộc thẩm quyền của Tòa án Quốc tế

Tòa án Quốc tế có thẩm quyền tài phán đối với các thể nhân theo quy định của Quy chế này.

Điều 7. Trách nhiệm hình sự cá nhân

1. Người nào trực tiếp thực hiện; lập kế hoạch, xúi giục, ra lệnh cho người khác thực hiện; hoặc tiếp tay, khuyến khích người khác lập kế hoạch, chuẩn bị hoặc thực hiện một trong những hành vi được quy định tại các Điều 2, 3, 4, 5 của Quy chế này sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi đó;

2. Tư cách nhân viên công quyền của bị cáo, cho dù là người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ hay quan chức cao cấp, sẽ không thể là lý do để miễn trừ trách nhiệm hình sự hoặc giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

3. Trong trường hợp hành vi quy định tại các Điều 2, 3, 4, 5 Quy chế này là do một nhân viên cấp dưới thực hiện thì cấp trên của người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người cấp trên này biết hoặc phải biết rằng nhân viên cấp dưới chuẩn bị hoặc đã thực hiện hành vi vi phạm nhưng không áp dụng những biện pháp phù hợp và cần thiết để ngăn chặn hành vi hoặc trừng phạt thủ phạm 4. Người thực hiện hành vi vi phạm theo lệnh của Chính phủ hay của cấp trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, song có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt nếu Tòa án Quốc tế cho rằng việc giảm nhẹ hình phạt là phù hợp với pháp luật.

Điều 8. Thẩm quyền tài phán theo lãnh thổ và theo thời gian

Tòa án Quốc tế có thẩm quyền tài phán đối với những hành vi thực hiện trên lãnh thổ của Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư cũ, bao gồm lãnh thổ đất liền, không phận và hải phận. Tòa án Quốc tế sẽ có thẩm quyền tài phán đối với những hành vi thực hiện kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1991   .

Điều 9. Quan hệ về thẩm quyền giữa Tòa án Quốc tế với các Tòa án Quốc gia

1.Tòa án Quốc tế và các Tòa án Quốc gia cùng có thẩm quyền xét xử những cá nhân bị truy tố về những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế xảy ra trên lãnh thổ của Nam Tư cũ từ ngày 1 tháng 1 năm 1991.

2.Tòa án Quốc tế có thẩm quyền ưu tiên hơn so với các Tòa án Quốc gia.

Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, Tòa án Quốc tế đều có thể yêu cầu các Tòa án Quốc gia chuyển vụ việc cho Tòa án Quốc tế xét xử, trên cơ sở phù hợp với quy định tại Quy chế này và với Các Nguyên tắc Tố tụng và Chứng cứ của Tòa án Quốc tế.

Điều 10 Nguyên tắc không bị xét xử hai lần về cùng một tội

1. Người nào đã bị Tòa án Quốc tế xét xử về những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế theo quy định tại Quy chế này, thì không thể bị xét xử trước một Tòa án Quốc gia về cùng những hành vi đó.

2. Người nào đã bị một Tòa án Quốc gia xét xử về những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế, thì chỉ có thể bị xét xử lại bởi Tòa án Quốc tế trong những trường hợp sau đây:

a) Hành vi của người đó chỉ được Tòa án Quốc gia xác định là một tội phạm thông thường theo thông luật; hoặc:

b) Việc xét xử của Tòa án Quốc gia là không vô tư hoặc không độc lập, việc truy tố chỉ nhằm tránh để bị cáo khỏi phải chịu trách nhiệm tội phạm quốc tế hoặc công tác truy tố đã không được thực hiện tích cực.

3. Khi xem xét hình phạt đối với một cá nhân bị kết tội theo Quy chế này, Tòa án Quốc tế có thể tham khảo hình phạt cho cùng hành vi mà trước đó Tòa án Quốc gia đã áp dụng đối với cá nhân đó.

Điều 11 Cơ cấu tổ chức của Tòa án Quốc tế

Tòa án Quốc tế sẽ bao gồm các cơ quan sau đây:

a) Các Tòa, bao gồm hai Tòa sơ thẩm và một Tòa phúc thẩm,

b) Công tố viên, và

c) Phòng lục sự, giúp việc đồng thời cho các Tòa và Công tố viên.

Điều 12. Thành phần của các Tòa (đã được sửa đổi theo Nghị quyết số 1411 ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Hội đồng Bảo an)

1. Các Tòa gồm 16 thẩm phán độc lập thường trực, mang quốc tịch khác nhau, và vào cùng một thời điểm sẽ có tối đa 9 thẩm phán theo vụ việc mang quốc tịch khác nhau, được bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế này.

2. Mỗi Tòa sơ thẩm bao gồm ba thẩm phán thường trực và tối đa sáu thẩm phán theo vụ việc vào cùng một thời điểm. Mỗi Tòa sơ thẩm với số thẩm phán theo vụ việc được chỉ định lại có thể được chia thành các ban, mỗi ban bao gồm ba thẩm phán, trong đó có cả thẩm phán thường trực lẫn thẩm phán theo vụ việc. Mỗi ban trong Tòa sơ thẩm cũng có các quyền và trách nhiệm như một Tòa sơ thẩm theo quy định tại Quy chế này và sẽ ra quyết định xét xử theo những nguyên tắc tương tự như Tòa sơ thẩm.

3. Bảy thẩm phán thường trực sẽ là thành viên Tòa phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm bao gồm 5 thẩm phán của Tòa phúc thẩm.

4. Một người khi trở thành thành viên của các Tòa trong Tòa án Quốc tế nếu mang quốc tịch của nhiều nước thì sẽ được coi là công dân của nước nơi người ấy vẫn thường thực hiện các quyền dân sự và chính trị của mình.

Điều 13. Điều kiện và thủ tục bầu thẩm phán

1. Thẩm phán phải là những người có phẩm chất đạo đức tết, công minh và vô tư, đồng thời hội đủ những tiêu chuẩn mà tại quốc gia của họ đòi hỏi phải có khi muốn được bầu vào các cơ quan tư pháp cao nhất. Cơ cấu chung của các Tòa phải đảm bảo bao gồm những thẩm phán giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật hình sự và pháp luật quốc tế, đặc biệt là Luật Nhân đạo Quốc tế và luật quốc tế về quyền con người.

2. Thẩm phán của Tòa án Quốc tế do Đại hội đồng bầu ra, trên cơ sở danh sách ứng cử viên do Hội đồng Bảo an đệ trình, theo cách thức sau đây:

a) Tổng Thư ký yêu cầu các Quốc gia thành viên Liên hợp quốc và các Quốc gia có phái đoàn quan sát viên thường trực tại Liên hợp quốc giới thiệu ứng cử viên,

b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có yêu cầu của Tổng Thư ký, mỗi Quốc gia có thể giới thiệu nhiều nhất hai ứng cử viên đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 trên đây, với điều kiện không được mang cùng quốc tịch;

c) Tổng Thư ký chuyển danh sách những người được giới thiệu cho Hội đồng Bảo an. Dựa vào danh sách này, Hội đồng Bảo an lựa chọn ít nhất là 22 người và nhiều nhất là 33 người vào danh sách ứng cử viên chính thức, trên cơ sở đảm bảo sự đại diện thỏa đáng của các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới tại Tòa án Quốc tế;

d) Chủ tịch Hội đồng Bảo an đệ trình danh sách ứng cử viên chính thức cho Chủ tịch Đại hội đồng. Từ danh sách đó, Đại hội đồng sẽ bầu ra 1 1 thẩm phán của Tòa án Quốc tế. ứng cử viên nào nhận được da số tuyệt đối phiếu bầu của các Quốc gia thành viên Liên hợp quốc và của các quốc gia không phải thành viên nhưng có phái đoàn quan sát viên thường trực tại Liên hợp quốc, sẽ được tuyên bố đắc cử Nếu hai ứng viên có cùng quốc tịch giành được đa số phiếu yêu cầu thì người được số phiếu bầu nhiều hơn sẽ được coi là đắc cử.

3. Trong trường hợp có một vị trí trống tại các Tòa, thì sau khi tham khảo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Bảo an và của Đại hội đồng, Tổng Thư ký sẽ bổ nhiệm một người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 trên đây. Người được bổ nhiệm sẽ tiếp tục làm hết nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm.' 4. Nhiệm kỳ của các thẩm phán là bốn năm. Điều kiện làm việc của thẩm phán tương tự như điều kiện làm việc của các thẩm phán Tòa án Công lý Quốc tế. Họ cũng có thể được bầu lại.

Điều 14. Thành lập các Tòa

1. Các thẩm phán của Tòa án Quốc tế sẽ bầu ra một Chánh án.

2. Chánh án của Tòa án Quốc tế phải là một thành viên, đồng thời là Chánh Tòa phúc thẩm.

3. Sau khi tham khảo ý kiến các thẩm phán Tòa án Quốc tế, Chánh án sẽ phân công các thẩm phán vào Tòa phúc thẩm và các Tòa sơ thẩm. Thẩm phán được phân công vào Tòa nào thì sẽ chỉ được làm việc trong Tòa đó.

4. Các thẩm phán của mỗi Tòa sơ thẩm bầu ra một Chánh tòa, là người sẽ điều hành tất cả các hoạt động của Tòa sơ thắm.

Điều 15. Các quy tắc tố tụng và chứng cứ

Các thẩm phán của Tòa án Quốc tế sẽ cùng thông qua một quy chế trong đó quy định rõ về việc tiến hành các thủ tục trước khi mở phiên tòa, việc mở phiên tòa, thủ tục kháng cáo, kháng nghị, tiêu chuẩn tiếp nhận chứng cứ, cơ chế bảo vệ nạn nhân và người làm chứng và các vấn đề cần thiết khác.

Điều 16. Công tố viên

1. Công tố viên có trách nhiệm điều tra và khởi tố đối với những người chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo 'Quốc tế xảy ra trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ ngày 1 tháng 1 năm 1991.

2. Công tố viên là một bộ phận riêng biệt nằm trong cơ cấu của Tòa án Quốc tế. Công tố viên hoàn toàn độc lập, không xin hoặc nhận chỉ thị từ bất cứ Chính phủ hoặc từ bất cứ nguồn nào khác.

3. Văn phòng Công tố viên gồm một Công tố viên và các nhân viên giúp việc có năng lực cần thiết.

4. Công tố viên do Hội đồng Bảo an bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Thư ký. Công tố viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và nhiều kinh nghiệm về điều tra hình sự và truy tố tội phạm. Công tố viên có nhiệm kỳ bốn năm và có thể được tái bổ nhiệm. Nhiệm kỳ và điều kiện làm việc của Công tố viên tương tự như điều kiện làm việc của Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

5. Bộ máy giúp việc của Văn phòng Công tố viên do Tổng Thư ký bổ nhiệm theo đề nghị của Công tố viên.

Điều 17. Phòng lục sự

1. Phòng lục sự chịu trách nhiệm về các công việc hành chính và sự vụ của Tòa án Quốc tế.

2. Phòng lục sự gồm một Lục sự và các nhân viên cần thiết khác.

3. Lục sự do Tổng Thư ký bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Chánh án Tòa án Quốc tế. Lục sự có nhiệm kỳ bốn năm và có thể được tái bổ nhiệm. Điều kiện làm việc của Lục sự tương tự như của một trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc. 4. Đội ngũ nhân sự của Phòng lục sự do Tổng Thư ký bổ nhiệm theo đề nghị của Lục sự.

Điều 18. Công việc diều tra và chuẩn bị bản cáo trạng

1. Công tố viên có thể chủ động mặc nhiên ra quyết định điều tra hoặc ra quyết định điều tra trên cơ sở thông tin nhận được từ bất cứ nguồn nào, đặc biệt từ các Chính phủ, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ. Công tố viên đánh giá, phân tích các thông tin do mình tự thu thập hoặc được cung cấp và trên cơ sở đó ra hoặc không ra quyết định khởi tố bị can.

2. Công tố viên có quyền thẩm vấn bị can, nạn nhân và người làm chứng, thu thập chứng cứ và tiến hành các cuộc điều tra tại chỗ. Để tiến hành các nhiệm vụ này, nếu phù hợp, Công tố viên có thể yêu cầu sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có liên quan.

3. Mọi bị can khi bị hỏi cung đều có quyền được sự giúp đỡ của luật sư do mình tự chọn; nếu không có điều kiện để trả thù lao luật sư thì có quyền hưởng trợ giúp pháp lý; nếu cần thiết, bị can có quyền có phiên dịch.

4. Trên cơ sở những suy đoán của mình, nếu thấy có căn cứ thì Công tố viên lập bản cáo trạng, trong đó trình bày rõ tình tiết sự việc, bị can bị truy tố vì hành vi hoặc những hành vi nào trong số những hành vi quy định tại Quy chế này. Bản cáo trạng sẽ được chuyển cho một thẩm phán của Tòa sơ thẩm.

Điều 19. Thẩm tra lại bản cáo trạng

1. Thẩm phán Tòa sơ thẩm đã nhận bản cáo trạng phải thẩm tra tại. Nếu đồng ý với nhận định của Công tố viên và thấy có căn cứ truy tố thì thẩm phán đó sẽ thụ lý. Nếu không đồng ý thì thẩm phán bác bỏ bản cáo trạng.

2. Trong trường hợp thụ lý bản cáo trạng thì thẩm phán có thể, theo yêu cầu của Công tố viên, ra lệnh bắt giữ, truy nã, tạm giam, dẫn giải, chuyển giao người phạm tội và bất cứ quyết định nào khác cần thiết cho việc xét xử.

Điều 20. Mở phiên tòa và tiến hành các thủ tục xét xử

1. Tòa sơ thẩm phải đảm bảo xét xử công bằng và nhanh chóng, tôn trọng đầy đủ các quy tắc tố tụng và chứng cứ cũng như quyền của bị cáo, đồng thời đảm bảo tết công tác bảo vệ nạn nhân và người làm chứng.

2. Nếu một bản cáo trạng được thụ lý thì bị can, theo lệnh bắt giữ của Tòa án Quốc tế, phải bị bắt giam, được thông báo ngay về những cáo buộc và bị giao cho Tòa án Quốc tế.

3. Tòa sơ thẩm cho đọc bản cáo trạng, đảm bảo để các quyền của bị cáo được tôn trọng, đảm bảo để bị cáo hiểu rõ bản cáo trạng và hướng dẫn bị cáo biết để bào chữa. Tòa sơ thẩm sau đó sẽ định ngày mở phiên tòa.

4. Phiên tòa được tiến hành công khai, trừ khi Tòa sơ thẩm quyết định xử kín theo những quy tắc tố tụng và chứng cứ của mình

Điều 21. Quyền của bị cáo

1. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước Tòa án Quốc tế.

2. Khi có quyết định buộc tội, bị cáo có quyền được bào chữa một cách bình đẳng và công khai, trên cơ sở không trái với quy định tại Điều 22 của Quy chế.

3. Bị cáo sẽ được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh là đã phạm tội theo quy định của Quy chế này.

4. Khi bị buộc tội theo Quy chế này, bị cáo có quyền có được những bảo đảm tối thiểu sau đây, trong điều kiện bình đẳng đầy đủ:

a) Được thông báo nhanh chóng và chi tiết bằng ngôn ngữ bị cáo hiểu được về tính chất và căn cứ của sự buộc tội chống lại mình;

bị Có thời gian thỏa đáng và các điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên lạc với luật sư do mình tự chọn;

c) Được xét xử không bị trì hoãn vô cớ;

d) Được tham gia phiên tòa, được tự bào chữa hoặc được luật sư do chính mình lựa chọn bào chữa; nếu bị cáo không mời luật sư thì phải được thông báo về quyền được có luật sư; nếu không có điều kiện trả thù lao cho luật sư thì được nhận trợ giúp pháp lý trong bất kỳ trường hợp nào khi điều đó là cần thiết cho việc đảm bảo công lý;

e) Được đặt câu hỏi hoặc yêu cầu đặt câu hỏi cho các nhân chứng chống lại mình, yêu cầu triệu tập và đặt câu hỏi cho các nhân chứng bảo vệ mình với các điều kiện tương tự như đối với các nhân chứng chống lại mình;

f) Có sự giúp đỡ miễn phí của một phiên dịch viên nếu bị cáo không hiểu hoặc nói được ngôn ngữ được sử dụng tại Tòa án Quốc tế,

g) Không bị buộc phải nhận tội chống lại chính mình hoặc thú nhận phạm tội

Điều 22. Bảo vệ nạn nhân và người làm chứng

Tòa án Quốc tế sẽ quy định trong quy chế về tố tụng và chứng cứ của mình những biện pháp cụ thể để bảo vệ các nạn nhân và người làm chứng. Những biện pháp bảo vệ đó chủ yếu bao gồm việc tiến hành xét xử kín và giữ bí mật về danh tính của nạn nhân.

Điều 23. Bản án

1. Tòa sơ thẩm ra bản án tuyên bố các hình phạt và chế tài khác đối với các cá nhân bị kết tội vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế.

2. Bản án phải được đa số các thẩm phán của Tòa sơ thẩm thông qua và phải được tuyên công khai. Bản án phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ ra bản án. Những ý kiến cá nhân hoặc bất đồng với phán quyết cũng được ghi nhận vào bản án.

Điều 24. Các hình phạt

1. Hình phạt do Tòa sơ thẩm tuyên chỉ có thể là hình phạt tù. Khi quyết định thời hạn phạt tù, Tòa sơ thẩm có thể tham khảo khung hình phạt tù chung vẫn được các Tòa án của Nam Tư cũ áp dụng.

2. Khi quyết định các hình phạt, Tòa sơ thẩm phải căn cứ vào những yếu tố như mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm cũng như nhân thân của người phạm tội.

3. Ngoài hình phạt tù, Tòa sơ thẩm có thể ra lệnh buộc người phạm tội phải trả lại mọi tài sản và tiền đã bị chiếm đoạt một cách bất hợp pháp cho chủ sở hữu hợp pháp của tiền và tài sản đó.

Điều 25. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị

1. Người bị Tòa sơ thẩm kết án có quyền kháng cáo, Công tố viên có quyền kháng nghị bản án của Tòa sơ thẩm lên Tòa phúc thẩm khi có những căn cứ sau đây:

a) Có sai sót về áp dụng pháp luật khi ra Bản án sơ thẩm; hoặc

b) Có sai sót về tình tiết sự việc, gây ra xét xử oan sai.

2. Tòa phúc thẩm có thể giữ nguyên, huỷ hoặc xét lại bản án sơ thẩm theo thủ tục tái thẩm.

Điều 26. Xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm

Nếu phát hiện tình tiết mới chưa từng được biết tới vào thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong khi tình tiết đó lại có ý nghĩa quyết định thì người bị kết án hoặc Công tố viên có quyền yêu cầu Tòa phúc thẩm xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm.

Điều 27. Thi hành án

Hình phạt tù sẽ được thực hiện ở một nước được Tòa án Quốc tế chọn ra từ danh sách các nước bày tỏ trước Hội đồng Bảo an sẵn lòng tiếp nhận những người bị kết án. Việc thi hành hành phạt tù phải theo đúng quy định pháp luật của nước liên quan, và chịu sự giám sát của Tòa án Quốc tế.

Điều 28. Đặc xá hoặc giảm hình phạt

Trong trường hợp người đang thi hành hình phạt tù thuộc đối tượng được đặc xá hoặc giảm nhẹ hình phạt theo quy định pháp luật của quốc gia nơi thi hành án thì quốc gia này phải thông báo cho Tòa án Quốc tế biết. Chánh án của Tòa án Quốc tế, sau khi tham khảo ý kiến các thẩm phán, sẽ quyết định vấn đề này trên cơ sở đảm bảo công lý và những nguyên tắc chung của pháp luật.

Điều 29. Hợp tác và tương trợ tư pháp

1. Các Quốc gia sẽ hợp tác với Tòa án Quốc tế trong quá trình điều tra và xét xử mọi cá nhân bị truy tố về những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế.

2. Các Quốc gia sẽ đáp ứng không trì hoãn vô cớ bất cứ đề nghị giúp đỡ nào hoặc một lệnh do Tòa sơ thẩm đưa ra, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong những điều sau đây:

a) Xác định nhân thân và tìm kiếm các cá nhân bị truy tố;

b) Thu thập lời khai nhân chứng và chứng cứ;

c) Cung cấp tài liệu;

d) Bắt giữ hoặc tạm giam các cá nhân bị truy tố;

e) Bàn giao hoặc di lý bị can cho Tòa án Quốc tế.

Điều 30. Điều lệ, các đặc quyền và các ưu đãi miễn trừ của Tòa án Quốc tế

1. Công ước về các Đặc quyền và ưu đãi miễn trừ của Liên hợp quốc ngày 13  tháng 2 năm 1946  sẽ được áp dụng cho Tòa án Quốc tế, các Thẩm phán, Công tố viên, Lục sự và nhân viên Tòa án Quốc tế.

2. Các Thẩm phán, Công tố viên và Lục sự sẽ được hưởng các đặc quyền, các ưu đãi miễn trừ và các điều kiện thuận lợi dành cho các phái viên ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế.

3. Nhân viên của Công tố viên và Lục sự sẽ được hưởng các đặc quyền và ưu đãi miễn trừ dành cho các quan chức của Liên hợp quốc theo Điều V và VII của Công ước được nêu tại khoản 1 của Điều này.

4. Những người khác, bao gồm cả người bị truy tố, nếu được yêu cầu ra trước Tòa án Quốc tế thì sẽ được đối xử theo cách cần thiết để Tòa án Quốc tế hoạt động thuận lợi.

Điều 31. Trụ sở của Tòa án Quốc tế

Tòa án Quốc tế sẽ có trụ sở tại La hay.

Điều 32. Kinh phí của Tòa án Quốc tế

Các chi tiêu của Tòa án Quốc tế sẽ được tính vào ngân sách thường niên của Liên hợp quốc theo Điều 17 của Hiến chương Liên hợp quốc.

Điều 33. Ngôn ngữ làm việc

Các ngôn ngữ làm việc của Tòa án Quốc tế sẽ là tiếng Anh và tiếng Pháp.

Điều 34. Báo cáo hàng năm

Chánh án Tòa án Quốc tế nộp báo cáo hàng năm của Tòa án Quốc tế lên Hội đồng Bảo an và lên Đại hội đồng.

 

 

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera