- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
QUY CHẾ CỦA TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ PHỤ TRÁCH NHỮNG NGƯỜI BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI DIỆT CHỦNG VÀ CÁC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ THỰC HIỆN TRÊN LÃNH THỔ RUANĐA VÀ NHỮNG CÔNG DÂN RUANĐA BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI DIỆT CHỦNG VÀ CÁC HÀNH VI ĐÓ THỰC HIỆN TRÊN
Đăng bởi honeyquyen lúc T7, 08/27/2011 - 17:32
Tên ngắn
QUY CHẾ 2
Ngày thông qua
01/01/1994
Văn bản tiếng Việt
QUY CHẾ CỦA TOÀ ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ PHỤ TRÁCH XÉT XỬ NHỮNG NGƯỜI BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI DIỆT CHỦNG VÀ CÁC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ THỰC HIỆN TRÊN LÃNH THỔ RUANĐA VÀ NHỮNG CÔNG DÂN RUANĐA BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI DIỆT CHỦNG VÀ CÁC HÀNH VI ĐÓ THỰC HIỆN TRÊN LÃNH THỔ CỦA CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG TRONG THỜI GIAN TỪ NGÀY 1/1/1994 ĐẾN 31/12/1994
Hội đồng Bảo an,
Khẳng định lại tất cả các Nghị quyết đã ban hành về tình hình Ruanđa, Sau khi xem xét báo cáo của Tổng Thư ký theo quy định tại đoạn 3 Nghị quyết 935 (1994) ngày 1 tháng Bảy năm 1994 (S/1994/879 và S/1994/906), và lưu ý đến nội dung của Báo cáo đặc biệt về Ruanđa do ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc lập (S/1994/1 157, Phụ lục I và Phụ lục II);
Bày tỏ sự đánh giá cao về công việc của Nhóm chuyên gia được thành lập theo Nghị quyết số 935 (1994), đặc biệt là báo cáo sơ bộ của Nhóm về những vi phạm Luật Nhân đạo Quốc tế ở Ruanđa được chuyển tới trong thư ngày 1 tháng Mười năm 1994 (S/1994/1125) của Tổng Thư ký;
Bày tỏ một lần nữa sự quan tâm sâu sắc đối với các báo cáo cho thấy rằng tội diệt chủng và những hành vi vi phạm Luật Nhân đạo Quốc tế khác diễn ra một cách trắng trợn, rộng khắp và có hệ thống ở Ruanđa,
Xác định rằng tình hình này tiếp tục tạo ra một sự đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế,
Quyết tâm chấm dứt những tội ác như vậy và tiến hành những biện pháp có hiệu quả nhằm xét xử mọi cá nhân đã thực hiện những hành vi vi phạm đó, Tin tưởng rằng trong bối cảnh đặc thù của Ruanđa, việc truy tố các cá nhân thực hiện những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu nói trên và sẽ đóng góp vào tiến trình hòa giải dân tộc, khôi phục và duy trì hòa bình,
Tin tưởng rằng việc thiết lập một Tòa án Quốc tế để truy tố mọi cá nhân phạm tội diệt chủng hoặc thực hiện những hành vi vi phạm Luật Nhân đạo Quốc tế khác sẽ góp phần đảm bảo ngăn chặn và trấn áp có hiệu quả những hành vi đó, Đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác quốc tế nhằm củng cố hệ thống tòa án và tư pháp của Ruanđa, đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết của các tòa án đó trong việc truy tố đa số nghi can.
Cho rằng Nhóm Chuyên gia được thành lập theo Nghị quyết 935 (1994) cần tiếp tục công việc trên cơ sở khẩn trương thu thập các thông tin liên quan đến bằng chứng của những vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế gây ra trên lãnh thổ Ruanđa và cần phải đệ trình bản báo cáo cuối cùng lên Tổng Thư ký trước ngày 30 tháng 11 năm 1994,
Chiểu theo Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc,
1. Quyết định sau đây, sau khi đã nhận được yêu cầu của Chính phủ Ruanđa (S/1994/1 1 15), nhằm thiết lập một Tòa án Quốc tế với mục tiêu duy nhất là truy tố mọi cá nhân phạm tội diệt chủng hoặc thực hiện những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo Quốc tế trên lãnh thổ Ruanđa và mọi công dân Ruanđa phạm tội diệt chủng hoặc thực hiện những hành vi vi phạm như vậy trên lãnh thổ của các quốc gia láng giềng, trong thời gian từ ngày mồng Một tháng Giêng năm 1994 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994, và vì mục đích đó, thông qua Quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế về Ruanđa kèm sau đây;
2. Quyết định rằng tất cả các Quốc gia sẽ hợp tác đầy đủ với Tòa án Quốc tế và các cơ quan của Tòa án theo Nghị quyết này và Quy chế của Tòa án Quốc tế và bởi vậy tất cả các Quốc gia sẽ tiến hành bất cứ biện pháp nào cần thiết phù hợp với luật pháp nước mình nhằm thực hiện các điều khoản của Nghị quyết này và Quy chế, kể cả bổn phận của các Quốc gia trong việc tuân thủ các đề nghị giúp đỡ hoặc các mệnh lệnh ban hành bởi một Tòa theo Điều 28 của Quy chế, và đề nghị các Quốc gia thông báo cho Tổng Thư ký biết những biện pháp như vậy;
3. Xét rằng Chính phủ Ruanđa cần được thông báo trước việc đưa ra các quyết định theo Điều 26 và 27 của bản Quy chế,
4. Khẩn thiết kêu gọi các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ đóng góp kinh phí, thiết bị và dịch vụ cho Tòa án Quốc tế, kể cả việc cung cấp đội ngũ chuyên gia;
5. Đề nghị Tổng Thư ký thực thi Nghị quyết này khẩn trương và đặc biệt là những bố trí thiết thực để Tòa án Quốc tế hoạt động có hiệu quả, kể cả những khuyến nghị đối với Hội đồng Bảo an cũng như những địa điểm có thể để Tòa án Quốc tế có thể đóng trụ sở với thời gian sớm nhất và báo cáo thường kỳ lên Hội đồng Bảo an;
6. Quyết định rằng nơi đặt trụ sở của Tòa án Quốc tế sẽ do Hội đồng Bảo an quyết định có cân nhắc về công lý và công bằng cũng như tính hiệu quả về mặt hành chính, kể cả việc tiếp cận các nhân chứng, và tính kinh tế, và tùy thuộc vào việc quyết định những sự bố trí thỏa dáng giữa Liên hợp quốc và Quốc gia mà Tòa án Quốc tế đóng trụ sở, có thể được Hội đồng Bảo an chấp thuận, sau khi đã tính tới thực tế rằng Tòa án Quốc tế có thể làm việc ngoài trụ sở khi thấy cần thiết để hoạt động hiệu quả; và quyết định rằng một văn phòng sẽ được thiết lập và các thủ tục sẽ được thực hiện tại Ruanđa khi có thể và thích hợp, tùy theo việc quyết định những bố trí thỏa đáng tương tự;
7. Quyết định xem xét tăng số lượng thẩm phán và số vụ xét xử của Tòa án Quốc tế nếu Điều này trở nên cần thiết;
8. Quyết định thường xuyên theo dõi chặt chẽ vấn đề.