Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

Tin tức

Liberia: LHQ lên tiếng phản đối dự thảo luật kết tội các hành vi đồng tính

3/8/2012 - Văn phòng Nhân quyền LHQ lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc các nhà lập pháp Liberia đang cân nhắc bản thảo luật mà nếu được thông qua sẽ khiến các hành vi đồng tính trở thành bất hợp pháp, và cho rằng luật này sẽ có những tác động tiêu cực đến các cộng đồng nhạy cảm trong nước.

Luật này, đã được Thượng viện Liberia thông qua nhưng vẫn đang được Hạ viện cân nhắc, sẽ khiến các hành vi đồng tính trở thành một tội thứ cấp mà người phạm tội có thể bị phạt và nhận án tù đến 5 năm.  

Myanmar: LHQ lo ngại về tình trạng xâm hại nhân quyền tại vùng Rakhine

27/7/2012 – Một quan chức cấp cao của LHQ đã bày tỏ lo ngại về các báo cáo về tình trạng các lực lượng an ninh tại Rakhine, Myanmar xâm hại nhân quyền, sau các cuộc đụng độ giữa cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo được cho là làm thiệt mạng 78 người và khiến hàng ngàn người phải rời bỏ nơi ở tháng trước.

“Chúng tôi đã nhân được một chuỗi những báo cáo từ các nguồn độc lập cáo buộc rằng các lực lượng an ninh đã có những hành vi đáp trả mang tính phân biệt đối xử và chuyên quyền, thậm chí còn châm ngòi và tham gia vào các vụ đụng,” Cao ủy LHQ về Nhân quyền, Navi Pillay, phát biểu trong một thông cáo báo chí.

Kiribati cần khẩn trương giải quyết vấn đề về quyền có nước sạch và vệ sinh – chuyên gia LHQ

25/7/2012 – Chuyên gia độc lập của LHQ đã kêu gọi chính phủ Kiribati khẩn trương giải quyết vấn đề về quyền nước sạch và vệ sinh, đồng thời có thể giúp giải quyết tỉ lệ tử vong trẻ em tại quốc đảo Thái Bình Dương này.

“Tôi đã bị sốc bởi tỉ lệ tử vong của trẻ em tại Kiribati, tỉ lệ cao nhất khắp Thái Bình Dương,” Báo cáo viên Đặc biệt về quyền nước sạch và vệ sinh, Catarina de Albuquerque – bà hiện đang có chuyến thăm chính thức quốc gia này.

Chuyên gia LHQ kêu gọi chấm dứt các vụ hành quyết thiếu minh bạch tại Iraq

27/7/2012 – Chuyên gia nhân quyền độc lập của LHQ lên tiếng cảnh báo trong báo cáo rằng chính quyền Iraq vẫn giữ nguyên án tử hình cho 196 tù nhân – chỉ trong một tỉnh – và kêu gọi Chính phủ chấm dứt  các vụ hành xử bí mật này.

“Đây là một tình trạng thực sự đáng lo ngại khi mà có đến 196 cá nhân có thể đối mặt với mối nguy bị xử hình, khi mà những trường hợp này không được công chúng biết đến,” Báo cáo viên đặc biệt về xử hình, Christof Heyns. “Tình trạng này mới chỉ trong một tỉnh của cả nước.”

Vấn đề xét xử công bằng và theo đúng quy trình trong bối cảnh chống khủng bố

(19/7/2012) Làm sao để chính quyền có thể khởi tố và trừng phạt những kẻ mang trách nhiệm cho các tội danh liên quan đến khủng bố một cách có hiệu quả, đồng thời đảm bảo quyền xét xử công bằng cho tất cả nghi phạm khủng bố?

Đó là câu hỏi làm trung tâm tại một hội nghị khu vực châu Âu tại Brussels vào 5 và 6/7/2012.

“Những biện pháp xâm phạm nhân quyền mang có thể mâu thuẫn với chính những mục tiêu mà các quốc gia hướng tới trong việc chống khủng bố, và còn có thể làm nghiêm trọng thêm tính cực đoan có thể dẫn đến bạo lực cực đoan," trợ lý Tổng thư ký LHQ, Ivan Šimonović, khai mạc hội nghị.

Chuyên gia Liên Hợp Quốc kêu gọi Pakistan, Afghanistan đảm bảo công lý trong vụ sát hại phụ nữ vừa qua

18/7/2012 – Chuyên gia độc lập của LHQ về nhân quyền đã lên tiếng phản đối vụ giết hại phụ nữ vừa qua tại Pakistan và Afghanistan, kêu gọi hai nước đưa thủ phạm ra trước công lý.

“Việc các quốc gia không thể đảm bảo quyền sống cho phụ nữ trong môi trường không có bạo lực đã cho phép các hành vi bạo lực diễn ra liên tiếp, có thể dẫn đến tử vong,” bà Rashida Manjoo, chuyên gia của Ủy ban Nhân quyền LHQ về điều tra và báo cáo bạo lực phụ nữ, các nguyên nhân và hậu quả, phát biểu.

Hướng tới tăng số lượng lãnh đạo nữ

(13/7/2012) Mặc dù phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, họ chỉ đóng góp 20% trong số các nhà lập pháp.

“Dân chủ không chỉ là về quyền được bầu cử, mà còn về quyền được bầu cử,” bà Michelle Bachelet, chủ tịch UN Women, phát biểu trong lễ kỉ niệm thứ 30 của Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt với Phụ Nữ vào ngày 9/7 tại New York. 

“Bachelet tranh luận rằng có nhiều phụ nữ hơn trong Quốc Hội không chỉ là vấn đề về sự công bằng. Đó còn là vấn đề về nâng cao tính dân chủ của các cơ quan đại biểu.
 
"Khi có nhiều phụ nữ hơn trong số các nhà lập pháp, nhiều vấn đề khác nhau sẽ được đề cập trước công chúng nhằm đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng đa dạng của xã hội, bao gồm nguyện vọng của chính phụ nữ," bà nói.

Ưu tiên tăng cường bảo vệ phụ nữ khuyết tật

(11/7/2012) Mona Rishmawi, chủ tịch Ban Nguyên tắc Pháp luật, Công bằng, và không Phân biệt thuộc Văn phòng Nhân quyền LHQ tại Geneva phát biểu tại một sự kiện phụ cùng phiên họp thứ 20 của Hội đồng Nhân quyền: “Tăng cường bảo vệ phụ nữ khuyết tật khỏi bạo lực tiếp tục là một ưu tiên." Các khảo sát ý kiến và nghiên cứu cho thấy phụ nữ khuyết tật hứng chịu nhiều bạo lực từ nhiều thủ phạm khác nhau trong nhiều trường hợp, và phần lớn tình trạng này vẫn chưa được phát hiện.

Mục tiêu Thiên nhiên kỷ của LHQ: một vài mục tiêu đã đạt được, nhưng còn nhiều vấn đề cần giải quyết

GENEVA (10/7/2012) – Hôm nay, một nhóm các chuyên gia độc lập của LHQ về đói nghèo, nước sạch và vệ sinh, giáo dục, dinh dưỡng, đoàn kết quốc tế và nợ nước ngoài cảnh báo rằng không nên tự mãn khi chỉ còn 3 năm cho đến hạn chót cho các Mục tiêu Thiên nhiên kỷ (MDGs) vào năm 2015, và thúc giục các nước thành viên tăng cường các nỗ lực tiến tới mục tiêu cuối cùng là hiểu rõ và thực thi nhân quyền cho tất cả mọi người.

Bảo vệ các nhà báo

(6/7/2012) Báo cáo viên LHQ về các hình thức kết án và hành hình Christof Heyns nói rằng: Các nhà báo viết về các sự kiện có khả năng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng triệu người. Việc này có thể gây rủi ro cho cuộc sống của chính họ bởi các mối đe dọa kiểm duyệt báo chí, bắt cóc, bạo hành, kể cả ám sát. 

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera