- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Tin tức
Hội thảo quốc tế “Hình phạt tù chung thân tại Châu Á: Pháp luật và thực tiễn”
Ngày 05/10/2021, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp cùng với Trung tâm Luật châu Á, Trường Luật ĐH Melbourne, Trường Luật, Đại học Nottingham, Vương quốc Anh, và Tổ chức quốc tế các nhà nghiên cứu và giáo dục (IOER) tổ chức Hội thảo quốc tế “Hình phạt tù chung thân tại Châu Á: Pháp luật và thực tiễn”. Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Thông tin chi tiết về Hội thảo vui lòng xem tại đây.
Hội thảo Quốc tế Phòng chống lao động trẻ em ở Đông Nam Á
Trong hai ngày 3 – 4/6/2021, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp cùng phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế tại Hà Nội (ILO Hà Nội), Chương trình thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục về nhân quyền và hòa bình tại ASEAN/Đông Nam Á (SHAPE-SEA) và Mạng lưới nghiên cứu nhân quyền Đông Nam Á (SEARHN) tổ chức Hội thảo quốc tế trực tuyến “Phòng chống lao động trẻ em ở Đông Nam Á”.
Thông tin chi tiết về Hội thảo vui lòng xem tại đây.
Hội thảo quốc tế trực tuyến “Phòng chống tra tấn ở châu Á: Pháp luật và thực tiễn”
Trong hai ngày 18-19/5/2021, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp cùng phối hợp với Trung tâm Luật châu Á thuộc Trường Luật, Đại học Melbourne (Úc), Mạng lưới chống hình phạt tử hình ở châu Á và Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế trực tuyến “Phòng chống tra tấn ở châu Á: Pháp luật và thực tiễn”. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ chương trình thạc sĩ Pháp luật về quyền con người, được tài trợ bởi Đại sứ quán Úc tại Việt Nam thông qua chương trình Aus4Skills.
Thông tin chi tiết về Hội thảo vui lòng xem tại đây.
Tọa đàm: Nam giới, Nam tính và Bình đẳng giới nhìn từ quan điểm của nam giới Việt Nam hiện nay
Ngày 09/10/2020, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người - quyền công dân thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến về chủ đề: Nam giới, Nam tính và Bình đẳng giới nhìn từ quan điểm của nam giới Việt Nam hiện nay.
Tọa đàm được điều hành bởi PGS.TS. Chu Hồng Thanh; diễn giả TS. Khuất Thu Hồng (Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển xã hội - ISDS); cùng sự tham gia của các giảng viên, học viên, sinh viên và những đại biểu khác. Đây là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình thạc sĩ Pháp luật về quyền con người của Khoa Luật, ĐHQGHN.
Được sự chấp thuận của diễn giả, chúng tôi đăng tải bản ghi của buổi tọa đàm. Kính mời quý vị có quan tâm tham khảo tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
Lễ cấp học bổng tháng 11, 2019
Được sự chấp thuận của Đại Học Quốc Gia Hà Nội và sự hỗ trợ tài chính và chuyên môn của Chính phủ Ốt-xtrây-li-a, Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển Nguồn nhân lực đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cho các hoạt động đào tạo sau đại học chuyên ngành Pháp luật về Quyền con người trong giai đoạn 2017-2020.
Ngày 11/11/2019, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Lễ trao học bổng NCS và học viên Chương trình Thạc sĩ Pháp luật về Quyền con người khóa 2019 – 2021. Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ vô cùng quý giá từ Đại sứ quán Úc tại Hà Nội, chương trình Aus4Skills! Đồng thời, xin chúc mừng toàn thể các học viên đã được cấp học bổng! Chúc các bạn học viên đều dành trọn tâm huyết để hoàn thành nhiệm vụ, đáp lại sự tin tưởng của Khoa Luật và các đối tác.
Tuyển sinh thạc sĩ Luật (chuyên ngành Pháp luật về quyền con người) khóa 2019-2021
Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Việt Nam triển khai đào tạo Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Pháp luật về quyền con người kể từ năm 2011.
Những điểm đặc biệt của chương trình (khóa 2019-2021):
- Gần một nửa số học phần có các giáo sư, giảng viên là những chuyên gia nổi tiếng về nhân quyền ở các nước Bắc Âu (Na-uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển) và một số nước khác (Anh, Úc, Thuỵ Sĩ, Thái Lan) tham gia giảng dạy, hướng dẫn (có phiên dịch trên lớp).
- Có học bổng cho 25 học viên/khóa do Chính phủ Úc tài trợ (40 đô la Úc/học viên/tháng).
- Có giáo trình, học liệu cơ bản cung cấp miễn phí cho tất cả học viên. Hệ thống học liệu phong phú với hàng ngàn đầu mục tài liệu chuyên ngành cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt trên thư viện và trang dữ liệu trực tuyến đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên.
- Có nhiều hội thảo, tọa đàm về các vấn đề khác nhau liên quan đến các quyền con người (ít nhất 3 cuộc/năm) cho phép, khuyến khích các học viên tham gia nghiên cứu và thảo luận.
- Chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận đa ngành, thực hiện theo phương pháp giảng dạy hiện đại (đã được kiểm định và được đánh giá đạt chuẩn AUN-QA của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á).
- Thời gian học linh hoạt, phù hợp với học viên đang làm việc.
Tuyển sinh được thực hiện trong 2 đợt:
Đợt 1 thi tuyển vào các ngày 20 và 21/4/2019.
Đợt 2 thi tuyển vào các ngày 14 và 15/9/2019.
Đợt 1 đăng kí dự tuyển trực tuyến: từ 8h00 ngày 20/01/2019 đến 17 h ngày 11/4/2019 tại http://tssdh.vnu.edu.vn/
Các môn thi: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật; Đánh giá năng lực (có đề mẫu); Ngoại ngữ (chọn một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc – được miễn thi nếu có chứng chỉ, bằng tốt nghiệp phù hợp).
Khoa có tổ chức hướng dẫn, ôn tập trước khi thi. Thông tin thêm tại: Thông báo tuyển sinh sau đại học năm 2019
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- PGS.TS Vũ Công Giao, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: giaovnu@gmail.com hoặc điện thoại 0912105803;
- TS Ngô Thị Minh Hương: nmhuongvn@gmail.com hoặc điện thoại 0914864083.
Tuyển sinh thạc sĩ pháp luật về quyền con người (Khóa 6, 2018-2020)
Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Việt Nam triển khai đào tạo Thạc sĩ Pháp luật về quyền con người (ngành Luật học) kể từ năm 2011
Những điểm đặc biệt của chương trình (khóa 2018-2020):
- Gần một nửa số học phần có các giáo sư, giảng viên là những chuyên gia nổi tiếng về nhân quyền ở các nước Bắc Âu (Na-uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển) và một số nước khác (Anh, Úc, Thuỵ Sĩ, Thái Lan) tham gia giảng dạy, hướng dẫn (có phiên dịch trên lớp).
- Có học bổng cho 25 học viên/khóa do Chính phủ Úc tài trợ (40 đô la Úc/học viên/tháng).
- Có giáo trình, học liệu cơ bản cung cấp miễn phí cho tất cả học viên. Hệ thống học liệu phong phú với hàng ngàn đầu mục tài liệu chuyên ngành cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt trên thư viện và trang dữ liệu online đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên.
- Có nhiều hội thảo, seminar về các vấn đề khác nhau của nhân quyền (ít nhất 3 cuộc/năm) cho phép, khuyến khích các học viên tham gia nghiên cứu và thảo luận.
- Chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận đa ngành, thực hiện theo phương pháp giảng dạy hiện đại (đã được kiểm định và được đánh giá đạt chuẩn AUN-QA của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á).
- Thời gian học linh hoạt, phù hợp với học viên đang làm việc.
Tuyển sinh được thực hiện trong 2 đợt:
▪ Đợt 1 thi tuyển vào các ngày 21 và 22/04/2018.
▪ Đợt 2 thi tuyển vào các ngày 15 và 16/09/2018.
Đợt 1 đăng kí dự tuyển trực tuyến trước 17 h ngày 06/04/2018 tại http://tssdh.vnu.edu.vn/
Các môn thi: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật; Đánh giá năng lực (có đề mẫu); Ngoại ngữ (chọn một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc – được miễn thi nếu có chứng chỉ, bằng tốt nghiệp phù hợp).
Khoa có tổ chức hướng dẫn, ôn tập trước khi thi. Thông tin thêm tại: http://law.vnu.edu.vn/article-Thong-bao-tuyen-sinh-sau-dai-…
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Nguyễn Thuỳ Dương, Trợ lý chương trình.
ĐT: 0987607851|Email: tduong_nguyen@ymail.com
Tuyển sinh thạc sĩ pháp luật về quyền con người khóa 5 (2017 - 2019)
TUYỂN SINH THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI (Khoá 5, NĂM HỌC 2017 - 2019)
I. GIỚI THIỆU
Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Việt Nam triển khai đào tạo Thạc sĩ Pháp luật về quyền con người (ngành Luật học) kể từ năm 2011.
Chương trình Thạc Sỹ Pháp Luật về Nhân Quyền có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Nội dung kiến thức cập nhật: Chương trình cung cấp kiến thức toàn diện, chuyên sâu, cập nhật về pháp luật quốc tế và pháp luật về quyền con người ở Việt Nam
- Tiếp cận đa ngành: chuyên ngành luật nhân quyền sử dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người trên các lĩnh vực cụ thể (dân sự, hình sự, hành chính, lao động, kinh tế,…) để đánh giá mức độ điều chỉnh của pháp luật có phù hợp hay chưa.
- Phát triển kỹ năng: Ngoài kiến thức nâng cao, chương trình cũng đào tạo và bồi dưỡng các kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, chính sách. Ngoài ra, phương pháp học tương tác giữa giảng viên và học viên để thúc đẩy các kỹ năng tranh biện trong áp dụng pháp luật và xử lý các vấn đề nhân quyền nảy sinh trong thực tiễn.
- Khả năng ứng dụng rộng: Quyền con người được áp dụng đa diện, đa ngành nên học viên ở nhiều vị trí công việc, nghề nghiệp. Các học viên từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị học thuật, trường đại học, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp... từ trung ương đến địa phương.
- Giảng viên: Giảng viên bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài, đều là những chuyên gia có uy tín hàng đầu trên lĩnh vực nhân quyền.
- Học liệu phong phú: Chương trình có nguồn học liệu phong phú bao gồm hệ thống thư viện sách và thư viện trực tuyến bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Chương trình có thể phát sách học cơ bản, giáo trình, sách chuyên khảo chuyên ngành.
- Thời gian học phù hợp với các học viên đang làm việc: Chương trình được bố trí thời gian học linh hoạt, vào các buổi cuối tuần hoặc buổi tối để phù hợp với các học viên đang làm việc, kể cả các học viên ngoại tỉnh.
Chương trình do Bộ môn Luật Hiến pháp – Hành chính quản lý với các giảng viên nhiều kinh nghiệm, tận tình với việc học tập và nghiên cứu của các học viên, nhằm mục tiêu hỗ trợ học viên đạt chất lượng chuyên môn cao nhất.
II. TUYỂN SINH NĂM 2017
Trong năm 2017, Khoa Luật - ĐHQGHN tiếp tục tuyển sinh 20 Thạc sĩ Luật, chuyên ngành Pháp Luật về Quyền con người. Thông tin về tuyển sinh đợt 2 như sau:
- Thời gian đăng ký: đợt 2 bắt đầu từ 8h00 ngày 10/07/2017 đến 17h00 ngày 11/08/2017
- Thi tuyển: Ngày 09 và 10 tháng 9/2017
2. Các môn thi tuyển:
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật; Đánh giá năng lực; Ngoại ngữ (chọn một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc).
3. Thời gian đào tạo: 2 năm (được phép kéo dài thêm từ 6 tháng đến 1 năm).
4. Hồ sơ đăng kí dự thi: Đăng ký tuyển sinh trực tuyến tại http://tssdh.vnu.edu.vn
5. Thời gian hướng dẫn ôn tập đợt 2 (ngoài giờ hành chính): Theo đăng ký (Dự kiến từ ngày 01/08/2017 đến ngày 31/08/2017. Lịch tổ chức hướng dẫn ôn tập cụ thể sẽ được thông báo trên Webste của Khoa Luật tại địa chỉ: law.vnu.edu.vn.)
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Nguyễn Anh Đức, Trợ lý chương trình:
ĐT: 098.889.1656. Email: nguyenanhducvg@yahoo.com
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP – LUẬT HÀNH CHÍNH
THÔNG QUA TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN ASEAN
“Mọi người dân được thừa hưởng quyền và tự do quy định trong bản Tuyên ngôn nhân quyền này, không phân biệt dựa trên bất cứ điều gì, như sắc tộc, giới, tuổi tác, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị và các quan điểm khác, quốc tịch, xuất xứ xã hội, điều kiện kinh tế, nơi sinh, tình trạng khuyết tật hoặc các điều kiện khác.” [điều 2]
Các Bộ trưởng Lao động và việc làm của ASEM đã thông qua tuyên bố Hà Nội
Ngày 21/11/2012 - Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, trong đó một lần nữa khẳng định lại và nhấn mạnh thêm các cam kết chính trị của các Bộ trưởng về sự cần thiết phải thông qua, thực hiện các chính sách để thúc đẩy và tạo việc làm bền vững, đặc biệt là cho thanh niên và các nhóm yếu thế khác trong quá trình phục hồi kinh tế; thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với ưu tiên, điều kiện của từng nước; tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.