Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

Mục tiêu Thiên nhiên kỷ của LHQ: một vài mục tiêu đã đạt được, nhưng còn nhiều vấn đề cần giải quyết

Phiên bản PDF

GENEVA (10/7/2012) – Hôm nay, một nhóm các chuyên gia độc lập của LHQ về đói nghèo, nước sạch và vệ sinh, giáo dục, dinh dưỡng, đoàn kết quốc tế và nợ nước ngoài cảnh báo rằng không nên tự mãn khi chỉ còn 3 năm cho đến hạn chót cho các Mục tiêu Thiên nhiên kỷ (MDGs) vào năm 2015, và thúc giục các nước thành viên tăng cường các nỗ lực tiến tới mục tiêu cuối cùng là hiểu rõ và thực thi nhân quyền cho tất cả mọi người.

Báo cáo Mục tiêu Thiên nhiên kỷ năm 2012, được xuất bản vào tuần trước, nhấn mạnh những tiến bộ tiến tới các mục tiêu phát triển này. Tuy nhiên, các chuyên gia LHQ cũng chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết khẩn trương, yêu cầu các chính phủ thế giới tăng cường các nỗ lực tiến tới những Mục tiêu Thiên nhiên kỷ đồng thời đảm bảo rằng chương trình nghị sự về phát triển sau 2015 sẽ dựa trên các nghĩa vụ nhân quyền.

Họ nói “Các tiêu chí nhân quyền không chỉ đóng vai trò là một khuôn khổ có giá trị quy phạm, căn cứ các công cuộc tiến tới phát triển trên các giá trị phổ cập , mà còn là một công cụ quan trọng nhằm đảm bảo rằng chúng ta đang phát triển một cách công bằng và bền vững."

Tình trạng đói nghèo cùng cực

Magdalena Sepúlveda, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng đói nghèo cùng cực và nhân quyền nói “Nếu các dự toán sơ bộ trong bản báo cáo được xác nhận, mục tiêu giảm tình trạng đói nghèo cùng cực còn một nửa có thể đạt được trên toàn cầu trước hạn chót 2015. Đó là một tin rất tốt." Bà thêm “Tuy nhiên, quy mô của tình trạng đói nghèo này vẫn khá kinh khủng, với hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng.”

“Ngoài ra, tiến bộ vẫn chưa đều đặn, với một số vùng như Tiểu Sa mạc Sahara tại châu Phi và Nam Á còn thụt lùi phía sau," bà Sepúlveda nhấn mạnh. “Những thành phần chưa được tiếp cận lại là những người 'nghèo nhất trong số nghèo', chịu cảnh nằm ngoài lề xã hội." Theo bà, "các nước thành viên cần ưu tiên các thành phần trong hoàn cảnh này theo nghĩa vụ nhân quyền, và hiểu rằng định nghĩa tình trạng đói nghèo cùng cực không thể chỉ về thu nhập của các thành phần này."

Quyền có nước sạch và vệ sinh


Theo báo cáo, chúng ta đã đạt được mục tiêu về quyền có nguồn nước tốt hơn trong năm 2010; tuy nhiên, "nhiều chênh lệch đáng kể còn tồn tại, những người yếu nhất trên thế giới thì không được lợi gì từ tiến bộ này," Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền có nước uống an toàn và vệ sinh Catarina de Albuquerque nói.

Bà nhấn mạnh “Gần một nửa dân số trong các vùng đang phát triển vẫn thiếu các cơ sở vật chất vệ sinh, khiến việc cải thiện vệ sinh môi trường trở thành một trong số các Mục tiêu Thiên nhiên kỷ lệch tiến độ nhất, hoặc chính mục tiêu theo sau cùng. Các nước thành viên nên tập trung giúp đỡ các thành phần bị bỏ quên trên toàn thế giới."

Giáo dục


Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền giáo dục Kishore Singh nhấn mạnh “Tính phổ cập trong giáo dục sơ đẳng là một mục tiêu MDGs quan trọng; và cũng đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong công cuộc phổ cập giáo dục sơ đằng. Tuy nhiên, nhằm thực thi quyền giáo dục một cách đầy đủ, cần giải quyết các trường hợp bị thiệt thòi về mặt giáo dục, và đảm bảo rằng giáo dục sơ đẳng đạt các tiêu chuẩn về chất lượng."

Ông Singh nói thêm “Vai trò trung tâm của giáo dục trong việc đẩy nhanh tiến độ tiến tới các Mục tiêu MDGs, được công nhận trong bối cảnh hội nghị xét các Mục tiêu MGD 2010, cần được nhấn mạnh hơn và ưu tiên hơn trong các chương trình nghị sự."

Sức khỏe


Ngoài việc khen ngợi các trường hợp tử vong dưới 5 tuổi đang trong chiều hướng giảm đi trên toàn cầu và các trường hợp HIV được điều trị nhiều hơn, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền sức khỏe Anand Grover nhấn mạnh rằng “còn nhiều việc cần phải làm nhằm giảm tử vong cho các bà mẹ còn 75%. Việc cho đến hiện nay vẫn còn một phần ba triệu phụ nử toàn cầu tử vong hàng năm trong và sau khi mang thai."

Ông Grover cũng bày tỏ lo ngại về việc các thiếu hụt trong ngân sách sức khỏe có thể ngăn cản việc đạt được các Mục tiêu MDGs liên quan đến sức khỏe, đặc biệt tại các nước kém phát triển nhất.

Dinh dưỡng thực phẩm


Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền dinh dưỡng thực phẩm Olivier De Schutter nói rằng, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, chúng ta đạt được rất ít tiến bộ trong việc xóa bỏ tình trạng đói kém. Số lượng người trong cảnh suy dinh dưỡng và đói kém gần như không thay đổi từ năm 1990, và dù một số vũng và quốc gia đã có tiến bộ, tình hình đang xấu đi tại các vùng và quốc gia khác. Tình hình này vẫn đặc biệt nghiêm trọng tại các vùng Tiểu Sa mạc Sahara tại châu Phi và Nam Á, và giá lương thực tăng cao đã dẫn đến nhiều thất bại khác, đặc biệt tại các nước phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu.

Ông De Schutter nói “Các vấn đề liên quan đến nguyên tắc nhân quyền về tính trách nhiệm cao, minh bạch, và quyền tham gia cần được giải quyết nhằm sửa chữa các khuyết yếu của các nước trong việc tuân thủ các cam kết về MDG."

Viện trợ phát triển

Báo cáo MDGs 2012 cho thấy viện trợ phát triển đang giảm, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, bởi các nước viện trợ đang gặp phải nhiều hạn chế tài chính.

Chuyên gia độc lập LHQ về đoàn kết quốc tế Virginia Dandan nói “Nếu không thật sự hợp tác dựa trên tính công bằng và tôn trọng lẫn nhau, những mục tiêu này sẽ không thể đạt được, và các nghĩa vụ nhân quyền cũng sẽ không được thực thi đầy đủ."

“Đoàn kết quốc tế cần được thấm nhuần trong hợp tác quốc tế nhằm vượt qua các rào cản hạn chế tài chính. Các mục tiêu MDGs là một cơ hội cho các quan hệ đối tác toàn cầu dựa trên các lợi ích phát triển chung; một cơ hội mà chúng ta không thể bỏ qua vì hàng triệu người dân toàn cầu."

Gánh nặng nợ

Việc thu nhập xuất khẩu tăng và tỉ lệ nợ công ổn định đã phục hồi chiều hướng giảm trong tỉ lệ nợ công - xuất khẩu tại các nước đang phát triển. Chuyên gia độc lập LHQ về nợ nước ngoài ông Cephas Lumina nói “Mặc dù chiều hướng này đã bị gián đoạn vào năm 2009 bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉ lệ này đã cải thiện hơn cả các mức trước khủng hoảng tại một số nước đang phát triển."

Ông Lumina khen ngợi tiến bộ đạt được tron vấn đề này, nhưng cũng bày tỏ lo ngại rằng "tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng cao tại các nước kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ, phần lớn bởi việc thu nhập xuất khẩu giảm." Ông nhấn mạnh “tính dễ bị ảnh hưởng của các nước nghèo và tầm quan trọng của việc hợp tác phát triển, điều kiên giao thương công bằng và các nỗ lực giảm bớt nợ trong việc giải quyết các vấn đề về nợ." Khi HIPC đang gần thời điểm chấm dứt, ông Lumina kêu gọi cộng đồng quốc tế "đổi mới các nỗ lực giảm nợ theo MDG 8."

10 July 2012

Nguồn: Xem tại đây

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera