- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Hướng tới tăng số lượng lãnh đạo nữ

(13/7/2012) Mặc dù phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, họ chỉ đóng góp 20% trong số các nhà lập pháp.
“Dân chủ không chỉ là về quyền được bầu cử, mà còn về quyền được bầu cử,” bà Michelle Bachelet, chủ tịch UN Women, phát biểu trong lễ kỉ niệm thứ 30 của Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt với Phụ Nữ vào ngày 9/7 tại New York.
“Bachelet tranh luận rằng có nhiều phụ nữ hơn trong Quốc Hội không chỉ là vấn đề về sự công bằng. Đó còn là vấn đề về nâng cao tính dân chủ của các cơ quan đại biểu. "Khi có nhiều phụ nữ hơn trong số các nhà lập pháp, nhiều vấn đề khác nhau sẽ được đề cập trước công chúng nhằm đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng đa dạng của xã hội, bao gồm nguyện vọng của chính phụ nữ," bà nói.
Nhà phát ngôn của Quốc hội Uganda, Rebecca Alitwala Kadaga, đồng ý và nói rằng sự có mặt của nhiều phụ nữ hơn trong Quốc hội đã dẫn đến việc ban hành nhiều đạo luật thông qua các bản dư luật của thành viên Quốc hội nhằm ngăn chặn mua bán phụ nữ, xâm hại thân thể, và bạo lực gia đình.
“Nhờ vị trí của mình, tôi đã ủng hộ được việc tăng phân bổ ngân sách cho vấn đề sức khỏe và thành lập mội ủy ban về sức khỏe nhằm phục vụ các mục tiêu MDGs,” bà nói.
Nhờ các quy định trong hiến pháp bảo đảm cho phụ nữ một lượng ghế tối thiểu, phụ nữ hiện nay chiếm 35% Quốc hội Uganda.
Bằng chứng cho thấy quota là biện pháp hiệu quả nhất, ít nhất trong những thời gian đầu, nhằm tăng số lượng phụ nữ nắm các vị trí lãnh đạo. Trong số 33 nước mà phụ nữ chiếm ít nhất 30% số ghế trong quốc hội, 26 nước có hệ thống quota.
Tại Nepal, các biện pháp đặc biệt trong dự thảo hiến pháp đảm bảo 33% số ghế lập pháp cho phụ nữ, khiến Nepal trở thành nước tiên phong tại châu Á về vấn đề này.
Sapana Phadhan Malla, thành viên của Hội đồng Lập pháp (cũ), số lượng phụ nữ đáng kể trong hội đồng đã cho phép họ đàm phán về những đảm bảo cho quyền phụ nữ. Trong số đó bao gồm quota cho phụ nữ trong quốc hội, các hệ thống nhà nước và các vị trí lãnh đạo cao cấp khác; nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm về chăm sóc con cái và việc nhà; công nhận rằng chế độ phụ hệ là rào cản cho bình đẳng giới tính. Malla ghi nhận rằng những thành tích trên là nhờ Hiệp ước Xóa bỏ Phân biệt giới tính với Phụ nữ (CEDAW).
“Nhằm đạt được sự đồng thuận về quyền phụ nữ tại Nepal, CEDAW luôn nguyên tắc dẫn đường,” bà nói.
Tuy nhiên, sau khi Hội đồng Lập pháp giải thể trước khi hoàn thành một Hiến pháp mới, những khoản đã đạt được đồng thuận trước đây hiện không còn được đảm bảo.
Củng cố những tiến bộ về quyền phụ nữ là một thử thách với nhiều nước, ông Ivan Simonovic Trợ lý Tổng thư ký LHQ về Nhân quyền nói, nhắc đến các nước Arab.
“Phụ nữ đóng vai trò quan trọng tại các nước Arab. Câu hỏi là, liệu quyền phụ nữ có phát triển và tiến bộ hơn từ các chuyển giao chính trị quan trọng mà phụ nữ đóng góp một phần lớn, hay vấn đề này sẽ bị bỏ quên sau các thỏa hiệp chính trị,” ông nói.
Giáo sư Souad Triki, một nhà hoạt động cho quyền phụ nữ tại a Tunisia, đồng ý rằng sự tham gia của phụ nữ trong cuộc nổi dậy tại Tunisia đã khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo.
Một đạo luật bầu cử được ban hành sau cuộc cách mạng đòi hỏi các đảng phái chính trị cần tiến cử số lượng nam và nữ như nhau. Tuy nhiên, do cách thức mà đạo luật này được ban hành, số lượng phụ nữ được bầu cử vào Hội đồng Lập pháp 2011 thấp hơn so với dự kiến - 24%.
“Mối e ngại còn tồn tại về việc những thành phần cổ hủ sẽ làm ngơ quyền phụ nữ được đảm bảo qua những quy tắc về vị trí xã hội cá nhân và các hiệp ước quốc tế mà Tunisia đã chấp nhận, cũng như những nguyên tắc công bằng giữa nam và nữ trong danh sách bầu cử,” bà nói.
Triki kêu gọi thêm điều khoản đảm bảo thuộc hiến pháp và dỡ bỏ những hạn chế trong CEDAW nhằm bảo vệ quyền phụ nữ tại Tunisia.
Tổng thống Dilma Rousseff, người phụ nữ đầu tiên được bầu cử cho chức vụ cao nhất tại Brazil, nhấn mạnh tầm quan trọng của các lãnh đạo phụ nữ trong vai trò làm mẫu tiên phong.
“Khi phụ nữ nghe tôi nói, họ cảm thấy chắc chắn về khả năng của họ. Họ còn có thể nhìn con gái họ và dám chắc rằng, đúng vậy, phụ nữ có thể làm nhiều việc - kể cả việc lãnh đạo một quốc gia,” bà nói trong một phát biểu trình bởi Bộ trưởng Chính sách cho Phụ nữ, Eleonora Menicucci de Oliveira.
Phó Tổng thư ký LHQ, Jan Eliasson, nói rằng những quyền được ghi nhận bởi CEDAW – từ giải quyết vấn đề phân biệt giới tính đến đảm bảo các quyền cơ bản - là chìa khóa cho quyền tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vấn đề chính trị và lãnh đạo.
“Quyền tham gia và lãnh đạo trong chính trị đã bắt đầu từ lâu trước khi phụ nữ nắm các chức vụ này," ông nói. “Cách thức tối hậu nhằm đạt được công bằng trong vấn đề lãnh đạo chính trị chính là công nhận những quyền phụ nữ căn bản này.”
Chủ tịch Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt với Phụ nữ, Silvia Pimentel, nhấn mạnh những thành tựu của Ủy ban suốt 30 năm hoạt động.
“Ủy ban đã đóng góp trong việc củng cố hiểu biết về nhân quyền, công nhận quyền phụ nữ là một trong số những vấn đề nổi bật nhất trong chương trình nghị sự quốc tế, và giúp phụ nữ, theo cá nhân cũng như theo nhóm, được hưởng những quyền này," bà nói.
13 July 2012
Nguồn: Xem tại đây