- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Ưu tiên tăng cường bảo vệ phụ nữ khuyết tật

(11/7/2012) Mona Rishmawi, chủ tịch Ban Nguyên tắc Pháp luật, Công bằng, và không Phân biệt thuộc Văn phòng Nhân quyền LHQ tại Geneva phát biểu tại một sự kiện phụ cùng phiên họp thứ 20 của Hội đồng Nhân quyền: “Tăng cường bảo vệ phụ nữ khuyết tật khỏi bạo lực tiếp tục là một ưu tiên." Các khảo sát ý kiến và nghiên cứu cho thấy phụ nữ khuyết tật hứng chịu nhiều bạo lực từ nhiều thủ phạm khác nhau trong nhiều trường hợp, và phần lớn tình trạng này vẫn chưa được phát hiện.
Trong quyết định 17/11, Hội đồng Nhân quyền yêu cầu Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền chuẩn bị một "Nghiên cứu phân tích chuyên đề về vấn đề bạo lực mà phụ nữ khuyết tật đối mặt."
Theo các phát hiện trong nghiên cứu, cả giới nam và nữ khuyết tật đều đối mặt với rủi ro bạo lực cao hơn.
Nhắc đến nghiên cứu này, Chủ tịch ban nói rằng các rào cản xã hội ngăn những người khuyết tật tiếp cận công lý một cách công bằng như các thành phần xã hội khác. Tuy nhiên, phụ nữ đối mặt với nhiều rủi ro hơn do nhiều dạng phân biệt đối xử phức tạp, cũng như nhiều giả định dựa trên giới tính. Nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ khuyết tật cũng phải đối mặt với nhiều dạng bạo lực mà phụ nữ không khuyết tật không gặp phải. Bạo lực với phụ nữ khuyết tật cũng bao gồm các hình thức bạo lực và bỏ mặc về thể chất và tâm lý khác bao gồm từ chối đưa thuốc và các thiết bị hỗ trợ, ngăn cản người chăm sóc hỗ trợ các hoạt động thường ngày, ảnh hưởng xấu và tổn hại đến tâm lý, hoặc đe dọa tổn hại. Ngoài ra, họ cũng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp gây vô sinh bắt buộc và các biện pháp can thiệp y tế khác được thực hiện ngoài sự cho phép của họ.
Bà cũng nhắc đến những đề xuất thuộc nghiên cứu kêu gọi xem xét sửa đổi luật pháp cấp quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ nhằm bao gồm các hình thức bạo lực cụ thể với phụ nữ khuyết tật, đồng thời sửa đổi pháp luật nội địa theo Công ước về Quyền của Người Khuyết tật vad các công ước liên quan khác.
Nghiên cứu phân tích theo chuyên đề yêu cầu Hội đồng Nhân quyền xem xét sửa đổi khuôn khổ pháp lý quốc tế về việc bảo vệ phụ nữ khuyết tật khỏi bạo lực và đánh giá các bước tiến bộ của các quốc gia và các bên liên quan nhằm đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý về lập pháp; các chương trình ngăn chặn và bảo vệ; khởi tố và trừng phạt; và cải tạo.
Nghiên cứu cũng đề xuất tiến hành các chương trình nâng cao nhận thức được thiết kế nhằm thay đổi các quan niệm xã hội về người khuyết tật. Nghiên cứu cũng đề xuất rằng các quốc gia cần đảm bảo rằng các dịch vụ và chương trình này cần mang tính cởi mở.
Nhằm tăng cường quyền công lý, nghiên cứu đề xuất đào tạo về thi hành pháp luật cho các quan chức, khởi tố viên và thẩm phán về các hình thức và thể loại bạo lực mà người khuyết tật phải đối mặt. Ngoài ra, phụ nữ khuyết tật cần được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp luật.
Kết luận: Nghiên cứu phân tích theo chuyên đề cho thấy rằng các hình thức bạo lực mà phụ nữ khuyết tật phải đối mặt phần lớn ở dạng ẩn; các nỗ lực pháp lý, hành chính, và chính sách không liên hệ giới tính và tình trạng khuyết tật một cách có hiệu quả; thiếu các dữ liệu về phụ nữ khuyết tật có hệ thống và phân biệt, kể cả khi có những dữ liệu này thì việc thu thập thông tin rất yếu kém, không nhất quán và dở dang; và cuối cùng, những chương trình về bạo lực phụ nữ tại các nước không nhắc đến tình cảnh của phụ nữ khuyết tật một cách đầy đủ. Nhằm cải thiện điều này, nghiên cứu đề xuất giải pháp song song - cần có các chương trình ngăn chặn và giải quyết tình trạng bạo lực phụ nữ, đồng thời với các chương trinhg cụ thể hướng đến phụ nữ khuyết tật.
10 July 2012
Nguồn: Xem tại đây