Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

Ebook

Sách Thông tin Tải xuống
Sách "Giới thiệu về Quyền con người ở Đông Nam Á" (tập 2)
Năm xuất bản: 2022
Số trang: 312 trang
Tóm tắt:

Cuốn sách này được hình thành với sự đóng góp từ nhiều người.

Bản dịch được dịch và biên dịch hiệu đính bởi TS Ngô Thị Minh Hương (Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội); Dịch thuật bởi TS Nguyễn Thị Thanh Hải, TS. Nguyễn Thuỳ Dương, Trần Quốc Anh.

Sách được viết bởi nhiều tác giả trong các chương.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!

 

Tải xuống
Sách "Giới thiệu về Quyền con người ở Đông Nam Á" (tập 1)
Tóm tắt:

Cuốn sách này được hình thành với sự đóng góp từ nhiều người. Dự án này được phối hợp thực hiện bởi Matthew Mullen và Mike Hayes.

Dịch và hiệu đính: TS Lã Khánh Tùng, TS Ngô Thị Minh Hương, Nguyễn Hải, Khoa Luật - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Bản tiếng Anh của cuốn sách này có thể xem tại đây.

 

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả!

 

Pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Tác giả: Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên)
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 425 trang
Tải xuống
Trí tuệ nhân tạo với pháp luật và quyền con người
Tác giả: Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Mai Văn Thắng (đồng chủ biên)
Năm xuất bản: 2019
Số trang: 418 trang
Tóm tắt:

Để nhận diện rõ hơn những tác động của trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực pháp luật và quyền con người, trong khuôn khổ hỗ trợ của Đại Sứ quán Úc thông qua Aus4Skills dành cho Chương trình Thạc sĩ Pháp luật về Quyền con người, ngày 28 tháng 5 năm 2019, Khoa Luật- ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra với pháp luật và quyền con người”.

Cuốn sách tham khảo này là sự phát triển trên cơ sở những tham luận và chia sẻ tại Hội thảo kể trên. Khoa Luật, ĐHQGHN quyết định biên soạn và xuất bản cuốn sách này với mục tiêu cơ bản là:
- Cung cấp những quan niệm, tri thức cơ bản về trí tuệ nhân tạo, góp phần nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong lĩnh vực pháp luật và quyền con người trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển và phổ biến trong đời sống xã hội;
- Cung cấp thêm những ý kiến tư vấn cho các cơ quan nhà nước, nhà hoạch định chính sách nhằm tận dụng thành công những tiện ích, lợi thế mà trí tuệ nhân tạo đem lại và ứng phó tốt hơn, phù hợp hơn với những thách thức phi truyền thống trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo;
- Góp phần xây dựng, củng cố hệ thống học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu của Khoa Luật, ĐHQGHN mà trước hết là Chương trình Thạc sĩ Pháp luật về Quyền con người của Khoa.

Về cấu trúc, do cuốn sách tham khảo này được biên tập trên cở sở các bài viết của Hội thảo, nên các tác giả quyết định không chia cốn sách thành các phần, chương như thông thường để tránh sự khiên cưỡng. Tuy vậy, các bài viết đã được các tác giả chủ ý sắp xếp theo ba nhóm vấn đề lớn gồm: 1) Một số vấn đề chung; 2) Trí tuệ nhân tạo và pháp luật; 3) Trí tuệ nhân tạo và quyền con người.

Quyền của người nước ngoài
Năm xuất bản: 2018
Số trang: 427 trang
Tóm tắt:

Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về người nước ngoài nhưng chủ yếu dưới góc độ quản lí nhà nước mà cơ bản chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu, toàn diện dựa trên tiếp cận quyền con người. Trước bối cảnh đó, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo "Quyền của người nước ngoài trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam". Nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận cũng như trao đổi các thông tin, vấn đề nghiên cứu liên quan đến chủ đề này, Khoa Luật đã tuyển chọn và biên soạn sách tham khảo "Quyền của người nước ngoài". Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Quyền của người cao tuổi
Năm xuất bản: 2018
Số trang: 391 trang
Tóm tắt:

Năm 2011, Liên hợp quốc chính thức công nhận thế giới đã bước vào giai đoạn già hóa dân số. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một công ước quốc tế riêng về quyền của người cao tuổi mà chỉ được ghi nhận trong một số văn kiện chung như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965;...Nhằm phổ biến rộng rãi hơn nữa những kiến thức liên quan đến các quyền của người cao tuổi, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội đã xây dựng và xuất bản cuốn sách tham khảo "Quyền của người cao tuổi" để giới thiệu tới bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!

Quyền về sự riêng tư
Năm xuất bản: 2018
Số trang: 296 trang
Tóm tắt:

Quyền về sự riêng tư là một trong những quyền con người cơ bản và quan trọng đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lí quốc tế và khu vực, được nội luật hóa trong pháp luật của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật về quyền riêng tư vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trước những rủi ro của sự bùng nổ của công nghệ, thông tin. Trên cơ sở hội thảo "Quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam", Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội đã tuyển chọn một số nghiên cứu để biên soạn và xuất bản cuốn sách "Quyền về sự riêng tư". Đây là một trong những học liệu phục vụ việc giảng dạy, học tập trong chương trình đào tạo thạc sĩ pháp luật về quyền con người tại Khoa Luật. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm vi và giới hạn của tự do Internet
Năm xuất bản: 2018
Số trang: 470 trang
Tóm tắt:

Internet ra đời đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mọi người trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh những lợi ích to lớn, Internet cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ. Nhu cầu ngày càng rõ ràng của việc bảo đảm thực hiện các quyền con người trên môi trường Internet cũng như chống lại những xâm phạm quyền trên môi trường này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu - dưới sự chủ trì của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội - tiến hành biên soạn và xuất bản cuốn sách "Phạm vi và giới hạn của tự do Internet". Hi vọng cuốn sách sẽ hữu ích đối với bạn đọc và kính mong nhận được sự đóng góp của Quý độc giả.

Human Rights in Southeast Asia
Tác giả: Azmi Sharom, Hadi Rahmat Purnama, Matthew Mullen, Melizel Asuncion, Michael Hayes (Edited)
Số trang: 211 trang
Tải xuống
Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCE 1966)
Tác giả:
Nghiêm Kim Hoa
Vũ Công Giao

Năm xuất bản: 2012
Số trang: 395 trang
Tóm tắt:

 

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and CulturalRights – viết tắt là ICESCR) là một trong hai công ước trụ cột về nhân quyền (bên cạnh Công ước quốc tế về cácquyền dân sự và chính trị) và là một cấu phần của Bộ luật Nhân quyền quốc tế (bao gồm hai công ước này và Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền).
 
Tải xuống
Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera