- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCE 1966)
Đăng bởi master lúc T5, 03/14/2013 - 13:22
Tài liệu
Tác giả
Nghiêm Kim Hoa
Vũ Công Giao
Năm xuất bản:
2012
Số trang:
395
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and CulturalRights – viết tắt là ICESCR) là một trong hai công ước trụ cột về nhân quyền (bên cạnh Công ước quốc tế về cácquyền dân sự và chính trị) và là một cấu phần của Bộ luật Nhân quyền quốc tế (bao gồm hai công ước này và Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền).
Phần thứ nhất mô tả quá trình soạn thảo ICESCR tại Liên Hợp Quốc dưới dạng tóm tắt các sự kiện chính theo niên biểu và chủ đề. Phần này được biên soạn trên cơ sở tập hợp và phân loại các tài liệu kỷ yếu về hoạt động của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc (nay đã được thay thế bằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc), Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (viết tắt là ECOSOC) cũng như của chính Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Phần thứ hai phân tích tóm tắt nội hàm của các quyền được ghi nhận trong Công ước. Phần này được biên soạn dựa trên cơ sở tóm lược các diễn giải chính thức của các cơ quan Liên Hợp Quốc nêu trong các Bình luận/Khuyến nghị chung của cơ quan giám sát thực thi Công ước là CESCR, cùng một số tài liệu khác, đồng thời được minh họa bằng một số trường hợp thực tế tổng hợp từ các kết luận của Ủy ban về việc thực thi Công ước, cũng như từ một số phán quyết của các tòa án nhân quyền khu vực và tòa án một số quốc gia.
Phần thứ ba của cuốn sách mô tả cơ chế giám sát việc thực thi Công ước, bao gồm cấu trúc và vận hành của CESCR cũng như các thủ tục và cơ chế báo cáo tại Ủy ban.
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG DÂN