- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Trí tuệ nhân tạo với pháp luật và quyền con người
Đăng bởi master lúc CN, 11/17/2019 - 21:55
Tác giả
Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Mai Văn Thắng (đồng chủ biên)
Năm xuất bản:
2019
Số trang:
418
Để nhận diện rõ hơn những tác động của trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực pháp luật và quyền con người, trong khuôn khổ hỗ trợ của Đại Sứ quán Úc thông qua Aus4Skills dành cho Chương trình Thạc sĩ Pháp luật về Quyền con người, ngày 28 tháng 5 năm 2019, Khoa Luật- ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra với pháp luật và quyền con người”.
Cuốn sách tham khảo này là sự phát triển trên cơ sở những tham luận và chia sẻ tại Hội thảo kể trên. Khoa Luật, ĐHQGHN quyết định biên soạn và xuất bản cuốn sách này với mục tiêu cơ bản là:
- Cung cấp những quan niệm, tri thức cơ bản về trí tuệ nhân tạo, góp phần nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong lĩnh vực pháp luật và quyền con người trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển và phổ biến trong đời sống xã hội;
- Cung cấp thêm những ý kiến tư vấn cho các cơ quan nhà nước, nhà hoạch định chính sách nhằm tận dụng thành công những tiện ích, lợi thế mà trí tuệ nhân tạo đem lại và ứng phó tốt hơn, phù hợp hơn với những thách thức phi truyền thống trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo;
- Góp phần xây dựng, củng cố hệ thống học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu của Khoa Luật, ĐHQGHN mà trước hết là Chương trình Thạc sĩ Pháp luật về Quyền con người của Khoa.
Về cấu trúc, do cuốn sách tham khảo này được biên tập trên cở sở các bài viết của Hội thảo, nên các tác giả quyết định không chia cốn sách thành các phần, chương như thông thường để tránh sự khiên cưỡng. Tuy vậy, các bài viết đã được các tác giả chủ ý sắp xếp theo ba nhóm vấn đề lớn gồm: 1) Một số vấn đề chung; 2) Trí tuệ nhân tạo và pháp luật; 3) Trí tuệ nhân tạo và quyền con người.