Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

Ebook

Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR 1966)

Tác giả

Biên sọan Lã Khánh Tùng - Vũ Công Giao - Tường Duy Kiên

Năm xuất bản: 

2012

Số trang: 

671

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị viết tắt là ICCPR, được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 1966, là điều ước quốc tế quan trọng nhất bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị của mọi cá nhân trong cộng đồng nhân lọai. Công ước này cùng với tuyên ngôn tòan thế giới về nhân quyền (1948 viết tắt là UDHR ) và công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa (1966 viết tắt là ICESCR) hợp thành một bộ luật nhân quyền quốc tế. Đến nay đã có hai nghị định thư bổ sung cho ICCPR liên quan đến giải quyết khiếu nại cá nhân và bãi bỏ hình phạt tử hình.

GIỚI THIỆU CÁC VĂN KIỆN QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI - NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Tác giả

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG DÂN (CRIGHTS)

Năm xuất bản: 

2011

Số trang: 

1452

Cuốn sách Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người biên dịch tất cả các văn kiện quốc tế về nhân quyền và cấu trúc đúng theo danh mục của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc  về nhân quyền. Để tiện cho việc theo dõi và tìm hiểu của bạn đọc, bên cạnh việc tập hợp các văn kiện quốc tế, cuốn sách có các phần giới thiệu khái quát ở đầu những mục nội dung (các nhóm văn kiện).

TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI – TUYỂN TẬP TƯ LIỆU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM - NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Tác giả

Tuyển chọn, sắp xếp tư liệu và giới thiệu: LÃ KHÁNH TÙNG – VŨ CÔNG GIAO – NGUYỄN ANH TUẤN

Năm xuất bản: 

2011

Số trang: 

732

Nhân quyền là một phạm trù đa diện, kết tinh những giá trị cao đẹp trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc. Đây không chỉ là “ngôn ngữ chung” mà còn là “sản phẩm chung”, và “mục tiêu chung” của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.

 

Những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền hiện đang được các quốc gia tự nguyện tuân thủ hiện nay là kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài. Cùng với lịch sử loài người, nhận thức và tư tưởng của nhân loại về quyền con người cũng liên tục phát triển. Khởi đầu là những ý tưởng sơ khai về nhân phẩm và tự do, dần hình thành nên khái niệm và các chuẩn mực quốc gia, rồi chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, lịch sử và các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, nhiều khía cạnh lý luận, pháp lý và thực tiễn về nhân quyền hiện vẫn còn được tranh cãi. Việc tìm hiểu nhận thức và tư tưởng về quyền con người của nhân loại thể hiện trong các nền văn hóa khác nhau, ở những thời kỳ khác nhau sẽ góp phần giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề rộng lớn và phức tạp này....

SỬA ĐỔI BỔ SUNG HIẾN PHÁP 1992 – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - NXB HỒNG ĐỨC

Năm xuất bản: 

2012

Cuốn sách tập hợp 76 bài nghiên cứu chọn lọc của nhiều nhà luật đầu ngành và nhà nghiên cứu của Việt Nam về những vấn đề cơ bản của Hiến pháp, trong đó bao gồm: Lý luận chung về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; Chủ quyền của nhân dân; Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; Bộ máy nhà nước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương, Quyền con người-quyền công dân, Chế độ kinh tế và sở hữu, Bảo hiến và một số khía cạnh khác.

TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA - NXB HỒNG ĐỨC

Tác giả

Đồng chủ biên: Nguyễn Đăng Dung-Phạm Hồng Thái-Lã Khánh Tùng-Vũ Công Giao

Năm xuất bản: 

2012

Số trang: 

752

Hiến pháp là nền tảng pháp lý và chính rị căn bản cho việc tổ chức quyền lực nhà nước cũng như việc bảo vệ các quyền tự do cá nhân tại các quốc gia. Việc tìm hieru học hỏi Hiến pháp nước ngoài đã được quan tâm ở Việt Nam khá lâu. Hiện nay Việt Nam đang trong tiến trình nghiên cứu thảo luận nhằm sửa đổi Hiến pháp(1992), việc tìm hiểu các bản Hiến pháp tiến bộ trên thế giới càng trở nên cần thiết.

BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN - NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Tác giả

Chủ biên Nguyễn Đăng Dung - Phạm Hồng Thái
Biên sọan Ngô Minh Hương - Lã Khánh Tùng - Vũ Công Giao

Năm xuất bản: 

2012

Số trang: 

176

Cuốn sách được xuất bản trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách hành chính – trụ cột Quản trị Nhà nước, hợp phần 3 – hợp tác cải cách giữa Việt Nam và Đan Mạch giai đoạn 2007 – 2011.

TIẾP CẬN THÔNG TIN-PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM - NXB ĐHQG HÀ NỘI

Tác giả

Đồng chủ biên: Nguyễn Đăng Dung-Phạm Hồng Thái-Lã Khánh Tùng-Vũ Công Giao-Trịnh Quốc Tỏan
Chuẩn bị bản thảo: Vũ Công Giao-Lã Khánh Tùng-Ngô Minh Hương-Nguyễn Xuân Sơn-Vũ Thị Hạnh

Năm xuất bản: 

2011

Số trang: 

1143

Tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, được đề cập trong rất nhiều văn kiện quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã trân trọng  ghi nhận và tham gia, trong đó bao gồm Tuyên ngôn tòan thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng 2003...

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này được xuất bản trong khỏang mấy năm gần đây, song nhìn chung tài liệu về quyền tiếp cận thông tin hiện vẫn còn ít ở nước ta. Chính vì vậy, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội đã tổ chức biên dịch biên sọan cuốn sách này nhằm bổ sung những tài liệu tham khảo hiện có, góp phần hỗ trợ việc xây dựng và thực thi Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam.

BẢO VỆ CÁC NHÓM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - NXB ĐHQG HÀ NỘI

Tác giả

Biên soạn Đỗ Hồng Thơm – Vũ Công Giao
Biên tập Nguyễn Đăng Dung – Lã Khánh Tùng

Năm xuất bản: 

2011

Số trang: 

540

 

Trong luật nhân quyền quốc tế, phần nội dung về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương chiếm vị trí rất quan trọng. Kể từ khi Liên Hợp Quốc thành lập (1945), nhiều văn kiện quốc tế về nhân quyền đã được tổ chức này thông qua, trong đó có một số lượng ngày càng nhiều văn kiện đề cập đến quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Hiện đã có hàng trăm văn kiện pháp luật quốc tế đề cập đến quyền con người của các nhóm xã hội như phụ nữ, trẻ em, người sống chung với HIV, người lao động di trú, người khuyết tật, người nước ngoài, người tỵ nạn... Một số văn kiện này được thông qua dưới dạng các điều ước quốc tế như công ước, nghị định thư, trong khi một số khác ở dưới dạng các văn kiện ”mềm” (soft law) tức các tuyên bố, nguyên tắc, khuyến nghị...

HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI (TÁI BẢN LẦN THỨ NHẤT CÓ SỬA CHỮA BỔ SUNG) - NXB HỒNG ĐỨC

Tác giả

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG DÂN

Năm xuất bản: 

2011

Số trang: 

315

Cuốn sách Hỏi đáp về quyền con người bao gồm những câu hỏi đáp giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận với những nội dung cốt lõi nhất của vấn đề nhân quyền với những thông tin ngắn gọn súc tích, được chia thành các mục chuyên biệt bao gồm cả những vấn đề lý luận, pháp lý về nhân quyền ở tầm quốc tế và Việt Nam. Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề quyền con người và mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc.

QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ (CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VÀ NHỮNG VĂN KIỆN QUAN TRỌNG CỦA ASEAN) – Tái bản lần 1 - NXB HỒNG ĐỨC

Năm xuất bản: 

2010

Cuốn sách Quyền của người lao động di trú (tái bản lần 1) tập hợp những văn kiện quan trọng nhất ở tầm quốc tế, khu vực ASEAN và của Việt Nam liên quan đến vấn đề quyền của người lao động di trú. Sau khi xuất bản (2/2010), cuốn sách đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bạn đọc chúng tôi quyết định tái bản cuốn sách với những nội dung không thay đổi so với lần in đầu.

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera