- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
phân biệt đối xử
HỘI NGHỊ THẾ GIỚI CHỐNG CHỦ NGHĨA PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỀ CHỦNG TỘC, TƯ TƯỞNG BÀI NGOẠI VÀ BẤT KHOAN DUNG LIÊN QUAN
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 17:00
Tên tiếng Anh
World Conference against Racism, 2001 (Durban Declaration and Programme of Action)
Văn bản tiếng Anh
Văn bản tiếng Việt
HỘI NGHỊ THẾ GIỚI CHỐNG CHỦ NGHĨA PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỀ CHỦNG TỘC, TƯ TƯỞNG BÀI NGOẠI VÀ BẤT KHOAN DUNG LIÊN QUAN
(Tuyên bố và chương trình hành động Durban, 2001).
TUYÊN BỐ
Họp tại Durban, Nam Phi, từ ngày 31/8 đến ngày 8/9/2001,
CÔNG ƯỚC VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG VIỆC LÀM VÀ NGHỀ NGHIỆP, 1958
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 16:42
Ngày thông qua
04/06/1958
Văn bản tiếng Việt
CÔNG ƯỚC VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG VIỆC LÀM VÀ NGHỀ NGHIỆP, 1958
(Công ước số 111 của ILO. Việt Nam gia nhập ngày 7/10/1997).
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại
Geneva ngày 4/6/1958, trong kỳ họp thứ bốn mươi hai,
Sau khi quyết định thông qua một số đề xuất về chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, là điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp,
Sau khi nhận định rằng những đề xuất đó phải được thể hiện dưới hình thức một công ước quốc tế,
Xét rằng Tuyên ngôn Phi-la-đen-phia khẳng định rằng mọi người sinh ra, dù thuộc chủng tộc, tín ngưỡng hoặc giới tính nào, cũng đều có quyền mưu cầu tiến bộ vật chất và phát triển tinh thần trong tự do và nhân phẩm, trong điều kiện an toàn về kinh tế và có cơ hội như nhau,
Cũng xét rằng việc phân biệt đối xử là sự vi phạm các quyền được ghi trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người,
Thông qua ngày 25/6/1958 công ước dưới đây, gọi là Công ước chống phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp), 1958.
Điều 1.
1. Theo mục đích của Công ước này, khái niệm “phân biệt đối xử” bao gồm:
a. Mọi sự phân biệt, bài trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc hoặc xuất thân xã hội, có tác động vô hiệu hóa hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp;
b. Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm vô hiệu hóa hoặc làm phương hại về cơ may hoặc về đối xử mà Quốc gia thành viên hữu quan có thể chỉ rõ sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động, nếu có, và của các tổ chức thích hợp khác.
2. Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi thuộc một công việc nhất định và căn cứ trên những đòi hỏi vốn có của công việc đó thì sẽ không coi là phân biệt đối xử.
3. Theo mục đích của công ước này, những từ “việc làm” và “nghề nghiệp” bao hàm cả việc được tiếp nhận đào tạo nghề, được tiếp nhận việc làm và các loại nghề nghiệp, và cả các điều kiện sử dụng lao động.
Điều 2.
Các Quốc gia thành viên Công ước này cam kết tuyên bố và theo đuổi một chính sách quốc gia, với mục đích xúc tiến, bằng những phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và thực tiễn quốc gia, sự bình đẳng về cơ may và về đối xử trong việc làm và nghề nghệp để nhằm hủy bỏ mọi sự phân biệt đối xử về mặt này.
Điều 3.
Các Quốc gia thành viên Công ước này phải có các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh và thông lệ quốc gia để:
1. Tìm kiếm sự cộng tác với các tổ chức của người sử dụng lao động và của người lao động và các tổ chức thích hợp khác để xúc tiến việc chấp nhận và tuân thủ chính sách đó.
2. Ban hành các đạo luật và thúc đẩy các chương trình giáo dục nhằm bảo đảm việc chấp nhận và áp dụng chính sách đó;
3. Hủy bỏ mọi quy định pháp luật và sửa đổi mọi chỉ thị hoặc mọi thể thức hành chính không phù hợp với chính sách đó;
4. Theo đuổi chính sách đó đối với các việc làm được đặt dưới sự điều tiết trực tiếp của cơ quan nhà nước;
5. Bảo đảm việc tuân thủ chính sách đó trong các hoạt động của các tổ chức hướng nghiệp, đào tạo nghề và sắp xếp việc làm đặt dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước;
6. Trong báo cáo hàng năm của mình về việc áp dụng Công ước, chỉ rõ những biện pháp đã sử dụng theo chính sách đó và kết quả chung đã đạt được.
Điều 4.
Sẽ không coi là phân biệt đối xử những biện pháp áp dụng đối với một cá nhân đang tham gia hoặc bị nghi ngờ
một cách chính đáng là đã tham gia một hoạt động phương hại tới an ninh quốc gia, với điều kiện người đó có quyền khiếu nại tới một cơ quan có thẩm quyền được thiết lập theo thông lệ quốc gia.
Điều 5.
1. Những biện pháp bảo vệ hoặc trợ giúp đặc biệt được quy định trong các công ước hoặc khuyến nghị khác được Hội nghị Lao động quốc tế thông qua sẽ không bị coi là phân biệt đối xử.
2. Các Quốc gia thành viên, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện, nếu có, của người sử dụng lao động hoặc của người lao động, có thể xác định những biện pháp đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của những người mà việc bảo vệ hoặc sự trợ giúp đặc biệt đối với họ được thừa nhận chung là cần thiết vì những lý do như giới tính, độ tuổi, khuyết tật, gánh nặng gia đình, trình độ xã hội hoặc văn hóa, và những biện pháp đặc biệt này sẽ không bị coi là phân biệt đối xử.
Điều 6.
Các Quốc gia thành viên Công ước này cam kết áp dụng công ước tại các lãnh thổ phi chính quốc, theo những quy định trong Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế.
Điều 7.
Các quốc gia thông báo việc đăng ký phê chuẩn chính thức với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.
Điều 8.
1. Công ước này chỉ ràng buộc các Quốc gia thành viên Tổ chức Lao động quốc tế đã đăng ký phê chuẩn với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.
2. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có hai Quốc gia thành viên đăng ký phê chuẩn.
3. Sau đó, đối với bất kỳ Quốc gia thành viên nào đăng ký phê chuẩn với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế, Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ thời điểm Quốc gia thành viên đó đăng ký phê chuẩn.
Điều 9.
1. Mỗi Quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể tuyên bố rút khỏi Công ước sau 10 năm kể từ thời điểm Công ước này bắt đầu có hiệu lực, bằng cách thông báo bằng văn bản cho Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế. Thông báo rút khỏi Công ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày quốc gia đó đăng ký rút khỏi Công ước với Tổng giám đốc.
2. Trong vòng một năm sau khi kết thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản 1 mà một Quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước này không thực hiện quyền rút khỏi Công ước đã quy định tại điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được rút khỏi Công ước mỗi khi kết thúc thời hạn 10 năm theo những quy định tại điều này.
Điều 10.
1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo cho các Quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế biết mọi trường hợp đăng ký phê chuẩn và rút khỏi Công ước do các Quốc gia thành viên thông báo.
2. Khi thông báo cho các Quốc gia thành viên Tổ chức Lao động quốc tế về việc đăng ký phê chuẩn của Quốc gia thành viên thứ hai, Tổng Giám đốc sẽ lưu ý các Quốc gia thành viên về thời điểm Công ước có hiệu lực.
Điều 11.
Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế phải thông báo đầy đủ cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, nhằm mục đích lưu chiểu theo Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, về những chi tiết của tất cả văn kiện phê chuẩn và thông báo rút khỏi Công ước được đăng ký theo quy định của các điều khoản trên.
Điều 12.
Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng Quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình một báo cáo về tình hình thực hiện Công ước này lên Hội nghị toàn thể của tổ chức và sẽ xem xét có hay không cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể vấn đề sửa đổi một phần hay toàn bộ Công ước này.
Điều 13.
1. Nếu Hội nghị toàn thể thông qua một công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu công ước mới không quy định khác thì:
a. Việc phê chuẩn của một Quốc gia thành viên với một Công ước mới sửa đổi Công ước này sẽ đương nhiên dẫn đến việc lập tức rút khỏi Công ước này mà không cần theo quy định tại Điều 11 trên đây, vào thời điểm Công ước sửa đổi bắt đầu có hiệu lực.
b. Kể từ thời điểm Công ước mới sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ không mở để các quốc gia phê chuẩn nữa.
2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Quốc gia thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước sửa đổi.
Điều 14.
Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.
NGHỊ ĐỊNH THƯ BỔ SUNG CỦA CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ, 1999
Đăng bởi honeyquyen lúc T4, 10/19/2011 - 14:37
Tên ngắn
OP-CEDAW
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
06/10/1999
NGHỊ ĐỊNH THƯ BỔ SUNG CỦA
CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ, 1999
(Được thông qua bởi Nghị quyết A/54/4 của Đại Hội đồng ngày 06/10/1999 và để mở cho các Quốc gia ký kết vào ngày 10/12/1999, Ngày Nhân quyền, có hiệu lực ngày 22/12/2000).
Các Quốc gia thành viên Nghị định thư này,
Xét thấy Hiến chương Liên Hợp Quốc tái khẳng định niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người và vào các quyền bình đẳng của nam giới và phụ nữ,
Cũng lưu ý rằng Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền tuyên bố rằng tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền và rằng mọi người đều được hưởng các quyền và tự do được quy định trong Tuyên ngôn, mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm cả phân biệt đối xử về giới tính,
Ghi nhớ rằng Nghị quyết 2200 A (XXI) của các Công ước Quốc tế về Nhân quyền và các văn kiện quốc tế khác về nhân quyền nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới tính,
Cũng nhắc lại rằng Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức Phân biệt đối xử đối với Phụ nữ (gọi tắt là "Công ước"), trong đó các Quốc gia thành viên Công ước này lên án sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ dưới mọi hình thức và cam kết theo đuổi chính sách xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ bằng mọi biện pháp thích hợp và không trì hoãn,
Tái khẳng định quyết tâm đảm bảo cho phụ nữ được thụ hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người và hành động để ngăn chặn các hành vi vi phạm các quyền và tự do nói trên,
Đã thống nhất như sau:
Điều 1.
Quốc gia thành viên Nghị định thư này (gọi tắt là "Quốc gia thành viên") thừa nhận thẩm quyền của Ủy ban về xóa bỏ Phân biệt đối xử với phụ nữ (gọi tắt là "Ủy ban") tiếp nhận và xem xét các đơn thư được trình lên Ủy ban phù hợp với quy định tại Điều 2.
Điều 2.
Đơn thư có thể được gửi bởi/hoặc thay mặt cho các cá nhân hoặc nhóm cá nhân, thuộc thẩm quyền xét xử của Quốc gia thành viên, tuyên bố là nạn nhân của hành vi vi phạm do Quốc gia thành viên gây ra đối với bất kỳ quyền nào được quy định trong Công ước này. Trong trường hợp đơn thư được gửi thay mặt cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân thì phải được sự đồng ý của người được đại diện, trừ khi người gửi có thể biện minh cho hành động thay mặt mà không được phép của mình.
Điều 3.
Đơn thư phải được trình bày bằng văn bản và không được nặc danh. Ủy ban sẽ không tiếp nhận đơn thư liên quan đến Quốc gia thành viên Công ước nhưng không phải thành viên Nghị định thư này.
Điều 4.
- Ủy ban sẽ không xem xét đơn thư, trừ khi nó xác định chắc chắn rằng tất cả các biện pháp giải quyết trong nước đều đã được sử dụng, trừ khi việc áp dụng các biện pháp đó bị kéo dài bất hợp lý hoặc không mang lại sự đền bù thỏa đáng.
- Ủy ban sẽ tuyên bố không tiếp nhận đơn thư nếu:
- Vấn đề này đã từng được Ủy ban xác minh hay đã hoặc đang được xác minh theo một trình tự điều tra hoặc giải quyết quốc tế khác;
- Đơn thư không tương thích với các điều khoản của Công ước;
- Đơn thư rõ ràng là vô căn cứ hoặc không đủ căn cứ;
- Việc gửi đơn thư là lạm dụng quyền;
- Các sự việc là đối tượng khiếu nại xảy ra trước khi Nghị định thư này có hiệu lực đối với Quốc gia thành viên liên quan, trừ khi các sự việc này vẫn tiếp diễn sau ngày Nghị định thư này có hiệu lực với Quốc gia thành viên đó.
Điều 5.
- Vào bất cứ thời gian nào sau khi nhận được đơn thư và trước khi xác định được tính đúng đắn của đơn thư, Ủy ban có thể yêu cầu Quốc gia thành viên liên quan tiến hành các biện pháp khẩn cấp cần thiết để tránh tổn thất không thể khắc phục được đối với nạn nhân hoặc những nạn nhân của vi phạm chưa được chứng minh nói trên.
- Trong khi Ủy ban thực hiện quyền hạn của mình theo đoạn 1 của điều này, thì không có nghĩa là đã tiếp nhận hay đã xác định được tính đúng đắn của đơn thư.
Điều 6.
- Trừ khi Ủy ban xét thấy không thể tiếp nhận đơn thư mà không tham khảo ý kiến của Quốc gia thành viên liên quan, và miễn là cá nhân hoặc các cá nhân đồng ý tiết lộ danh tính cho Quốc gia thành viên đó, Ủy ban sẽ bí mật chuyển bất kỳ đơn thư nào mà nó nhận được theo Nghị định thư này tới Quốc gia thành viên liên quan.
- Trong vòng sáu tháng, Quốc gia thành viên nhận được đơn thư có trách nhiệm trình Ủy ban bản giải thích hoặc khẳng định bằng văn bản làm rõ vấn đề và biện pháp giải quyết, nếu có, mà Quốc gia thành viên đã áp dụng.
Điều 7.
- Ủy ban sẽ xem xét đơn thư nhận được theo Nghị định thư này trên cơ sở tất cả thông tin nó có được từ hay thay mặt cho các cá nhân hoặc nhóm cá nhân, và từ Quốc gia thành viên liên quan, miễn là thông tin này được chuyển đến các bên liên quan.
- Ủy ban sẽ tổ chức họp kín khi xác minh đơn thư theo Nghị định thư hiện hành.
- Sau khi xác minh đơn thư, Ủy ban sẽ chuyển quan điểm của mình, cùng với các kiến nghị, nếu có, tới các bên liên quan.
- Quốc gia thành viên phải xem xét thích đáng những quan điểm, cùng các kiến nghị, nếu có, của Ủy ban, và trong vòng 6 tháng, phải trình lên Ủy ban phản hồi bằng văn bản, trong đó có thông tin về bất kỳ hành động nào đã được tiến hành theo quan điểm và kiến nghị của Ủy ban.
- Ủy ban có thể yêu cầu Quốc gia thành viên cung cấp thêm thông tin về bất kỳ biện pháp nào mà Quốc gia thành viên đã tiến hành dựa trên quan điểm hoặc kiến nghị, nếu có, của Ủy ban, bao gồm cả những thông tin mà Ủy ban xem là phù hợp, trong báo cáo tiếp theo của Quốc gia thành viên theo quy định tại Điều 18 của Công ước.
Điều 8.
- Nếu Ủy ban nhận được thông tin đáng tin cậy cho biết hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc có hệ thống gây ra bởi Quốc gia thành viên đối với các quyền được quy định trong Công ước, Ủy ban sẽ yêu cầu Quốc gia thành viên đó hợp tác trong hoạt động xác minh thông tin và cuối cùng trình nhận xét về các thông tin liên quan.
- Sau khi xem xét bất cứ nhận xét nào do Quốc gia thành viên liên quan trình lên cũng như bất kỳ thông tin đáng tin cậy nào khác mà Ủy ban có thể tiếp cận, Ủy ban có thể chỉ định một hoặc nhiều hơn một thành viên của mình tiến hành điều tra và báo cáo khẩn cấp cho Ủy ban. Nếu được bảo đảm và được sự đồng ý của Quốc gia thành viên, cuộc điều tra đó có thể bao gồm cả chuyến viếng thăm lãnh thổ của Quốc gia thành viên liên quan.
- Sau khi xem xét kỹ lưỡng kết quả của cuộc điều tra, Ủy ban phải chuyển những kết quả này đến Quốc gia thành viên liên quan cùng với bất kỳ nhận xét và kiến nghị nào.
- Quốc gia thành viên liên quan phải, trong vòng sáu tháng kể từ khi nhận được kết quả điều tra, nhận xét về kiến nghị của Ủy ban, trình lên Ủy ban nhận xét của mình.
- Cuộc điều tra này phải được tiến hành bí mật và Quốc gia thành viên phải hợp tác trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng.
Điều 9.
- Ủy ban có thể đề nghị Quốc gia thành viên liên quan đưa vào nội dung báo cáo của mình, theo Điều 18 của Công ước, các thông tin chi tiết về bất kỳ biện pháp nào mà Quốc gia đã thực hiện để đáp lại cuộc điều tra được tiến hành theo Điều 8 của Nghị định thư này.
- Ủy ban có thể, nếu cần thiết, sau thời gian sáu tháng nêu tại Điều 8.4, yêu cầu Quốc gia thành viên liên quan thông báo về những biện pháp đã được thực hiện đáp lại cuộc điều tra đó.
Điều 10.
- Quốc gia thành viên có thể, vào thời điểm ký kết hoặc phê chuẩn hay khi gia nhập Nghị định thư này, tuyên bố không công nhận thẩm quyền của Ủy ban như quy định tại các Điều 8 và 9.
- Bất kỳ Quốc gia thành viên nào đã tuyên bố như đoạn 1 của điều này có thể, vào bất kỳ lúc nào, rút lại tuyên bố trên bằng cách thông báo cho Tổng Thư ký.
Điều 11.
Quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng các cá nhân trong thẩm quyền xét xử của mình không bị ngược đãi hay đe dọa do đã kiện lên Ủy ban theo Nghị định thư này.
Điều 12.
Ủy ban phải nêu tóm tắt các hoạt động của mình theo Nghị định thư này trong báo cáo thường niên theo Điều 21 của Công ước.
Điều 13.
Mỗi Quốc gia thành viên cam kết phổ biến rộng rãi và công khai nội dung Công ước và Nghị định này và tạo điều kiện tiếp cận thông tin về quan điểm và kiến nghị của Ủy ban, cụ thể là, về các vấn đề liên quan đến Quốc gia thành viên đó.
Điều 14.
Ủy ban phải xây dựng các quy tắc tố tụng của riêng mình để làm theo khi thực hiện các chức năng mà Nghị định thư này trao cho.
Điều 15.
- Nghị định thư này sẽ được để ngỏ cho bất kỳ Quốc gia nào đã ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước ký kết.
- Nghị định thư này phải được phê chuẩn bởi bất kỳ Quốc gia nào đã phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước. Các văn bản phê chuẩn phải được gửi cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
- Nghị định thư này sẽ được để ngỏ cho bất kỳ Quốc gia nào đã phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước tham gia.
- Việc gia nhập phải được thực hiện thông qua việc gửi văn bản xin gia nhập lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Điều 16.
- Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 10 được gửi lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
- Đối với Quốc gia phê chuẩn Nghị định thư này hoặc gia nhập Nghị định thư sau khi nó có hiệu lực, thì Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp văn bản xin phê chuẩn hoặc gia nhập Nghị định thư.
Điều 17.
Nghị định thư này không cho phép bất cứ điều khoản bảo lưu nào.
Điều 18.
- Bất kỳ Quốc gia thành viên nào cũng có thể đề xuất sửa đổi Nghị định thư này và đệ trình lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng Thư ký phải thông báo bất cứ đề xuất sửa đổi nào cho các Quốc gia thành viên với yêu cầu rằng các Quốc gia thành viên phải thông báo cho Tổng Thư ký xem họ có muốn tổ chức họp để xem xét và biểu quyết đề xuất đó hay không. Trong trường hợp ít nhất một phần ba Quốc gia thành viên ủng hộ họp mặt, thì Tổng Thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Bất kỳ sửa đổi nào được thông qua bởi đa số các Quốc gia thành viên có mặt và biểu quyết tại hội nghị sẽ được trình lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc để phê duyệt.
- Sửa đổi sẽ có hiệu lực khi nhận được sự chấp thuận của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và được chấp nhận bởi hai phần ba các Quốc gia thành viên Nghị định thư này phù hợp với các tiến trình hiến pháp của các nước.
- Khi sửa đổi có hiệu lực, chúng sẽ ràng buộc các Quốc gia thành viên chấp nhận sửa đổi, các Quốc gia thành viên khác vẫn bị ràng buộc bởi các điều khoản của Nghị định thư hiện tại và bất kỳ sửa đổi nào mà họ đã chấp nhận trước đó.
Điều 19.
- Bất kỳ Quốc gia thành viên nào cũng có thể rút khỏi Nghị định thư này vào bất kỳ lúc nào bằng cách thông báo bằng văn bản tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Tuyên bố bãi ước sẽ có hiệu lực sáu tháng sau ngày Tổng Thư ký nhận được thông báo.
- Tuyên bố bãi ước không ảnh hưởng đến việc tiếp tục áp dụng các điều khoản của Nghị định thư này đối với bất kỳ đơn thư nào được gửi theo Điều 2 hoặc bất kỳ cuộc điều tra nào được tiến hành theo Điều 8 trước ngày tuyên bố bãi ước có hiệu lực.
Điều 20.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các Quốc gia về:
- Việc ký kết, phê chuẩn và gia nhập Nghị định thư này;
- Ngày Nghị định thư này hay bất kỳ sửa đổi nào theo Điều 18 có hiệu lực và của;
- Bất kỳ tuyên bố bãi ước nào theo Điều 19.
Điều 21.
- Nghị định thư này, trong đó văn bản bằng tiếng Ả-rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha đều có giá trị như nhau, được lưu tại kho văn thư lưu trữ của Liên Hợp Quốc.
- Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi bản sao có chứng thực của Nghị định thư này tới tất cả các Quốc gia được nhắc đến trong điều 25 của Công ước.
CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CHỐNG LẠI PHỤ NỮ, 1979
Đăng bởi honeyquyen lúc T3, 10/18/2011 - 10:29
Tên ngắn
CEDAW
Ngày thông qua
18/12/1979
Văn bản tiếng Việt
(Được thông qua và để mở cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết 34/180 ngày 18/12/1979 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực từ ngày 3/9/1981, theo điều 27 (1). Việt Nam phê chuẩn ngày 18/12/1982).
LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Đăng bởi honeyquyen lúc T2, 10/10/2011 - 21:20
Ngày ban hành
29/11/2006
Văn bản tiếng Việt
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đăng bởi honeyquyen lúc T2, 10/10/2011 - 10:41
Ngày ban hành
17/06/2010
Văn bản tiếng Việt
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật người khuyết tật.