- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CEDAW - Khuyến nghị chung số 13
Đăng bởi honeyquyen lúc T4, 10/26/2011 - 11:35
Tên tiếng Anh
Ngày ban hành
07/03/1989
Văn bản tiếng Việt
KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 13
VIỆC TRẢ CÔNG BÌNH ĐẲNG CHO NHỮNG CÔNG VIỆC CÓ GIÁ TRỊ NGANG NHAU*
---------------------------------
Uỷ ban về Xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ
Nhắc lại Công ước số 100 của Tổ chức lao động quốc tế về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho công việc có giá trị ngang nhau, Công ước này đã được đa số các quốc gia thành viên của Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ phê chuẩn.
Nhắc lại rằng, kể từ năm 1983, Uỷ ban đã xem xét được 51 bản báo cáo đầu tiên và 5 bản báo cáo định kỳ lần thứ hai của các quốc gia thành viên Công ước.
Xét rằng mặc dù báo cáo của các quốc gia thành viên Công ước chỉ ra rằng, mặc dù nguyên tắc về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho những công việc có giá trị ngang nhau đã được quy định trong hệ thống pháp luật của nhiều nước, song vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo việc áp dụng nguyên tắc này vào thực tiễn và để xoá bỏ sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính trong thị trường lao động.
Khuyến nghị với các quốc gia thành viên Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ rằng:
1. Để thực hiện đầy đủ Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, các quốc gia thành viên Công ước mà chưa phê chuẩn Công ước số 100 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cần khẩn trương phê chuẩn Công ước này;
2. Các quốc gia thành viên Công ước phải nghiên cứu, phát triển, xem xét và thông qua những cơ chế đánh giá công việc dựa trên những tiêu chí không phụ thuộc vào giới tính, các tiêu chí này giúp cho việc so sánh giá trị giữa các công việc có tính chất khác biệt mà phụ nữ hiện đang chiếm ưu thế với những công việc mà nam giới hiện đang chiếm ưu thế, và các nước này phải nêu rõ những kết quả thu được trong báo cáo của mình đệ trình lên Uỷ ban về Xoá bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ;
3. Các quốc gia thành viên phải hỗ trợ đến mức cao nhất có thể việc thiết lập một cơ chế thực hiện và khuyến khích những nỗ lực của các bên nhằm đạt được thoả ước tập thể, trong các lĩnh vực sẽ áp dụng nguyên tắc này, để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc về trả công bình đẳng cho những công việc có giá trị ngang nhau.