- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Các công ước chính về nhân quyền
CÔNG ƯỚC VỀ CÁC DÂN TỘC VÀ BỘ LẠC BẢN ĐỊA Ở CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP, 1989
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 16:19
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
27/06/1989
Văn bản tiếng Việt
CÔNG ƯỚC VỀ CÁC DÂN TỘC VÀ BỘ LẠC
BẢN ĐỊA Ở CÁC QUỐC GIA ĐỘC LẬP, 1989
(Công ước số 169, được Đại Hội đồng của Tổ chức Lao động quốc tế thông qua trong kỳ họp lần thứ 76, ngày 27/6/1989. Có hiệu lực từ ngày 05/9/1991).
Đại Hội đồng của Tổ chức Lao động quốc tế, được Hội đồng Quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập trong kỳ họp lần thứ 76, ngày 7/6/1989.
TUYÊN NGÔN VỀ QUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA, 2007
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 16:17
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
13/09/2007
Văn bản tiếng Việt
TUYÊN NGÔN VỀ QUYỀN
CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA, 2007
(Thông qua bởi Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc theo Nghị quyết số 61/295 ngày 13/9/2007).
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc,
NHỮNG QUY TẮC TIÊU CHUẨN VỀ BÌNH ĐẲNG CƠ HỘI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, 1993
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 16:14
Ngày thông qua
20/12/1993
Văn bản tiếng Việt
NHỮNG QUY TẮC TIÊU CHUẨN VỀ BÌNH ĐẲNG CƠ HỘI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, 1993
(Được thông qua tại Nghị quyết số 48/96 ngày 20/12/1993 của Liên Hợp Quốc).
GIỚI THIỆU
Cơ sở và nhu cầu thực tiễn
CÁC NGUYÊN TẮC BẢO VỆ NGƯỜI MẮC BỆNH TÂM THẦN VÀ CẢI THIỆN VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN, 1991
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 16:12
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
17/12/1991
Văn bản tiếng Việt
CÁC NGUYÊN TẮC BẢO VỆ NGƯỜI MẮC BỆNH TÂM THẦN VÀ CẢI THIỆN VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN, 1991
(Được Đại Hội đồng thông qua trong Nghị quyết số 46/119 ngày 17/12/1991).
ÁP DỤNG
TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT, 1975
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 16:09
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
09/12/1975
Văn bản tiếng Việt
TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN CỦA
NGƯỜI KHUYẾT TẬT, 1975
(Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 9/12/1975 theo Nghị quyết số 3447 (XXX)).
Đại Hội đồng,
TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT VỀ TÂM THẦN, 1971
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 16:07
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
24/12/1971
Văn bản tiếng Việt
TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT VỀ TÂM THẦN, 1971
(Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 24/l2/1971 theo Nghị quyết số 2856 (XXVI)).
Đại Hội đồng,
CÔNG ƯỚC VỀ CẤM VÀ HÀNH ĐỘNG NGAY ĐỂ XÓA BỎ NHỮNG HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ NHẤT, 1999
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 15:42
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
17/06/1999
Văn bản tiếng Việt
CÔNG ƯỚC VỀ CẤM VÀ HÀNH ĐỘNG NGAY ĐỂ XÓA BỎ NHỮNG HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ NHẤT, 1999
(Được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua trong kỳ họp lần thứ 87, ngày 17/6/1999. Có hiệu lực từ ngày 19/11/2000, theo Điều 10. Việt Nam phê chuẩn ngày 19/12/2000).
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
CÔNG ƯỚC VỀ TUỔI LAO ĐỘNG TỐI THIỂU, 1973
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 15:40
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
26/07/1973
Văn bản tiếng Việt
CÔNG ƯỚC VỀ TUỔI LAO ĐỘNG TỐI THIỂU, 1973
(Công ước số 138 của ILO. Việt Nam gia nhập ngày 24/6/2003).
HỘI NGHỊ TOÀN THỂ CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ,
Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại
Geneva ngày 06/7/1973, trong kỳ họp thứ năm mươi tám;
Đã quyết định thông qua một số đề xuất về tuổi tối thiểu được tuyển dụng vào làm việc là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự của Hội nghị;
Ghi nhận những điều khoản của Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc công nghiệp) năm 1919, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc ngoài biển) năm 1920, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc nông nghiệp) năm 1921, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc dưới hầm tàu và đốt lò) năm 1921, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc phi công nghiệp) năm 1932, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc ngoài biển) (sửa đổi) năm 1936; Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc công nghiệp) (sửa đổi) năm 1937, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc phi công nghiệp) (sửa đổi) năm 1937, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong công việc đánh cá) năm 1959, và Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc dưới mặt đất) năm 1965, và
Xét rằng đã đến lúc phải xây dựng một văn kiện quốc tế chung về vấn đề này để từng bước thay thế các văn kiện hiện có được áp dụng trong các khu vực kinh tế nhất định, nhằm đạt được mục tiêu hủy bỏ hoàn toàn việc sử dụng lao động trẻ em, và
Sau khi đã quyết định rằng những đề xuất này sẽ được tập hợp dưới hình thức một Công ước quốc tế,
Thông qua vào ngày 26/7/1973 công ước dưới đây, gọi là Công ước về Tuổi lao động tối thiểu, 1973.
Điều 1.
Các Quốc gia thành viên Công ước này cam kết theo đuổi một chính sách quốc gia được xây dựng để bảo đảm việc xóa bỏ một cách hiệu quả tình trạng lao động trẻ em và để nâng dần độ tuổi tối thiểu được tuyển dụng vào làm việc hoặc được tham gia lao động tới độ tuổi mà thanh thiếu niên đạt được mức độ phát triển đầy đủ nhất về thể chất và trí lực
Điều 2.
1. Các Quốc gia thành viên Công ước này, trong bản tuyên bố kèm theo văn bản phê chuẩn Công ước, phải nêu rõ độ tuổi tối thiểu được tuyển dụng vào làm việc hoặc được tham gia lao động trên lãnh thổ nước mình và trên những phương tiện vận tải đăng ký ở nước mình; phù hợp với những quy định tại các Điều từ 4 đến 8 Công ước này, không một ai ở dưới mức tuổi tối thiểu đó có thể được tuyển dụng hoặc được làm việc trong bất cứ nghề nào.
2. Các Quốc gia thành viên sau khi phê chuẩn Công ước này có thể có những tuyên bố mới để thông báo cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế biết rằng nước mình đã nâng độ tuổi lao động tối thiểu lên cao hơn so với độ tuổi trước đó đã quy định.
3. Độ tuổi tối thiểu nêu trong khoản 1 điều này phải không được thấp hơn độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi.
4. Mặc dầu có quy định tại khoản 3 điều này, những Quốc gia thành viên mà nền kinh tế và các điều kiện giáo dục còn kém phát triển thì sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức của người sử dụng lao động và của người lao động có liên quan có thể xác định mức tuổi lao động tối thiểu là 14 tuổi trong giai đoạn đầu.
5. Các Quốc gia thành viên đã quy định mức tuổi lao động tối thiểu là 14 tuổi theo khoản trên thì trong các báo cáo về việc áp dụng Công ước nộp theo quy định tại Điều 22 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế phải cho biết:
a. Lý do của việc vẫn quy định mức tuổi như vậy; hoặc
b. Tới thời điểm cụ thể nào họ sẽ thôi không áp dụng khoản 4 nói trên.
Điều 3.
1. Đối với bất kỳ công việc hoặc nghề nghiệp nào mà do tính chất hoặc điều kiện tiến hành có thể có hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của thanh thiếu niên thì mức tuổi lao động tối thiểu không được dưới 18 tuổi.
2. Những loại công việc hoặc nghề nghiệp nêu ở khoản 1 điều này phải được quy định trong các luật hoặc văn bản pháp quy quốc gia, hoặc do các nhà chức trách có thẩm quyền xác định, sau khi đã tham khảo ý kiến của các tổ chức của người sử dụng lao động và của người lao động có liên quan.
3. Mặc dù có quy định ở khoản 1 điều này, các luật hoặc văn bản pháp quy quốc gia hay các nhà chức trách có thẩm quyền vẫn có thể, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức của người sử dụng lao động và của người lao động có liên quan, cho phép việc tuyển dụng hoặc tham gia làm việc các thanh thiếu niên từ độ tuổi 16, với điều kiện là sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của họ phải được bảo vệ đầy đủ và những thanh thiếu niên này phải được hướng dẫn hay đào tạo một cách cụ thể và thích đáng để làm các công việc tương ứng.
Điều 4.
1. Nếu cần thiết và sau khi đã tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động, các nhà chức trách có thẩm quyền có thể không áp dụng công ước này với một số giới hạn công việc hoặc nghề nghiệp mà việc áp dụng công ước này cho những loại công việc hoặc nghề nghiệp đó sẽ gây ra những khó khăn đặc biệt và quan trọng cho việc thi hành.
2. Các Quốc gia thành viên Công ước này, trong báo cáo đầu tiên về việc áp dụng công ước nộp theo quy định tại Điều 22 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế phải liệt kê những loại công việc hoặc nghề nghiệp nào là đối tượng được loại ra theo khoản 1 điều này và phải giải thích rõ về việc đó; trong những báo cáo tiếp theo sẽ phải mô tả tình hình pháp luật và thực tiễn nước mình liên quan đến những loại công việc hoặc nghề nghiệp bị loại trừ áp dụng đó cũng như mức độ ảnh hưởng của việc này đã xảy ra và có thể xảy ra với Công ước.
3. Những công việc hoặc nghề nghiệp nêu ở Điều 3 Công ước sẽ không được coi là đối tượng có thể bị loại trừ áp dụng theo quy định tại điều này.
Điều 5.
1. Những Quốc gia thành viên mà nền kinh tế và các điều kiện quản lý hành chính còn kém phát triển thì sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động có thể giới hạn phạm vi áp dụng công ước này trong giai đoạn đầu.
2. Mọi Quốc gia thành viên muốn áp dụng khoản 1 điều này thì trong bản tuyên bố kèm theo văn bản phê chuẩn của mình phải ghi rõ những hoạt động kinh tế nào hoặc những dạng nghề nghiệp nào nào sẽ áp dụng những quy định của Công ước này.
3. Phạm vi áp dụng Công ước này ít nhất phải bao gồm: các ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu; công nghiệp chế tạo; công nghiệp xây dựng; công nghiệp điện, khí đốt và nước; các dịch vụ vệ sinh; dịch vụ vận tải; kho bãi; thông tin liên lạc; đồn điền và các cơ sở nông nghiệp khác mà sản phẩm chủ yếu nhằm mục đích thương mại; song loại trừ những cơ sở sản xuất nông nghiệp mang tính chất gia đình hoặc có quy mô nhỏ, sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương và không thường xuyên thuê mướn lao động.
4. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào đã giới hạn phạm vi áp dụng Công ước theo điều này đều phải;
a. Chỉ rõ trong các báo cáo về việc áp dụng Công ước nộp theo quy định tại Điều 22 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế tình hình chung ở nước mình liên quan đến thanh thiếu niên và trẻ em được tuyển dụng hoặc tham gia làm việc trong những ngành nghề được loại ra khỏi phạm vi áp dụng Công ước này, cũng như bất kỳ tiến trình đã được thực hiện nhằm mở rộng việc áp dụng những quy định của Công ước;
b. Bất kỳ lúc nào cũng có thể chính thức mở rộng phạm vi áp dụng Công ước bằng một bản tuyên bố gửi cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.
Điều 6.
Công ước này không áp dụng với những hình thức lao động do trẻ em hoặc thiếu niên tiến hành ở các trường phổ thông, các cơ sở dạy nghề hoặc đào tạo kỹ thuật hay trong các cơ sở đào tạo khác; hoặc với những công việc do những người từ 14 tuổi trở lên tiến hành trong các cơ sở mà những công việc đó được tiến hành theo đúng những điều kiện mà các nhà chức trách có thẩm quyền đã quy định sau khi đã tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động, và với điều kiện những công việc đó là một bộ phận không tách rời của:
1. Một khóa giáo dục hoặc đào tạo nghề mà do một nhà trường hay một cơ sở đào tạo nghề chịu trách nhiệm chính;
2. Một chương trình đào tạo nghề mà toàn bộ hay một phần thuộc về một chương trình đã được các nhà chức trách có thẩm quyền chấp thuận;
3. Một chương trình hướng nghiệp được xây dựng nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc lựa chọn hay đào tạo một nghề nghiệp nhất định.
Điều 7.
1. Luật hoặc pháp quy quốc gia có thể cho phép tuyển dụng hoặc tham gia lao động với những người từ 13 đến 15 tuổi trong những công việc nh,ẹ mà:
a. không có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe hoặc sự phát triển của các em;
b. không ảnh hưởng đến việc học tập, việc tham gia vào những chương trình hướng nghiệp hay đào tạo nghề đã được các nhà chức trách có thẩm quyền chấp thuận, hoặc những chương trình mà các em có khả năng tiếp thu.
2. Luật hoặc pháp quy quốc gia có thể cho phép tuyển dụng hoặc tham gia lao động của những người từ ít nhất từ 15 tuổi trở lên tuy chưa hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc, trong các công việc thỏa mãn các điều kiện đã nêu trong các điểm (a) và (b) khoản 1 điều này.
3. Các nhà chức trách có thẩm quyền phải xác định những hoạt động nào mà cho phép tuyển dụng hoặc lao động theo quy định ở các khoản 1 và 2 điều này, và phải quy định số giờ cũng như những điều kiện cho việc tuyển dụng hoặc lao động như vậy.
4. Mặc dầu có những quy định tại các khoản 1 và 2 điều này, Quốc gia thành viên nào đã áp dụng những quy định tại khoản 4 Điều 2 vẫn có thể, chừng nào còn áp dụng những quy định đó, thay thế các độ tuổi 12 và 14 cho các độ tuổi 13 và 15 đã nêu ở khoản 1 và thay thế độ tuổi 14 cho độ tuổi 15 nêu trong khoản 2 điều này.
Điều 8.
1. Sau khi đã tham khảo ý kiến của các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động, các nhà chức trách có thẩm quyền có thể, như một ngoại lệ đối với việc cấm tuyển dụng hoặc tham gia lao động nêu tại Điều 2 Công ước này, cấp giấy phép lao động trên cơ sở các trường hợp của cá nhân, với mục đích chuẩn bị cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
2. Giấy phép cấp như vậy phải quy định giới hạn về thời gian và những điều kiện của việc tuyển dụng hoặc lao động.
Điều 9.
1. Các nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả những chế tài thích đáng để bảo đảm việc tuân thủ hữu hiệu những quy định của Công ước này.
2. Luật hoặc pháp quy quốc gia, hoặc nhà chức trách có thẩm quyền phải xác định những chủ thể nào có trách nhiệm tuân thủ những quy định của Công ước.
3. Luật hoặc pháp quy quốc gia, hoặc nhà chức trách có thẩm quyền phải quy định các sổ đăng ký hoặc các tài liệu khác mà người sử dụng lao động phải lập và xuất trình; những sổ đăng ký hoặc tài liệu đó phải ghi rõ tên, tuổi hoặc ngày sinh đã được chứng nhận, nếu có thể, của những người mà người sử dụng lao động đã tuyển dụng, những người đang làm việc cho họ, và những lao động dưới 18 tuổi.
Điều 10.
1. Công ước này sửa đổi Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc công nghiệp) năm 1919, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc ngoài biển) năm 1920, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc nông nghiệp) năm 1921, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc dưới hầm tàu và đốt lò) năm 1921, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc phi công nghiệp) năm 1932, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc ngoài biển) (sửa đổi) năm 1936; Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc công nghiệp) (sửa đổi) năm 1937, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc phi công nghiệp) (sửa đổi) năm 1937, Công ước về Tuổi tối thiểu (trong công việc đánh cá) năm 1959, và Công ước về Tuổi tối thiểu (trong các công việc dưới mặt đất) năm 1965, theo những điều kiện dưới đây.
2. Việc công ước này có hiệu lực sẽ không cản trở việc phê chuẩn Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc ngoài biển) (sửa đổi) năm 1936; Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc công nghiệp) (sửa đổi) năm 1937, Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc phi công nghiệp) (sửa đổi) năm 1937, Công ước về Tuổi tối thiểu (công việc đánh cá) năm 1959, và Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc dưới mặt đất) năm 1965.
3. Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc công nghiệp) năm 1919, Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc ngoài biển) năm 1920, Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc nông nghiệp) năm 1921, Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc dưới hầm tàu và đốt lò) năm 1921 sẽ đóng lại việc phê chuẩn khi tất cả các Quốc gia thành viên tham gia các công ước đó tán thành việc đóng lại như vậy bằng cách phê chuẩn công ước này, hoặc bằng một bản tuyên bố gửi cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.
4. Khi những nghĩa vụ theo Công ước này được chấp nhận:
a. bởi một Quốc gia thành viên đã tham gia Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc công nghiệp) (sửa đổi) năm 1937 và đã tuyên bố theo đúng quy định ở điều 2 Công ước này một mức tuổi lao động tối thiểu ít nhất là 15 tuổi, thì Công ước trước sẽ đương nhiên không còn hiệu lực với Quốc gia thành viên này;
b. bởi một Quốc gia thành viên đã tham gia Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc phi công nghiệp) năm 1932, thì Công ước trước sẽ đương nhiên không còn hiệu lực với Quốc gia thành viên này;
c. bởi một Quốc gia thành viên đã tham gia Công ước về tuổi tối thiểu (các công việc phi công nghiệp) (sửa đổi) năm 1937 và đã tuyên bố theo đúng quy định ở điều 2 Công ước này một mức tuổi lao động tối thiểu ít nhất là 15 tuổi, thì Công ước trước sẽ đương nhiên không còn hiệu lực với Quốc gia thành viên này;
d. bởi một Quốc gia thành viên đã tham gia Công ước về tuổi tối thiểu (các công việc ngoài biển) (sửa đổi) năm 1936 và đã tuyên bố theo đúng quy định ở điều 2 Công ước này một mức tuổi lao động tối thiểu ít nhất là 15 tuổi, hoặc đã xác nhận rằng điều 3 Công ước này được áp dụng với các công việc ngoài biển, thì Công ước trước sẽ đương nhiên không còn hiệu lực với những Quốc gia thành viên này;
e. bởi một Quốc gia thành viên đã tham gia Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc đánh cá) năm 1959 và đã tuyên bố theo đúng quy định ở điều 2 Công ước này một mức tuổi lao động tối thiểu ít nhất là 15 tuổi, hoặc đã xác nhận rằng Điều 3 Công ước này được áp dụng với các công việc đánh cá, thì Công ước trước sẽ đương nhiên không còn hiệu lực với những Quốc gia thành viên này;
f. bởi một Quốc gia thành viên đã tham gia Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc dưới mặt đất) năm 1965 và đã tuyên bố theo đúng quy định ở điều 2 Công ước này một mức tuổi lao động tối thiểu ít nhất là ngang với mức tuổi tối thiểu được quy định trong Công ước năm 1965, hoặc đã xác nhận rằng độ tuổi đó được áp dụng với các công việc dưới mặt đất theo tinh thần của điều 3 Công ước này, thì Công ước trước sẽ đương nhiên không còn hiệu lực với những Quốc gia thành viên này;
5. Việc chấp nhận những nghĩa vụ của công ước này sẽ dẫn đến việc bãi ước các công ước sau, nếu và khi công ước này có hiệu lực:
a. Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc công nghiệp) năm 1919, theo như điều 12 của công ước này;
b. Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc nông nghiệp) năm 1921, theo như điều 9 của công ước này
c. Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc trên biển) năm 1920, theo điều 10 của công ước này, và Công ước về Tuổi tối thiểu (các công việc dưới hầm tàu và đốt lò) năm 1921, theo điều 12 công ước này.
Điều 11.
Các quốc gia thông báo việc đăng ký phê chuẩn chính thức với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.
Điều 12.
1. Công ước này chỉ ràng buộc các Quốc gia thành viên Tổ chức Lao động quốc tế đã đăng ký phê chuẩn với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.
2. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có hai Quốc gia thành viên đăng ký phê chuẩn.
3. Sau đó, đối với bất kỳ Quốc gia thành viên nào đăng ký phê chuẩn với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế, Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ thời điểm Quốc gia thành viên đó đăng ký phê chuẩn.
Điều 13.
1. Mỗi Quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể tuyên bố rút khỏi Công ước sau 10 năm kể từ thời điểm Công ước này bắt đầu có hiệu lực, bằng cách thông báo bằng văn bản cho Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế. Thông báo rút khỏi Công ước chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày quốc gia đó đăng ký rút khỏi Công ước với Tổng giám đốc.
2. Trong vòng một năm sau khi kết thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản trên mà một Quốc gia thành viên đã phê chuẩn Công ước này không thực hiện quyền rút khỏi Công ước đã quy định tại điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong thời hạn 10 năm tiếp theo rồi sau đó mới được rút khỏi Công ước mỗi khi kết thúc thời hạn 10 năm theo những quy định tại điều này.
Điều 14.
1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo cho các Quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế biết mọi trường hợp đăng ký phê chuẩn và rút khỏi Công ước do các Quốc gia thành viên thông báo.
2. Khi thông báo cho các Quốc gia thành viên Tổ chức Lao động quốc tế về việc đăng ký phê chuẩn của Quốc gia thành viên thứ hai, Tổng Giám đốc sẽ lưu ý các Quốc gia thành viên về thời điểm Công ước có hiệu lực.
Điều 15.
Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế phải thông báo đầy đủ cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, nhằm mục đích lưu chiểu theo Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, về những chi tiết của tất cả văn kiện phê chuẩn và thông báo rút khỏi Công ước được đăng ký theo quy định của các điều khoản trên.
Điều 16.
Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng Quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình một báo cáo về tình hình thực hiện Công ước này lên Hội nghị toàn thể của tổ chức và sẽ xem xét có hay không cần đưa vấn đề sửa đổi một phần hay toàn bộ Công ước này vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể.
Điều 17.
1. Nếu Hội nghị toàn thể thông qua một công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu công ước mới không quy định khác thì:
a. Việc phê chuẩn của một Quốc gia thành viên với một Công ước mới sửa đổi Công ước này sẽ đương nhiên dẫn đến việc lập tức rút khỏi Công ước này mà không cần theo quy định tại Điều 13 trên đây, vào lúc Công ước sửa đổi bắt đầu có hiệu lực.
b. Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ không mở để các quốc gia phê chuẩn nữa.
2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Quốc gia thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước sửa đổi.
Điều 18.
Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.
TUYÊN BỐ VỀ XÓA BỎ BẠO LỰC VỚI PHỤ NỮ, 1993
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 15:37
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
20/12/1993
Văn bản tiếng Việt
TUYÊN BỐ VỀ XÓA BỎ BẠO LỰC VỚI PHỤ NỮ, 1993
(Được thông qua theo Nghị quyết 48/104 ngày 20/12/1993 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc).
Đại Hội đồng,
Ghi nhận sự cấp thiết phải bảo đảm cho phụ nữ những quyền và nguyên tắc về sự bình đẳng, an ninh, tự do, sự toàn vẹn và phẩm hạnh của tất cả
mọi người,
TUYÊN BỐ VỀ BẢO VỆ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VÀ XUNG ĐỘT VŨ TRANG, 1974
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 15:34
Ngày thông qua
14/12/1974
Văn bản tiếng Việt
TUYÊN BỐ VỀ BẢO VỆ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VÀ
XUNG ĐỘT VŨ TRANG, 1974
(Được thông qua theo Nghị quyết 3318 (XXIX) ngày 14/12/1974 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc).
Đại Hội đồng,
Xét khuyến nghị của Hội đồng Kinh tế và Xã hội trong Nghị quyết 1861 (LVI) ngày 16/5/1974,