Skip to main content

Các công ước chính về nhân quyền

CÔNG ƯỚC VỀ NÔ LỆ

Tên tiếng Anh

Ngày thông qua

25/09/1926

Văn bản tiếng Việt

CÔNG ƯỚC VỀ NÔ LỆ, 1926

 (Được Hội Quốc liên thông qua ngày 25/9/1926. Có hiệu lực từ ngày 9/3/1927, theo quy định tại điều 12)

Lời nói đầu

Xét rằng, các quốc gia ký Đạo luật chung của Hội nghị Brúc-xen năm 1889-1890 đã tuyên bố rằng họ đều phấn khích với dự định mạnh mẽ về xoá bỏ tình trạng buôn bán nô lệ Châu Phi,

Xét rằng, các quốc gia ký Công ước Saint-Germain-en-Laye năm 1919 sửa đổi Đạo luật chung Béc-lin năm 1885 và Đạo luật chung và tuyên bố Brúc-xen năm 1890, đã khẳng định dự định trấn áp hoàn toàn chế độ nô lệ dưới mọi hình thức và việc buôn bán nô lệ theo đường bộ và đường biển,

CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Tên ngắn

CRPD

Ngày thông qua

13/12/2006

CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

                                                                Lời nói đầu                                                              

Các quốc gia thành viên Công ước này,

  1. Nhắc lại các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc trong đó thừa nhận phẩm giá vốn có, cũng như các quyền bình đẳng bất di bất dịch của mọi thành viên gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới,
  2. Thừa nhận rằng Liên Hợp Quốc, trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và trong các Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966, đã thống nhất tuyên bố rằng mọi người đều có các quyền và tự do mà các công ước đó bảo vệ, không có sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào,

NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ CHỐNG ĐƯA NGƯỜI DI CƯ TRÁI PHÉP BẰNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG KHÔNG, BỔ SUNG CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA

Ngày thông qua

15/11/2000

NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ CHỐNG ĐƯA NGƯỜI DI CƯ TRÁI PHÉP BẰNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG KHÔNG, BỔ SUNG CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA, 2000

(Được thông qua và mở cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 55/25 ngày 15/11/2000 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc)

                                                              Lời nói đầu

Các quốc gia thành viên của Nghị định thư này,

Tuyên bố rằng hành động hữu hiệu để ngăn ngừa và đấu tranh chống việc đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không đòi hỏi một cách tiếp cận quốc tế toàn diện, bao gồm việc hợp tác, trao đổi thông tin và các biện pháp thích hợp khác, kể cả các biện pháp kinh tế-xã hội, ở cấp độ  quốc gia, khu vực và quốc tế,

Nhắc lại Nghị quyết số 54/212 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 22/12/1999, trong đó Đại hội đồng kêu gọi các   quốc gia thành viên và hệ thống Liên Hợp Quốc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực di cư quốc tế và phát triển để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của việc di cư, đặc biệt là những nguyên nhân liên quan tới nghèo đói, và để tối đa hoá lợi ích của di cư quốc tế cho các bên liên quan, và khuyến khích, nếu thích hợp, các cơ chế liên khu vực, khu vực và tiểu khu vực tiếp tục giải quyết vấn đề di cư và phát triển,

CÔNG ƯỚC VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG GIÁO DỤC

Tên ngắn

ICADE

Ngày thông qua

14/12/1960

 

CÔNG ƯỚC VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG GIÁO DỤC, 1960

 (Được Đại hội đồng Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc  thông qua tại kỳ họp lần thứ 11, ngày 14/12/1960. Có hiệu lực ngày 22/5/1962)

 

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc họp tại Pa-ri từ ngày 14/11 đến ngày /1960, kỳ họp thứ 11,

Nhắc lại rằng, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người đã khẳng định nguyên tắc không phân biệt đối xử và mọi người đều có quyền được giáo dục,

Xét rằng, phân biệt đối xử trong giáo dục là một hành vi vi phạm các quyền được ghi nhận trong Tuyên ngôn đó,

Xét rằng, theo các quy định tại Điều lệ của tổ chức, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc có mục đích thể chế hóa sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy hơn nữa sự tôn trọng các quyền con người và sự bình đẳng về cơ hội giáo dục trên phạm vi toàn cầu,

Công nhận rằng, với tôn chỉ và mục đích của mình, Tổ chức văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc, trong khi tôn trọng sự đa dạng của các hệ thống giáo dục quốc gia, không chỉ có nghĩa vụ xoá bỏ bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào trong giáo dục, mà còn có nghĩa vụ thúc đẩy sự đối xử bình đẳng và cơ hội ngang nhau trong giáo dục đối với mọi người,

Xem xét những kiến nghị về các khía cạnh khác nhau của sự phân biệt đối xử trong giáo dục, tập hợp thành mục 17.1.4 trong chương trình nghị sự của kỳ họp,

Đã quyết định tại kỳ họp thứ 10 rằng vấn đề này cần được coi là chủ đề của một công ước quốc tế cũng như của các khuyến nghị với các quốc gia thành viên,

Thông qua Công ước này vào ngày 14/2/1960.

Điều 1.

1. Trong phạm vi của Công ước này, thuật ngữ “phân biệt đôí xử” bao gồm bất kỳ sự phân biệt, bài trừ, hạn chế hoặc ưu đãi nào dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, điều kiện kinh tế hoặc dòng dõi, có mục đích hoặc tác động làm vô hiệu hoá hay gây tổn hại đến việc đối xử bình đẳng trong giáo dục, đặc biệt là:

  1. Tước đoạt của một người hoặc nhóm người quyền được tiếp cận giáo dục dưới bất kỳ hình thức hay ở bất kỳ cấp độ nào;
  2. Hạn chế chuẩn mực giáo dục thấp kém đối với một người hoặc một nhóm người;
  3. Thành lập hoặc duy trì các hệ thống hoặc cơ sở giáo dục riêng rẽ, khác nhau cho các cá nhân, hoặc nhóm người, trừ  trường hợp áp dụng các quy định tại điều 2 Công ước này;
  4. Áp đặt với một người hoặc nhóm người những điều kiện trái với nhân phẩm con người.

2. Trong phạm vi Công ước này, thuật ngữ giáo dục đề cập đến mọi hình thức và cấp độ giáo dục, trong đó có quyền được tiếp cận giáo dục, chuẩn mực và chất lượng giáo dục, và những điều kiện thực hiện giáo dục.

Điều 2.

Khi được phép tại một quốc gia, những  trường hợp dưới đây sẽ không bị coi là cấu thành sự phân biệt đối xử, theo định nghĩa tại điều 1 Công ước này:

  1. Thành lập hoặc duy trì các hệ thống hoặc cơ sở giáo dục riêng cho học sinh cả hai giới, nếu những hệ thống hoặc cơ sở này tạo cơ hội tiếp cận giáo dục tương đương, cung cấp đội ngũ giảng dạy có chuẩn mực trình độ cũng như cơ sở vật chất  trường học có chất lượng như nhau, và đáp ứng cơ hội để tham gia những môn học như nhau hoặc tương đương;
  2. Thành lâp hoặc duy trì, vì lý do tôn giáo hoặc ngôn ngữ, các hệ thống hoặc cơ sở giáo dục riêng, thực hiện một chế độ giáo dục phù hợp với nguyện vọng của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh, nếu sự tham gia vào những hệ thống như vậy hoặc đi học tại những cơ sở như vậy là không bắt buộc, và nếu chế độ giáo dục đó phù hợp với những chuẩn mực do các cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định hoặc thông qua đặc, biệt với chế độ giáo dục cùng cấp;
  3. Thành lập hoặc duy trì các cơ sở giáo dục tư, nếu mục đích của những cơ sở này không nhằm loại trừ bất kỳ nhóm nào, mà nhằm cung cấp các loại hình giáo dục bổ sung cho loại hình giáo dục công, nếu các cơ sở này được tổ chức phù hợp với mục đích đó, và nếu chế độ giáo dục mà các cơ sở này cung cấp đó phù hợp với những chuẩn mực như đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định hoặc thông qua, đặc biệt đối với chế độ giáo dục cùng cấp;

Điều 3.

Để xoá bỏ và ngăn chặn sự phân biệt đối xử theo định nghĩa tại Công ước này, các quốc gia thành viên cam kết :

(a) Xoá bỏ mọi quy định pháp luật và hành chính, chấm dứt mọi hoạt động mang tính chất hành chính thể hiện phân biệt đối xử trong giáo dục;

(b) Bảo đảm bằng pháp luật trong  trường hợp cần thiết, rằng không có sự phân biệt đối xử nào trong việc nhận học sinh vào các cơ sở giáo dục;

c) Không cho phép các cơ quan chính quyền có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào giữa các công dân thuộc các dân tộc khác, trừ  trường hợp dựa trên thành tích hoặc nhu cầu, trong vấn đề học phí và cấp học bổng hoặc các hình thức hỗ trợ khác cho học sinh và những giấy phép và điều kiện cần thiết cho việc đi học ở nước ngoài;

d) Không cho phép sự trợ giúp dưới  mọi  hình  thức của chính quyền dành cho các cơ sở giáo dục, hay bất kỳ sự hạn chế hay ưu đãi nào chỉ dựa trên lý do học sinh thuộc một nhóm đặc biệt;

e) Cho phép các công dân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia khác quyền được tiếp cận giáo dục ngang bằng với các công dân của họ.

Điều 4.

Bằng những biện pháp thích hợp với hoàn cảnh và phong tục ở các nước, các quốc gia thành viên Công ước này cam kết tăng cường hơn nữa việc xây dựng, phát triển và áp dụng chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy sự đối xử bình đẳng và cơ hội ngang nhau trong giáo dục và đặc biệt là:

a) Tổ chức giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc; tạo điều kiện cho giáo dục trung học dưới mọi hình thức khác nhau một cách cơ bản đối với mọi người; tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng bậc giáo dục cao đẳng và đại học trên cơ sở năng lực cá nhân; bảo đảm mọi người tuân thủ nghĩa vụ đi học theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm rằng các chuẩn mực giáo dục ở các cơ sở giáo dục công cùng cấp là như nhau, và các điều  kiện liên quan đến chất lượng giáo dục cũng tương đương nhau;

c) Bằng những biện pháp thích hợp việc giáo dục, khuyến khích và tăng cường giáo dục cho những người chưa qua giáo dục tiểu  học hoặc những người chưa hoàn thành toàn bộ cấp tiểu học, khuyến khích và tăng cường việc tiếp tục học tập của họ trên cơ sở năng lực cá nhân;

d) Tổ chức đào tạo nghề sư phạm mà không có sự phân biệt đối xử;

   Điều 5.

1. Các quốc gia thành viên Công ước này nhất trí rằng :

  1. Giáo dục cần hướng vào sự phát triển đầy đủ nhân cách con người và tăng cường sự tôn trọng các quyền con người và tự do cơ bản; thúc đẩy sự hiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và thúc đẩy hơn nữa các hoạt động của Liên Hợp Quốc phục vụ sự nghiệp gìn giữ hoà bình;
  2. Rất cần phải tôn trọng quyền tự do của cha mẹ và, trong  trường hợp có thể áp dụng, của những người giám hộ hợp pháp, trước hết trong việc lựa chọn cho trẻ em nơi học ngoài các cơ sở do chính quyền duy trì, nhưng phải phù hợp với những chuẩn mực giáo dục tối thiểu như đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định hoặc thông qua, và tiếp theo là trong việc bảo đảm việc dạy tôn giáo và giáo dục đạo đức cho trẻ em phù hợp với tín ngưỡng riêng của họ theo một phương thức phù hợp với trình tự áp dụng pháp luật của quốc gia; và không ai hoặc nhóm người nào bị buộc phải học tôn giáo trái với tín ngưỡng của người đó hoặc của nhóm đó;
  3. Cần phải công nhận quyền của các thành viên thuộc các nhóm thiểu số được tiến hành các hoạt động giáo dục riêng của họ, kể cả việc duy trì các  trường học và phụ thuộc vào chính sách giáo dục của mỗi quốc gia, việc sử dụng hoặc giảng dạy ngôn ngữ của riêng họ, tuy nhiên với các điều kiện rằng:
  1.  quyền này không được thực hiện theo một phương thức ngăn cản các thành viên của những nhóm thiểu số này tìm hiểu văn hoá và ngôn ngữ của toàn bộ cộng đồng lớn và tham gia vào các hoạt động của toàn bộ cộng đồng lớn hoặc gây định kiến về chủ quyền quốc gia;
  2.  chuẩn mực giáo dục tại các  trường riêng này không được thấp hơn so với chuẩn mực chung được các cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định  hoặc thông qua;
  3.  việc đi học tại các  trường đó là không bắt buộc.

2. Các quốc gia thành viên Công ước này có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm áp dụng các nguyên tắc được ghi nhận trong khoản 1 của điều này.

         Điều 6 .

                Trong quá trình áp dụng Công ước này, các quốc gia thành viên cam kết dành sự quan tâm cao nhất đến những khuyến nghị chỉ định các biện pháp cần thực hiện chống lại những hình thức phân biệt đối xử khác nhau trong giáo dục và nhằm mục đích bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội và đối xử trong giáo dục, mà sẽ được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và giáo dục Liên Hợp Quốc thông qua tiếp theo Công ước này.

                 Điều 7.

                Trong các báo cáo định kỳ đệ trình lên Hội nghị toàn thể của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc vào thời gian và theo cách thức do hội nghị quyết định, các quốc gia thành viên Công ước này sẽ cung cấp thông tin về các quy định pháp luật và hành chính đã thông qua và những hành động khác mà họ thực hiện nhằm áp dụng Công ước này, kể cả các biện pháp được thực hiện nhằm xây dựng và phát triển chính sách quốc gia được xác định tại điều 4, cũng như kết quả đạt được và trở ngại gặp phải trong quá trình áp dụng chính sách đó.

                Điều 8.

                Mọi tranh chấp có thể phát sinh giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên Công ước này, liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước, nếu không giải quyết được bằng thương lượng và khi không tìm được biện pháp giải quyết nào khác, thì theo đề nghị của các bên tranh chấp,  sẽ được đưa ra Toà án Công lý Quốc tế phán xử.

Điều 9.

Không chấp nhận bảo lưu đối với Công ước này.

Điều 10.

             Công ước này sẽ không có tác dụng làm giảm các quyền mà các cá nhân hoặc nhóm có thể được hưởng theo những hiệp định được ký kết giữa hai hay nhiều quốc gia, với điều kiện những quyền đó không trái với nội dung hoặc tinh thần của Công ước này.

Điều 11.

            Công ước này được làm bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá trị như nhau.

Điều 12.

           1. Công ước này phải được các quốc gia thành viên Tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc phê chuẩn hoặc phê duyệt phù hợp với thủ tục hiến định của từng quốc gia.

           2. Các văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Giám đốc của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc.

Điều 13.

           1. Công ước này để ngỏ cho các quốc gia không phải là thành viên Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc nhưng được ban Chấp hành của tổ chức này mời tham gia gia nhập.

          2. Việc gia nhập được thực hiện bằng cách nộp lưu chiểu văn kiện gia nhập cho Tổng Giám đốc Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục.

Điều 14.

          Công ước này bắt đầu có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày văn kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập thứ ba được nộp lưu chiểu, nhưng chỉ đối với các quốc gia đã gửi các văn kiện của họ vào ngày lưu chiểu hoặc trước ngày đó. Đối với các quốc gia phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập sau khi Công ước bắt đầu có hiệu lực, Công ước này bắt đầu có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày văn kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập của quốc gia đó được nộp lưu chiểu.

Điều 15.

         Các quốc gia thành viên của Công ước này công nhận rằng Công ước được áp dụng không chỉ đối với lãnh thổ quốc gia của họ, mà còn cho các lãnh thổ phi tự quản, uỷ trị, thuộc địa và lãnh thổ khác mà họ chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế; các quốc gia thành viên Công ước cam kết tham khảo ý kiến của các chính phủ hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền khác của lãnh thổ này vào thời điểm ký trước khi phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập nếu cần, nhằm mục đích bảo đảm việc áp dụng Công ước này đối với những lãnh thổ đó, và thông báo cho Tổng Giám đốc của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc về những lãnh thổ mà Công ước này sẽ áp dụng, thông báo này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày được tiếp nhận.

Điều 16.

        1. Quốc gia thành viên của Công ước này có thể tự mình hoặc thay mặt cho lãnh thổ mà quốc gia đó chịu trách nhiệm trong quan hệ quốc tế, tuyên bố rút khỏi công ước.

        2. Việc tuyên bố rút khỏi Công ước phải được thông báo bằng văn bản và nộp lưu chiểu cho Tổng Giám đốc của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc.

       3. Tuyên bố rút khỏi Công ước có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày tiếp nhận văn kiện tuyên bố.

              Điều 17.

        Tổng Giám đốc Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên của tổ chức này, các quốc gia không phải là thành viên của tổ chức này mà đề cập tại điều 13, cũng như thông báo cho Liên Hợp Quốc về việc lưu chiểu mọi văn kiện phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập theo quy định tại các điều 12 và 13, và các thông báo và tuyên bố rút khỏi Công ước theo quy định tại các điều 15 và 16.

Điều 18.

          1. Công ước này có thể được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc sửa đổi. Tuy nhiên, bất kỳ sự sửa đổi nào như vậy sẽ chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia sẽ trở thành thành viên của Công ước sửa đổi.

         2. Nếu Hội nghị toàn thể thông qua một công ước mới sửa đổi toàn bộ hoặc từng phần Công ước này, Công ước này sẽ ngừng để ngỏ cho phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập kể từ ngày công ước mới sửa đổi có hiệu lực trừ  trường hợp công ước mới có quy định khác.

          Điều 19.

         Theo điều 102 Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước này sẽ được đăng ký với Ban thư ký của Liên Hợp Quốc theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc.

        Làm tại Pa-ri, ngày 15/12/1960, hai bản gốc có chữ ký của Chủ tịch kỳ họp thứ 11 của Hội nghị toàn thể và của Tổng Giám đốc Tổ chức Văn hoá  Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc sẽ được lưu chiểu tại Cơ quan lưu trữ của Tổ chức Văn hoá  Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc, và bản sao có chứng thực sẽ được chuyển đến Liên Hợp Quốc và mọi quốc gia được đề cập tại các điều 12 và 13.

        Trên đây là bản gốc của Công ước này được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Văn hoá  Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 11, tổ chức tại Pa-ri và tuyên bố bế mạc ngày 15/12/1960.

         Tin tưởng như vậy, chúng tôi đã ký vào ngày 15/12/1960.             

 

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ XOÁ BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC

Tên ngắn

ICEFRD

Ngày thông qua

21/12/1965

(Được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106 A (XX) ngày 21/12/1965 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực từ ngày 4/1/1969, căn cứ theo Điều 19. Việt Nam gia nhập ngày 9/6/1981).

NGHỊ ĐỊNH THƯ KHÔNG BẮT BUỘC THỨ HAI CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC BÃI BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

Tên ngắn

Optional Protocol II

Ngày thông qua

15/12/1989

NGHỊ ĐỊNH THƯ KHÔNG BẮT BUỘC THỨ HAI CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC BÃI BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH, 1989

(Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 44/128, ngày 5/12/1989).

Các Quốc gia thành viên của Nghị định thư:

Tin tưởng rằng, việc bãi bỏ hình phạt tử hình góp phần nâng cao nhân phẩm và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ các quyền con người;

Khẳng định lại Điều 3 của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948 và Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16/12/1966;

Lưu ý rằng, Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị khuyến nghị mạnh mẽ việc bãi bỏ hình phạt tử hình ngay khi có điều kiện cho phép thực hiện việc đó.

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

Tên ngắn

ICCPR

Ngày thông qua

16/12/1966

(Được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực ngày 23/3/1976, căn cứ theo điều 49)

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ

Tên ngắn

CESCR

Ngày thông qua

16/12/1966

 

(Được thông qua và để ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực từ ngày 3/01/1976, căn cứ theo Điều 27)

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera