Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

CCPR - Bình luận chung số 24

Phiên bản PDF

Ngày ban hành

04/11/1994

 

BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 24

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BẢO LƯU KHI  PHÊ CHUẨN, GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VÀ CÁC NGHỊ ĐỊNH THƯ BỔ SUNG, HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TUYÊN BỐ THEO ĐIỀU 41*

---------------------------------

 

  1. Ngày 1/11/1994, 46 trong số 127  của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã đưa ra 150 bảo lưu có ý nghĩa khác nhau với việc chấp nhận các nghĩa vụ theo Công ước. Một số bảo lưu loại trừ nghĩa vụ của quốc gia  liên quan trong việc bảo đảm một số quyền cụ thể theo Công ước. Một số khác được diễn đạt dưới những thuật ngữ chung hơn nhằm bảo đảm vị thế tối cao của một số quy định pháp luật của quốc gia . Tuy nhiên, có một số bảo lưu nhằm vào thẩm quyền của Uỷ ban. Với số lượng bảo lưu lớn như vậy thì nội dung và phạm vi của chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi Công ước và làm giảm sự tôn trọng nghĩa vụ của các . Vấn đề quan trọng đối với các  là cần biết chính xác nước mình và những quốc gia  khác đang bảo lưu những những nghĩa vụ gì. Để thực hiện những nghĩa vụ theo Điều 40 của Công ước hay theo các Nghị định thư không bắt buộc, Uỷ ban cần biết một quốc gia  bị ràng buộc bởi nghĩa vụ cụ thể nào và đến mức độ nào. Điều này đòi hỏi phải xác định một tuyên bố đơn phương có thể được coi là bảo lưu hay cần phải là tuyên bố kèm theo giải thích, và các tuyên bố bảo lưu có cần phải được chấp thuận thì mới có hiệu lực hay không.
  2. Vì những lý do đó, Uỷ ban cho rằng cần có một Bình luận chung để giải quyết các vấn đề có liên quan theo luật quốc tế và chính sách nhân quyền. Bình luận chung này xác định những nguyên tắc của luật quốc tế được áp dụng cho việc đưa ra những bảo lưu và căn cứ vào đó để kiểm chứng việc chấp nhận và giải thích mục đích của những bảo lưu đó. Bình luận chung này cũng đề cập đến vai trò của các  liên quan đến tuyên bố bảo lưu của các quốc gia  khác, cũng như vai trò của chính Uỷ ban liên quan đến các bảo lưu. Ngoài ra, Bình luận chung này cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với các  trong việc xem xét lại các bảo lưu, và đối với các quốc gia  chưa là thành viên của Công ước về những khía cạnh pháp lý và chính sách nhân quyền liên quan đến việc bảo lưu mà cần xem xét khi phê chuẩn hay gia nhập Công ước.
  3. Vấn đề là không dễ dàng phân biệt bảo lưu với một tuyên bố khi mà cách hiểu của các quốc gia  về việc giải thích một quy định hay một tuyên bố về chính sách là khác nhau. Vấn đề cần xem xét ở đây là ý định của  chứ không phải là hình thức văn kiện nó biểu hiện. Nếu một tuyên bố, cho dù có tên hay tiêu đề như thế nào, nhưng nội dung của nó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một điều ước được áp dụng đối với một quốc gia  thì tạo thành một bảo lưu(1). Ngược lại, nếu cái gọi là bảo lưu chỉ đưa ra cách hiểu của một quốc gia  về một quy định nhưng không loại trừ hay làm thay đổi việc áp dụng quy định đó đối với quốc gia  này thì trên thực tế không phải là bảo lưu.
  4. Khả năng đưa ra các bảo lưu có thể khuyến khích các  cho rằng mình đang gặp khó khăn trong việc bảo đảm tất cả các quyền trong Công ước cho dù phải chấp nhận tính phổ biến của các nghĩa vụ trong Công ước. Các bảo lưu có thể hữu ích khi giúp các  điều chỉnh những yếu tố cụ thể trong pháp luật nước mình về những quyền cơ bản của cá nhân đã được ghi nhận trong Công ước. Tuy nhiên, về nguyên tắc các quốc gia  được mong muốn chấp nhận đầy đủ các nghĩa vụ, bởi vì các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người là sự thể hiện về mặt pháp lý các quyền cốt yếu mà mọi cá nhân được hưởng với tư cách là con người.
  5. Công ước không cấm việc đưa ra các bảo lưu và cũng không đề cập đến một loại bảo lưu nào được chấp nhận hay không được chấp nhận.Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất cũng như vậy. Tuy nhiên, Nghị định thư không bắt buộc thứ hai, tại khoản 1 Điều 2 quy định rằng: “Không có bảo lưu nào đối với Nghị định thư này được chấp nhận ngoại trừ được đưa ra vào thời điểm phê chuẩn hay gia nhập mà quy định việc áp dụng hình phạt tử hình trong thời chiến chiểu theo một bản án về một tội phạm nghiêm trọng nhất có tính chất quân sự phạm phải trong thời chiến”. Các khoản 2 và 3 Nghị định thư này quy định các nghĩa vụ tố tụng cụ thể.
  6. Việc không có sự ngăn cấm đối với các bảo lưu không có nghĩa là mọi bảo lưu đều được chấp nhận. Vấn đề bảo lưu theo Công ước và Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất được điều chỉnh bởi luật quốc tế. Điều 19(3) Công ước Viên về Luật Điều ước đưa ra sự hướng dẫn có liên quan ([1]). Hướng dẫn này quy định rằng một quốc gia  có thể đưa ra bảo lưu nếu việc đó không bị cấm bởi Công ước và  thuộc vào vấn đề cụ thể được Công ước chấp nhận, tuy nhiên, bảo lưu đưa ra phải không trái với mục đích và yêu cầu của điều ước. Mặc dù vậy, không giống như một số điều ước khác về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị không đưa ra sự tham chiếu cụ thể nào cho việc đánh giá mục đích và yêu cầu của Công ước mà chi phối việc giải thích và chấp nhận các bảo lưu.
  7. Trong một điều ước mà xác định rất nhiều quyền dân sự và chính trị, thì mỗi điều khoản đều có sự ảnh hưởng với nhau và đều bảo đảm cho các mục đích của Công ước. Mục đích và yêu cầu của Công ước là đưa ra những chuẩn mực nhân quyền có sự ràng buộc về mặt pháp lý bằng việc quy định các quyền dân sự và chính trị cụ thể và đặt chúng trong khuôn khổ nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia  phê chuẩn Công ước; đồng thời xác lập một cơ chế giám sát hiệu quả đối với việc thực hiện các nghĩa vụ đó.
  8. Các bảo lưu mà vi phạm những quy tắc có tính bắt buộc sẽ bị coi là không phù hợp với mục đích và yêu cầu của Công ước. Cho dù các điều ước đơn giản chỉ là sự trao đổi các nghĩa vụ giữa các  và vì vậy cho  phép các quốc gia  được đưa ra bảo lưu, song với các điều ước quốc tế về nhân quyền, việc thực thi chúng không nhằm mục đích gì khác hơn là bảo vệ lợi ích của các cá nhân thuộc quyền tài phán của các quốc gia . Vì vậy, các quy định của Công ước mà được đồng thời xem là các quy phạm luật tập quán quốc tế (và vì thế có tính chất bắt buộc với mọi quốc gia , kể cả những quốc gia  không phải là thành viên Công ước) thì không thể bị bảo lưu. Như vậy, các  không thể bảo lưu bảo lưu các nghĩa vụ trong các vấn đề như xóa bỏ chế độ nô lệ; tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục; hành quyết độc đoán; bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo; suy đoán vô tội; áp dụng hình phạt tử hình với trẻ em hay phụ nữ có thai; cho phép kích động sự hận thù dân tộc, sắc tộc hay tôn giáo;  quyền kết hôn của những người ở độ tuổi kết hôn; quyền hưởng nền văn hoá, tôn giáo, ngôn ngữ riêng của những nhóm thiểu số. Mặc dù các bảo lưu về những quy định cụ thể của Điều 14 có thể được chấp nhận thì một bảo lưu chung đối với quyền được xét xử công bằng sẽ không được chấp nhận.
  9. Đánh giá một cách tổng thể hơn về mục đích và yêu cầu của Công ước, Uỷ ban nhận thấy rằng việc bảo lưu đối với Điều 1 mà phủ nhận quyền tự quyết dân tộc là không phù hợp với mục đích và yêu cầu của Công ước. Bảo lưu với quyền bình đẳng không bị phân biệt đối xử quy định ở Điều 2 (1) cũng không được chấp nhận. Các  cũng không được bảo lưu Điều 2 (2) trong đó quy định nghĩa vụ phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm các quyền trong Công ước.
  10. Uỷ ban cũng xem xét đến vấn đề là các bảo lưu có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá về “mục đích và yêu cầu” của Công ước hay không. Cụ thể, việc bảo lưu việc bảo đảm các quyền mà không thể bị đình chỉ áp dụng (non-derogable rights) có phù hợp với mục đích và yêu cầu của Công ước hay không. Về vấn đề này, trong khi không nên phân loại các quyền theo tầm quan trọng thì theo Công ước, việc thực hiện một số quyền nhất định phải mang tính liên tục, không thể bị đình chỉ trong mọi trường hợp, kể cả trong những bối cảnh khẩn cấp của quốc gia . Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của các quyền  đó. Nhưng không phải tất cả các quyền đều đặc biệt quan trọng, chẳng hạn như các quyền trong Điều 9 và Điều 27 của Công ước trên thực tế được cho là non-derogable. Một lý do để một số quyền nhất định được cho là non-derogable là việc đình chỉ các quyền này không liên quan đến việc kiểm soát hợp pháp của tình trạng khẩn cấp quốc gia  (ví dụ, quyền không được phạt tù vì nợ nần theo Điều 11). Lý do khác là việc đình chỉ các quyền đó thực sự là không thể (ví dụ như quyền tự do tín ngưỡng). Đồng thời, một số quyền được coi là non-derogable bởi lẽ nếu đình chỉ các quyền này thì sẽ không còn nguyên tắc pháp quyền. Một bảo lưu đối với các quy định của bản thân Điều 4 sẽ thuộc dạng này, bởi lẽ nó đề cập đến sự cân bằng giữa những lợi ích của Nhà nước và các quyền của cá nhân trong trường hợp khẩn cấp. Một số quyền là non-derogable mà trong mọi trường hợp đều không được bảo lưu vì chúng là những quy phạm bắt buộc, cũng có tính chất này - ví dụ như việc cấm tra tấn và tước đoạt tính mạng con người một cách trái pháp luật ([2]). Trong khi không có sự tương quan rõ ràng giữa việc bảo lưu các quy định non-derogable và việc bảo lưu mà trái với mục đích và yêu cầu của Công ước thì các  phải có bổn phận chứng minh sự bảo lưu các quy định non-derogable là không trái với mục đích và yêu cầu của Công ước.
  11. Công ước không chỉ đề cập đến những quyền cụ thể mà cả những bảo đảm quan trọng. Những bảo đảm này đưa ra khuôn khổ cần thiết cho việc thực hiện các quyền trong Công ước và bởi vậy rất quan trọng đối với mục đích và yêu cầu của Công ước. Một số bảo đảm được thực hiện ở cấp quốc gia  và một số được thực hiện ở cấp quốc tế. Những bảo lưu đưa ra nếu nhằm loại bỏ những bảo đảm này thì không được chấp nhận. Do vậy, một quốc gia  không thể đưa ra bảo lưu đối với khoản 3 Điều 2 của Công ước với mục đích không thực hiện các biện pháp khắc phục những vi phạm về nhân quyền. Những bảo đảm như vậy là một phần tất yếu của Công ước và để tăng cường hiệu lực của nó. Công ước cũng xác định vai trò giám sát của Uỷ ban nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra. Các bảo lưu nhằm vào việc loại trừ những yếu tố quan trọng trong Công ước mà để đảm bảo việc hưởng các quyền thì cũng không được coi là phù hợp với mục đích và yêu cầu của Công ước. Do vậy, các   không thể bảo lưu quy định về gửi báo cáo cho Uỷ ban. Vai trò của Uỷ ban theo Công ước, cho dù theo Điều 40 hay theo các Nghị định thư không bắt buộc, bao gồm việc giải thích các quy định của Công ước và phát triển khoa học pháp lý. Do vậy, một bảo lưu không thừa nhận thẩm quyền của Uỷ ban trong việc giải thích những quy định của Công ước thì cũng bị coi là trái với mục đích và yêu cầu của Công ước.
  12. Mục đích của Công ước là bảo đảm các quyền đã được ghi nhận phải được đảm bảo cho tất cả mọi người thuộc quyền tài phán của . Để đạt được mục đích này cần phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Các đạo luật quốc gia  cần phải được sửa đổi để phù hợp với những quy định của Công ước; và các cơ chế ở cấp quốc gia  cũng cần được thiết lập để đảm bảo thực thi các quyền được ghi nhận trong Công ước. Các bảo lưu thường cho thấy xu hướng của các  là không muốn thay đổi một đạo luật cụ thể nào đó, và đôi khi là một chính sách chung. Mối quan tâm cụ thể ở đây là các bảo lưu được công bố rộng rãi phải nêu ra tất cả các quyền không có hiệu quả của Công ước để từ đó có sự thay đổi trong pháp luật quốc gia  nhằm đảm bảo sự tuân thủ các nghĩa vụ theo Công ước. Bởi vậy, sẽ không có các quyền hay nghĩa vụ quốc tế đích thực được chấp nhận. Khi không có các quy định đảm bảo rằng các quyền của Công ước có thể được đưa ra xem xét trước toà án quốc gia  và thêm nữa là có sai lầm khi chấp nhận các khiếu kiện cá nhân được đưa ra trước Uỷ ban theo Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất, thì tất cả các yếu tố quan trọng về sự đảm bảo của Công ước bị xoá bỏ.
  13. Vấn đề đặt ra là liệu có bảo lưu nào có thể được chấp nhận theo Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất không, và nếu có thì liệu những bảo lưu đó có thể trái với mục đích và yêu cầu của Công ước hoặc chính Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất không. Rõ ràng là chính Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất cũng là một điều ước quốc tế, phân biệt với Công ước nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với Công ước. Mục đích và yêu cầu của nó là công nhận thẩm quyền của Uỷ ban được nhận và xem xét các khiếu tố của những người cho rằng họ là nạn nhân của sự vi phạm các quyền trong Công ước của một . Các quốc gia  chấp nhận các quyền của cá nhân được ghi nhận trong Công ước chứ không phải trong Nghị định không bắt buộc thứ nhất. Chức năng của Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất là cho phép các khiếu tố liên quan đến các quyền được xem xét bởi Uỷ ban. Do vậy, một bảo lưu đối với nghĩa vụ của một quốc gia  phải tôn trọng và bảo đảm một quyền được ghi nhận trong Công ước, được đưa ra theo Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất khi trước đó không được đưa ra liên quan đến các quyền tương tự của Công ước, thì không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của một quốc gia  phải tuân thủ nghĩa vụ cụ thể đó. Một bảo lưu có thể không đưa ra đối với Công ước thông qua Nghị định thư không bắt buộc, nhưng bảo lưu đó sẽ đảm bảo rằng việc tuân thủ nghĩa vụ đó của Nhà nước có thể không bị Uỷ ban đánh giá theo Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất. Và bởi mục đích và yêu cầu của Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất là chấp nhận các quyền có tính bắt buộc đối với một quốc gia  theo Công ước phải được đánh giá trước Uỷ ban nên một bảo lưu mà cản trở điều này thì sẽ bị coi là trái với mục đích và yêu cầu của Nghị định thư, thậm chí nếu không muốn nói là trái với mục đích và yêu cầu của Công ước. Một bảo lưu đối với một nghĩa vụ cụ thể được đưa ra lần đầu tiên theo Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất dường như sẽ phản ánh được mối quan tâm của quốc gia  liên quan nhằm tránh việc Uỷ ban thể hiện quan điểm về một điều khoản cụ thể của Công ước trong một vụ việc nhất định.
  14. Uỷ ban cho rằng các bảo lưu liên quan đến những thủ tục cần thiết theo Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất là không phù hợp với mục đích và yêu cầu của nó. Uỷ ban sẽ rà soát những thủ tục của mình được quy định trong Nghị định thư và những nguyên tắc tố tụng của Nghị định thư. Tuy nhiên, các bảo lưu nhằm hạn chế thẩm quyền của Uỷ ban đối với các hành động và sự kiện xảy ra sau khi Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất có hiệu lực đối với quốc gia  liên quan. Theo quan điểm của Uỷ ban thì những tuyên bố đó không phải là một bảo lưu mà đúng hơn là một tuyên bố phù hợp với thẩm quyền thông thường có tính hợp lý tạm thời. Uỷ ban đã nhấn mạnh thẩm quyền của mình, ngay cả khi đối mặt với những tuyên bố và Bình luận như vậy, khi có sự kiện hay hành động xảy ra trước ngày Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất có hiệu lực thì Nghị định thư tiếp tục có hiệu lực đối với các quyền của nạn nhân tiếp sau ngày đó. 
  15. Mục đích trước hết của Nghị định thư không bắt buộc thứ hai là mở rộng phạm vi các nghĩa vụ theo Công ước liên quan đến quyền sống, bằng việc quy định cấm hành quyết và xóa bỏ hình phạt tử hình([3]). Nghị định thư không bắt buộc thứ hai cũng có quy định liên quan đến những bảo lưu trong đó xác định rõ những bảo lưu nào được chấp nhận. Khoản 1 Điều 2 quy định rằng chỉ một số bảo lưu được chấp nhận, cụ thể là bảo lưu về quyền áp dụng hình phạt tử hình trong thời chiến chiểu theo sự kết án về một tội phạm nghiêm trọng nhất về quân sự phạm phải trong thời gian chiến tranh. Có hai nghĩa vụ tố tụng thuộc về các  mong muốn sử dụng bảo lưu đó. Khoản 1 Điều 2 quy định  phải thông tin cho Tổng thư ký vào thời điểm phê chuẩn hay gia nhập về các quy định liên quan của pháp luật quốc gia  trong thời gian chiến tranh. Điều này rõ ràng là hướng tới những mục tiêu về sự riêng biệt và minh bạch và theo quan điểm của Uỷ ban thì một bảo lưu ủng hộ không kèm theo thông tin đó thì không có hiệu lực pháp lý. Khoản 3, Điều 2 đòi hỏi quốc gia  đưa ra bảo lưu phải thông báo cho Tổng thư ký về việc bắt đầu và kết thúc của tình trạng chiến tranh xảy ra trên lãnh thổ của mình. Theo quan điểm của Uỷ ban thì không quốc gia  nào có thể tự lợi dụng bảo lưu của mình (đó là coi việc thi hành án tử hình trong thời gian chiến tranh là hợp pháp) trừ khi nó phù hợp với yêu cầu về thủ tục của khoản 3 Điều 2.
  16. Uỷ ban nhận thấy một yêu cầu quan trọng là phải xác định cơ quan nào có thẩm quyền quyết định những bảo lưu nào là phù hợp với mục đích và yêu cầu của Công ước. Với các điều ước quốc tế nói chung, Tòa án Công lý quốc tế đã đề cập trong một vụ việc liên quan đến Công ước về Tội diệt chủng (1951) rằng nếu một quốc gia  phản đối những bảo lưu mà không phù hợp với các mục tiêu và mục đích của Công ước thì thông qua việc phản đối đó, có thể coi bảo lưu là không có giá trị trong quan hệ giữa nước mình và nước bảo lưu. Về vấn đề này, quy định trong Khoản 4 Điều 20 Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969 có liên quan chặt chẽ. Quy định này cho phép một quốc gia  phản đối bảo lưu của các quốc gia  khác. Điều 21 đề cập đến hiệu lực pháp lý của sự phản đối của các quốc gia  đối với những bảo lưu mà quốc gia  khác đưa ra. Nếu một bảo lưu mà loại trừ việc thực hiện quy định giữa quốc gia  bảo lưu và các quốc gia  khác thì việc phản đối bảo lưu này sẽ dẫn tới vô hiệu lực sự bảo lưu đó trong quan hệ giữa hai quốc gia 
  17.  Như đã chỉ ra ở trên, vấn đề mà Công ước Viên về Luật Điều ước đưa ra là định nghĩa về các bảo lưu và thực hiện việc đánh giá về mục đích và yêu cầu trong khi không có những quy định cụ thể khác. Tuy nhiên, Uỷ ban tin rằng các quy định của Công ước này về vai trò của những phản đối của  liên quan đến những bảo lưu là không thích hợp để đưa ra bảo lưu đối với các điều ước về nhân quyền. Những điều ước đó, đặc biệt là Công ước về các quyền dân sự, chính trị, không phải là dạng điều ước thể hiện sự trao đổi nghĩa vụ song phương liên nhà nước. Các điều ước này liên quan đến việc bảo vệ các quyền cá nhân. Nguyên tắc có đi có lại liên nhà nước không có chỗ trong phạm vi giới hạn của các bảo lưu đối với những tuyên bố về thẩm quyền của Uỷ ban theo Điều 41. Và do việc thực hiện các nguyên tắc kinh điển đối với những bảo lưu là không phù hợp với Công ước nên các quốc gia  đôi khi không xem xét các lợi ích pháp lý hay nhu cầu phản đối các bảo lưu. Việc thiếu sự phản đối của các  không có nghĩa rằng một bảo lưu hoặc phù hợp hoặc không phù hợp với mục đích và yêu cầu của Công ước. Những phản đối của một số quốc gia  này mà không phải đối với các quốc gia  khác được đưa ra không thường xuyên và với những căn cứ thường không rõ ràng; khi đưa ra phản đối, thì các quốc gia  thường không xác định rõ hậu quả pháp lý, hoặc thậm chí đôi khi cho thấy rằng bên phản đối dù sao cũng không coi Công ước là không có hiệu lực giữa các bên liên quan. Tóm lại, khuôn mẫu là không rõ ràng, bởi vậy nó không chắc chắn để thừa nhận quốc gia  không phản đối cho rằng một bảo lưu cụ thể là có thể được chấp nhận. Theo quan điểm của Uỷ ban, do những đặc điểm riêng của Công ước với nghĩa là một điều ước về nhân quyền, thì câu hỏi mở là hiệu lực của những phản đối giữa các quốc gia  là gì. Tuy nhiên, sự phản đối về bảo lưu mà các quốc gia  đưa ra có thể chỉ dẫn cho Uỷ ban khi giải thích về khả năng phù hợp với mục đích và yêu cầu của Công ước.
  18. Vấn đề cần thiết đối với Uỷ ban là quyết định một bảo lưu cụ thể có phù hợp với mục đích và yêu cầu của Công ước hay không. Như đã chỉ ra ở trên, điều này một phần là bởi vì đây là nhiệm vụ không thích hợp với các  liên quan đến các điều ước về nhân quyền, và một phần bởi vì đây là nhiệm vụ mà Uỷ ban không thể thoái thác khi thực hiện chức năng của mình. Để biết phạm vi nhiệm vụ của Uỷ ban trong việc xem xét sự tuân thủ của một quốc gia  theo Điều 40 hay xem xét một khuyến nghị theo Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất, thì Uỷ ban cần đưa ra quan điểm về sự phù hợp của một bảo lưu đối với mục đích và yêu cầu của Công ước và luật quốc tế chung. Do tính chất đặc biệt của điều ước về nhân quyền nên sự phù hợp của một bảo lưu với mục đích và yêu cầu của Công ước phải được quy định một cách khách quan, căn cứ vào những nguyên tắc pháp lý, và Uỷ ban là thích hợp nhất để thực hiện nhiệm vụ này. Hậu quả thông thường của một bảo lưu không được chấp nhận không phải là Công ước sẽ không có hiệu lực gì đối với bên bảo lưu. Đúng hơn là bảo lưu đã nói chung vẫn cắt nghĩa được, theo nghĩa là Công ước sẽ có hiệu lực đối với bên bảo lưu ngoài lợi ích của việc bảo lưu.
  19. Các bảo lưu phải cụ thể và rõ ràng để căn cứ vào quyền tài phán của quốc gia  bảo lưu và các quốc gia  khác Uỷ ban sẽ làm rõ những nghĩa vụ nào phải thực hiện và nghĩa vụ nào không phải thực hiện để đảm bảo các quyền con người. Bởi vậy, các bảo lưu không phải mang tính chung chung mà phải đề cập đến một quy định cụ thể của Công ước và chỉ ra phạm vi liên quan theo những điều khoản cụ thể. Khi xem xét sự phù hợp của những bảo lưu đối với mục đích và yêu cầu của Công ước, các quốc gia  còn cần phải xem xét hiệu lực tổng thể của một nhóm bảo lưu cũng như hiệu lực của mỗi bảo lưu đối với Công ước. Các quốc gia  cũng không nên đưa ra nhiều bảo lưu rằng các quốc gia  đang chấp nhận một số lượng giới hạn các nghĩa vụ nhân quyền và không phải là Công ước quy định như vậy. Bởi vì những bảo lưu đã không dẫn đến việc không đạt được thường xuyên các chuẩn mực nhân quyền quốc tế nên những bảo lưu không cần giảm thiểu một cách có hệ thống các nghĩa vụ được thực hiện chỉ theo những chuẩn mực hiện tại mà ít ra là đáp ứng cả những chuẩn mực của luật pháp quốc gia . Những tuyên bố có tính giải thích hay những bảo lưu sẽ không phải là để thay đổi ý nghĩa vốn có của các nghĩa vụ theo Công ước qua việc tuyên bố chúng là đồng nhất hay được chấp nhận chỉ khi chúng là đồng nhất với các quy định hiện hành của pháp luật quốc gia . Các quốc gia  không cần tìm kiếm thông qua các bảo lưu hay những tuyên bố có tính giải thích để xác định ý nghĩa của một quy định của Công ước là tương tự với những ý nghĩa mà một cơ quan điều ước quốc tế khác đưa ra.
  20. Các quốc gia  cần quy định những trình tự để bảo đảm rằng một hay mọi bảo lưu đưa ra là phù hợp với mục đích và yêu cầu của Công ước. Điều mong muốn là một quốc gia  đưa ra bảo lưu phải chỉ ra những quy định pháp luật và thực tiễn với những điều khoản cụ thể mà tin rằng nó không phù hợp với nghĩa vụ của Công ước được bảo lưu; và giải thích thời hạn mà quốc gia  này cần có để sửa đổi pháp luật và thực tiễn pháp lý của mình cho tương thích với Công ước hoặc lý do mà quốc gia  này không thể sửa đổi pháp luật hay thực tiễn pháp lý để phù hợp với Công ước. Các quốc gia  cũng cần bảo đảm rằng sẽ định kỳ xem xét tính cần thiết để duy trì các bảo lưu, xem xét các đánh giá hay khuyến nghị mà Uỷ ban đưa ra khi xem xét các báo cáo. Các bảo lưu cần được rút lại vào thời điểm sớm nhất có thể. Các báo cáo gửi tới Uỷ ban cần bao hàm những thông tin về những hoạt động nào đã thực hiện để xem xét, đánh giá hay rút lại các bảo lưu.

 

 


* Phiên họp thứ 52 (1994)

(1) Điều 2 (1)(d) Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969.

([1]) Mặc dù Công ước Viên về Luật Điều ước được ký năm 1969 và có hiệu lực vào năm 1980 - nghĩa là sau khi Công ước có hiệu lực - những điều khoản của nó phản ánh luật quốc tế nói chung về vấn đề này như đã từng được khẳng định bởi Toà án quốc tế trong Các bảo lưu về trường hợp Công ước về tội diệt chủng năm 1951.

([2]) Các bảo lưu được đưa ra đối với cả Điều 6 và Điều 7, nhưng không phải theo những điều kiện bảo lưu quyền về tra tấn hay liên quan đến việc tước  trái pháp luật tính mạng của con người.

([3])Thẩm quyền của Uỷ ban liên quan đến nghĩa vụ mở rộng này được quy định theo Điều 5 - điều phụ thuộc vào hình thức của một bảo lưu mà theo đó sự bảo đảm đương nhiên đối với thẩm quyền này có thể được bảo lưu thông qua cơ chế của một tuyên bố ngược lại vào thời điểm phê chuẩn hay gia nhập.

 

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera