Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

CERD - KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 25

Phiên bản PDF

Ngày ban hành

12/05/2004

KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 25

CÁC KHÍA CẠNH VỀ GIỚI CỦA SỰ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC*

---------------------------------

  1. Uỷ ban ghi nhận rằng tình trạng phân biệt chủng tộc gây ra những ảnh hưởng không giống nhau đối với nam và nữ. Trong một số trường hợp, tình trạng phân biệt chủng tộc phần lớn xảy ra với nữ giới hay gây ảnh hưởng ở mức độ khác lên nữ giới, nếu so sánh với tác động của nó đối với nam giới. Hành vi phân biệt chủng tộc thường không được phát hiện nếu không có sự nhận thức rõ ràng về sự khác nhau giữa nam và nữ, trong cả cuộc sống chung và riêng.
  2. Một số hành vi phân biệt chủng tộc có thể chỉ xảy ra với phụ nữ bởi đặc điểm giới tính, ví dụ cưỡng bức tình dục đối với phụ nữ thuộc một số dân tộc hay chủng tộc cụ thể trong khi bị giam cầm hoặc khi có xung đột vũ trang; sự ép buộc triệt sản với phụ nữ bản địa; tình trạng lạm dụng lao động nữ trong khu vực kinh tế tự do và lao động bản địa là nữ bởi người sử dụng lao động nước ngoài. Hậu quả của những hành vi phân biệt chủng tộc như vậy ảnh hưởng chủ yếu lên phụ nữ, ví dụ, việc có thai do bị cưỡng hiếp, kể cả sự cưỡng hiếp xuất phát từ sự kỳ thị chủng tộc... Phụ nữ cũng gặp những trở ngại việc thiếu cơ hội tiếp cận với các cơ chế xử phạt hay đền bù cho việc họ là nan nhân của sự phân biệt chủng tộc, xuất phát từ nhiều nguyên nhân  liên quan đến giới tính, chẳng hạn như sự thành kiến về giới trong hệ thống pháp luật và sự phân biệt đối với phụ nữ cả trong đời sống công cộng và gia đình.
  3. Ghi nhận rằng một số hình thức phân biệt chủng tộc chỉ ảnh hưởng chủ yếu tới phụ nữ, trong công việc của mình, Uỷ ban sẽ quan tâm đến những khía cạnh về giới của sự phân biệt chủng tộc. Uỷ ban tin rằng thực hiện điều này sẽ giúp các Quốc gia thành viên tiếp cận một cách có hệ thống và hiệu quả việc đánh giá và theo dõi sự phân biệt chủng tộc đối với phụ nữ, cũng như những bất lợi, hạn chế và khó khăn mà phụ nữ gặp phải trong việc hưởng thụ các quyền dân sự, chính trị, xã hội và văn hóa mà có nguyên nhân từ sự phân biệt đối xử về nguồn gốc, chủng tộc, màu da, quốc gia và dân tộc.
  4. Theo đó, khi xem xét những hình thức phân biệt chủng tộc, Uỷ ban sẽ nỗ lực lồng ghép các vấn đề về giới,  kết hợp sự phân tích giới, và khuyến khích xem xét các quan điểm về giới trong các phiên họp và trong việc đánh giá báo cáo đệ trình bởi các Quốc gia thành viên, cũng như trong các hoạt động quan sát, cảnh báo sớm và các thủ tục hành động khẩn cấp, và việc ra các khuyến nghị chung.
  5. Như một phần của phương pháp luật xem xét tình trạng phân biệt chủng tộc trong mối liên quan đến vấn đề giới, Uỷ ban đưa vấn đề này vào phương pháp làm việc trong các phiên họp, trong việc phân tích mối quan hệ giữa giới và hành vi phân biệt chủng tộc bằng cách quan tâm đặc biệt đến những khía cạnh:

(a) Những hình thức và biểu hiện của hành vi phân biệt chủng tộc;

(b) Những bối cảnh trong đó diễn ra hành vi phân biệt chủng tộc;

(c) Những hậu quả của hành vi phân biệt chủng tộc;

(d) Tính sẵn có và khả năng tiếp cận của các cơ chế khiếu kiện và giải pháp cho những hành vi phân biệt chủng tộc.

  1. Ủy ban lưu ý là các báo cáo của các Quốc gia thành viên đệ trình lên thường không bao gồm những thông tin cụ thể và đầy đủ về việc thực hiện Công ước liên quan đến phụ nữ. Các Quốc gia thành viên được yêu cầu nêu rõ, đến mức tối đa có thể, những yếu tố trở ngại và khó khăn ảnh hưởng đến việc đảm bảo cho phụ nữ không bị phân biệt chủng tộc và được hưởng các quyền theo quy định của Công ước một cách bình đẳng. Cơ sở dữ liệu đã được phân loại về chủng tộc hoặc nguồn gốc dân tộc sau đó cần được chia theo giới tính sẽ giúp các Quốc gia thành viên cũng như Uỷ ban xác định, so sánh và từng bước áp dụng các biện pháp chống phân biệt chủng tộc đối với phụ nữ mà trước đó chưa được chú ý và ghi nhận.

 

 

 

 


* Phiên họp thứ 56 (2000)

 

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera