- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CERD - KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 20
Đăng bởi sonnx lúc T6, 09/30/2011 - 22:15
Tên tiếng Anh
Ngày ban hành
12/05/2004
Văn bản tiếng Việt
KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 20
VỀ ĐIỀU 5*
---------------------------------
- Điều 5 Công ước bao gồm quy định về nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên trong việc đảm bảo các quyền và tự do của các cá nhân về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà không chịu bất kỳ sự phân biệt nào. Cần ghi nhớ là các quyền và tự do quy định ở Điều 5 chưa phải là một danh sách toàn diện. Nguồn gốc của các quyền và tự do đã nêu bắt nguồn từ các quyền được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, cũng như từ Lời mở đầu của Công ước này. Hầu hết các quyền này đã được quy định chi tiết trong hai Công ước quốc tế cơ bản về nhân quyền năm 1966. Tất cả các Quốc gia thành viên có nghĩa vụ ghi nhận và bảo vệ nhân quyền cho dù cách thức thực hiện các nghĩa vụ này trong pháp luật của các quốc gia có thể khác nhau đôi chút. Điều 5 Công ước, ngoài việc yêu cầu các Quốc gia thành viên đảm bảo rằng việc thực hiện các quyền và tự do của con người không được mang tính chất phân biệt chủng tộc, nó thừa nhận sự tồn tại chứ không qui định các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa. Theo quy định của Công ước, các Quốc gia thành viên cần nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt chủng tộc mà ảnh hưởng tới việc hưởng thụ các quyền đã nêu.
- Trong trường hợp các Quốc gia thành viên áp đặt giới hạn với một quyền được ghi nhận trong Điều 5 của Công ước, quốc gia đó phải đảm bảo rằng mục tiêu và tác động của sự giới hạn đều không được trái với quy định trong Điều 1 của Công ước như là một phần của các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Để chắc chắn là trong mọi trường hợp sự giới hạn kể trên không đưa đến tình trạng phân biệt chủng tộc, Uỷ ban có thể yêu cầu các quốc gia liên quan cung cấp những thông tin bổ sung.
- Có rất nhiều quyền và tự do được ghi nhận trong Điều 5, trong đó có những quyền được đảm bảo cho mọi cá nhân thuộc mọi quốc gia , ví dụ như quyền được đối xử công bằng trước tòa án; đồng thời có các quyền khác chỉ được áp dụng cho những người là công dân của quốc gia đó, chẳng hạn như quyền được bầu cử, ứng cử.
- Các Quốc gia thành viên được khuyến nghị báo cáo về việc đảm bảo không có sự phân biệt đối xử trong việc thực hiện từng quyền nêu ở Điều 5 của Công ước.
- Các quyền tự do nêu ở Điều 5 của Công ước và các quyền tương tự khác phải được các Quốc gia thành viên bảo vệ. Sự bảo vệ đó có thể được thực hiện qua nhiều cách thức như thông qua hoạt động của các cơ quan công quyền hay hoạt động của các tổ chức tư nhân. Trong mọi trường hợp, nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên là đảm bảo thực thi có hiệu quả quy định của Công ước và báo cáo về việc thực thi đó theo quy định tại Điều 9. Trong trường hợp các tổ chức tư nhân tham gia vào việc thực thi các quyền nêu trên, các Quốc gia thành viên phải đảm bảo là hoạt động của các tổ chức tư nhânkhông dẫn đến hoặc duy trì sự phân biệt chủng tộc.