- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông trong việc trao quyền cho người dân bản địa của thế giới

9/8/2012 - Nhân dịp Ngày Quốc tế cho Người Bản địa Toàn cầu, các quan chức cấp cao LHQ nhấn mạnh vai trò quan trọng của phương tiện truyền thông trong việc nâng cao vị thế của người bản địa, nhấn mạnh rằng các phương tiện truyền thông truyền thống hiện đại là một thành phần quan trọng nhằm giúp họ bảo tồn văn hóa, tham gia về mặt xã hội và chính trị của cộng đồng, và thử thách các định kiến.
“Từ radio và TV đến phim ảnh và tư liệu, từ nghệ thuật quay phim và báo chí đến internet và các mạng xã hội, những người bản địa đang sử dụng những phương tiện mạnh mẽ này nhằm thử thách những thông tin chính thống, đem những hành vi xâm hại nhân quyền ra trước sự chú ý của quốc tế và tạo nên sự đoàn kết quốc tế,” Tổng thư ký Ban Ki-moon phát biểu trong ngày này.
“Tiếng nói của người bản địa đem đến những câu chuyện hấp dẫn về việc họ đấu tranh với hàng thế kỷ của sự bất công bằng và phân biệt đối xử, và ủng hộ những nguồn lực và nhân quyền sẽ bảo tồn văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng, và truyền thống,” ông nói thêm.
Chủ đề của Ngày quốc tế năm nay – ‘Truyền thông Bản địa, Nâng cao Vị thế Giọng nói Bản địa’ – nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông bản địa trong việc thử thách các định kiến, xây dựng bản sắc dân tộc bản địa, giao tiếp với thế giới bên ngoài, và ảnh hưởng đến chương trình nghị sự chính trị và xã hội.
Ngày này được công bố lần đầu bởi Đại Hội đồng vào tháng 12 năm 1994, diễn ra hàng năm trong suốt Thập kỷ Quốc tế cho Người Bản địa Toàn cầu, kéo dài từ 1995 đến 2004. Vào năm 2004, Hội đồng tuyên bố Thập kỷ thứ hai, từ 2005 đến 2015, với chủ đề ‘Thập kỷ cho Hành động và Danh dự.’
Vào năm 2007, Hội đồng thông qua Tuyên ngôn về Quyền Người bản địa, công nhận quyền tự trị và quyền tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, và phát triển bản sắc trong quá khứ, hiện tại, và tương lai của họ theo các hình thức đa dạng.
Trong phát biểu của mình, ông Ban cam kết rằng hệ thống LHQ sẽ ủng hộ hết mình nhằm hợp tác với các dân tộc bản địa và các phương tiện truyền thông của họ nhằm thúc đẩy việc hoàn tất Tuyên ngôn, và kêu gọi các Nước thành viên và các kênh truyền thông chính thống “tạo nên và duy trì những cơ hội cho người bản địa bày tỏ quan điểm, ưu tiên, và nguyện vọng của mình.”
Trong bài phát biểu nhân dịp ngày này, Chủ tịch UNESCO, Irina Bokova, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng truyền thông bản địa nhằm kết hợp người bản địa với mô hình phát triển bền vững.
“Những dân tộc bản địa phải đối mặt với... những khía cạnh khắc nghiệt nhất của sự thay đổi – từ nghèo đói và bất công bằng xã hội, từ phân biệt đối xử đến cách ly. Tình trạng này không thể tiếp diễn. Để thành công, sự phát triển bền vững cần bao gồm tất cả các thành phần. Mọi nguyện vọng không chỉ cần được lắng nghe mà còn phải được nghe theo,” bà Bokova nói.
“Trong khi các cuộc tranh luận đã mở ra những đường nét của một chương trình nghị sự quốc tế mới về phát triển bền vững, nguyện vọng của những dân tộc bản địa cần được lắng nghe,” bà bổ sung. “Quyền, văn hóa, và kiên thức của họ cần được tính đến.”
Bà Bokova nhấn mạnh rằng truyền thông cung cấp một cách thức nhằm chống lại sự phân biệt đối xử, đặc biệt với phụ nữ bản địa, bằng cách cung cấp cho họ một cách thức lên tiếng và thúc đầy việc thay đổi trong thái độ và hành vi.
UNESCO, theo bà Bokova, đang tiến hành giúp người bản địa tiếp cận công chúng, cũng như cung câp cho họ những kỹ năng cần thiết nhằm tập hợp và trao đổi kiến thức của họ.
Cũng nhân ngày này, Báo cáo viên đặc biệt về quyền người bản địa, James Anaya,khẳng định rằng truyền thông bản địa có thể giúp giảm sự phân biệt đối xử và hiểu nhầm nguyện vọng của người bản địa, mà đã ngăn cản các nỗ lực nhằm bảo vệ và hiểu rõ quyền của họ trong xã hội.
Cụ thể, ông Anaya, cũng như Hệ thống Chuyên gia về Nhân quyền người bản địa, cho rằng những hành vi liên quan đến các ngành công nghiệp khai khoáng là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của giới truyền thông nhằm đảm bảo quyền của người bản địa được bảo vệ kể cả khi những dự án về đất đai và khoáng sản đang được tiến hành.
Các chuyên gia đọc lập, hoặc báo cáo viên đặc biệt như ông Anaya, được bổ nhiệm không lương bởi Ủy ban Nhân quyền LHQ tại Genva nhằm điều tra và báo cáo về các vấn đề nhân quyền cụ thể. Thành lập bởi Ủy ban năm 2007, Hệ thống Chuyên gia cung cấp những đề xuất theo chuyên đề, theo dạng các nghiên cứu, về quyền của các dân tộc bản địa.
Nhân dịp Ngày này, trụ sở LHQ sẽ tổ chức một sự kiện nhấn mạnh chủ đề năm nay, bao gồm một cuộc thảo luận vởi đại biểu của các công ty truyền thông bản địa khắp thế giới, và chiếu phim “Những giọng nói vượt thời gian”, một bộ phim về những nỗ lực của các nhóm người bản địa để sử dụng radio và các công nghệ liên lạc khắc nhằm xây dựng mạng lưới liên lạc.
Nguồn: Xem tại đây