Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

CCPR - Bình luận chung số 28

Phiên bản PDF

Ngày ban hành

29/03/2000

 

BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 28

SỰ BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN GIỮA NAM VÀ NỮ (ĐIỀU 3)*

---------------------------------

 

  1. Qua kinh nghiệm trong hơn 20 năm hoạt động, Uỷ ban quyết định cập nhật các Bình luận chung về Điều 3 của Công ước và thay thế Bình luận chung thứ 4 (phiên họp 13, 1981). Việc sửa đổi này nhằm tính đến sự tác động quan trọng của Điều 3 đối với việc hưởng các quyền của phụ nữ và nam giới được Công ước bảo vệ.
  2. Điều 3 ngầm ý rằng mọi người được hưởng các quyền được quy định trong Công ước trên cơ sở bình đẳng và tính tổng thể của chúng. Hiệu lực đầy đủ của quy định này là sự công bằng cho bất cứ cá nhân nào bị phủ nhận việc hưởng đầy đủ và bình đẳng các quyền. Kết cục là, các quốc gia  cần đảm bảo cho phụ nữ và nam giới được hưởng bình đẳng tất cả các quyền quy định trong Công ước.
  3. Nghĩa vụ đảm bảo cho tất cả cá nhân các quyền được quy định tại Điều 2 và 3 của Công ước đòi hỏi các quốc gia  phải tiến hành mọi biện pháp để tất cả các cá nhân được hưởng các quyền mà Công ước đã ghi nhận. Những biện pháp này bao gồm cả việc loại bỏ những trở ngại đối với việc hưởng bình đẳng các quyền đó, việc giáo dục cho công dân và công chức nhà nước về các quyền con người và điều chỉnh các quy định pháp luật quốc gia  để đảm bảo thực hiện các quy định trong Công ước. Các  không chỉ phải thông qua các biện pháp bảo vệ mà còn thông qua các biện pháp chủ động trong mọi lĩnh vực nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ. Các  phải cung cấp thông tin liên quan đến vai trò thực tế của phụ nữ trong xã hội để từ đó Uỷ ban có thể khẳng định những biện pháp nào đã và cần được thực hiện để thực hiện có hiệu quả nghĩa vụ này, những tiến bộ nào đã được, những khó khăn nào cần được tính đến và những biện pháp nào cần được thực hiện để vượt qua những trơ ngại, khó khăn đó.
  4. Các  có trách nhiệm bảo đảm việc hưởng bình đẳng các quyền cho mọi người mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Điều 2 và 3 trao quyền cho các  được tiến hành các biện pháp cần thiết, kể cả việc cấm phân biệt trên cơ sở giới tính để chấm dứt các hành động phân biệt cả trong khu vực công và tư mà đang làm tổn hại đến việc hưởng bình đẳng các quyền.
  5. Sự bất bình đẳng trong việc hưởng các quyền của phụ nữ trên thế giới thể hiện sâu sắc trong truyền thống, lịch sử, văn hoá, và kể cả trong các quan điểm tôn giáo. Vai trò phụ thuộc của phụ nữ ở một số quốc gia  được thể hiện rất rõ ở tục trọng nam khinh nữ, việc lựa chọn giới tính trước khi sinh và việc nạo phá thai nhi giới tính nữ. Các  cần bảo đảm rằng những quan điểm mang tính truyền thống, lịch sử, tôn giáo hay văn hoá không được sử dụng để biện minh cho những vi phạm quyền bình đẳng của phụ nữ trước pháp luật và đối với việc hưởng bình đẳng các quyền trong Công ước. Các  cần cung cấp thông tin về các khía cạnh truyền thống, lịch sử, tập quán văn hoá và tôn giáo mà đang hoặc có thể làm tổn hại đến việc thực hiện nội dung Điều 3 và chỉ ra những biện pháp mà các quốc gia  đang thực hiện hoặc dự định thực hiện để khắc phục những yếu tố đó.
  6. Để thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 3, các  cần xem xét các yếu tố cản trở phụ nữ và nam giới được hưởng bình đẳng đối với mỗi quyền được quy định trong Công ước. Để Uỷ ban có thể có được bức tranh toàn cảnh về tình trạng phụ nữ trong mỗi  liên quan đến việc thực hiện các quyền trong Công ước, Bình luận chung này xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hưởng bình đẳng các quyền của phụ nữ theo Công ước và nêu rõ loại thông tin nào được yêu cầu liên quan đến các quyền này.
  7. Việc hưởng bình đẳng các quyền con người của phụ nữ phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp (Điều 4). Các  đã thực hiện các tạm đình chỉ thực hiện quyền trong thời gian khẩn cấp theo Điều 4 cần cung cấp thông tin cho Uỷ ban liên quan đến tác động của các biện pháp đó đối với tình trạng của phụ nữ và cần cho thấy rằng các biện pháp đó không mang tính phân biệt.
  8. Phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn hại trong các cuộc xung đột vũ trang, kể cả xung đột vũ trang có tính quốc gia  và quốc tế. Các  cần thông báo cho Uỷ ban về tất cả các biện pháp được tiến hành trong những tình huống này để bảo vệ phụ nữ không bị cưỡng ép, bắt cóc và những hình thức bạo lực trên cơ sở giới tính.
  9. Khi trở thành thành viên của Công ước, phù hợp với Điều 3, các  đã cam kết đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới được hưởng tất cả các quyền dân sự và chính trị quy định trong Công ước. Theo quy định tại Điều 5, không quy định nào trong Công ước có thể được giải thích để ngầm ý cho phép bất cứ quốc gia , nhóm hay cá nhân nào có quyền tham gia hay thực hiện các hoạt động nhằm loại trừ các quyền được quy định trong Điều 3, hoặc nhằm xác định những hạn chế không được đề cập trong Công ước. Hơn nữa, sẽ không có sự hạn chế hay vi phạm nào đối với phụ nữ trong việc hưởng bình đẳng tất cả các quyền được công nhận hoặc tồn tại theo pháp luật, các Công ước, các quy định hay tập quán, trong phạm vi mà Công ước không công nhận các quyền đã hoặc công nhận ở phạm vi hẹp hơn.
  10. Khi báo cáo về quyền sống được bảo vệ theo Điều 6, các  cần cung cấp số liệu về tỷ lệ sinh và về phụ nữ mang thai - và trẻ sơ sinh - số liệu phụ nữ tử vong. Số liệu riêng biệt về giới cần được cung cấp theo tỷ lệ tử vong đối với trẻ em. Các quốc gia  cần đưa ra thông tin về các biện pháp giúp phụ nữ tránh được việc mang thai ngoài ý muốn, và đảm bảo rằng họ không phải chịu đựng sự nạo phá thai giấu giếm đe doạ đến tính mạng. Các quốc gia  cũng cần báo cáo về các biện pháp bảo vệ phụ nữ trước những thực tế vi phạm quyền sống, như là tục giết trẻ sơ sinh nữ, thiêu những phụ nữ goá chồng và giết người vì của hồi môn. Uỷ ban cũng mong muốn có những thông tin về sự ảnh hưởng cụ thể đối với phụ nữ nghèo và sự tước  có thể đe dọa đến mạng sống của họ.
  11. Để đánh giá sự tuân thủ Điều 7 cũng như Điều 24 của Công ước mà dành sự bảo vệ đặc biệt đối với trẻ em, Uỷ ban cần được cung cấp thông tin về pháp luật quốc gia  và thực tế liên quan đến các dạng bạo lực gia đình và những dạng bạo lực khác đối với phụ nữ, kể cả cưỡng bức tình dục. Uỷ ban cũng cần biết sự đánh giá của các  về tình trạng nạo phá thai an toàn đối với phụ nữ có thai do bị cưỡng bức. Các quốc gia  cũng cần cung cấp cho Uỷ ban thông tin về những biện pháp ngăn ngừa tình trạng bắt buộc nạo phá thai và triệt sản. Ở các  còn tồn tại tập tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ thì cũng cần cung cấp những thông tin về phạm vi và các biện pháp đã tiến hành nhằm loại bỏ tập tục này. Thông tin được các  cung cấp về những vấn đề này cần bao hàm cả những biện pháp bảo vệ, kể cả những biện pháp pháp lý, đối với phụ nữ bị vi phạm các quyền theo Điều 7.
  12. Liên quan đến nghĩa vụ theo Điều 8, các  cần thông tin cho Uỷ ban về các biện pháp nhằm loại bỏ tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em diễn ra ở trong nước, xuyên biên giới và tình trạng mại dâm cưỡng bức. Các quốc gia  cũng cần cung cấp thông tin về các biện pháp bảo vệ phụ nữ và trẻ em không bị làm nô lệ, lao động gán nợ, lao động giúp việc gia đình hoặc các loại dịch vụ cá nhân khác, kể cả phụ nữ và trẻ em nước ngoài. Các quốc gia  có phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm việc và các  nhận lao động cần phải cung cấp thông tin về các biện pháp có tính quốc gia  hoặc quốc tế đã được thực hiện để ngăn ngừa sự vi phạm các quyền của phụ nữ và trẻ em lao động di trú.
  13. Các quốc gia  cần cung cấp thông tin về những quy định cụ thể về trang phục của phụ nữ trước công chúng. Uỷ ban nhấn mạnh rằng các quy định đó có thể liên quan đến sự vi phạm một số quyền được đảm bảo bởi Công ước như: Điều 26 khi có sự phân biệt đối xử; Điều 7 khi có sự sự trừng phạt thể chất nhằm thực hiện quy định đó; Điều 9 khi có sai lầm trong việc tuân thủ quy định thì bị bắt giữ; Điều 12 khi tự do đi lại phụ thuộc vào sự hạn chế đó; Điều 17 khi có sự can thiệp bất hợp pháp và trái phép vào đời tư; các Điều 18 và 19 khi phụ nữ bị lệ thuộc vào những đòi hỏi về trang phục không phù hợp với tôn giáo của họ; và cuối cùng là Điều 27 khi những đòi hỏi về trang phục xung đột với văn hoá mà căn cứ vào đó phụ nữ có thể khiếu nại.
  14. Liên quan đến Điều 9, các  phải cung cấp thông tin về những quy định pháp luật hay hành động mà có thể tước tự do của phụ nữ một các trái pháp luật và bất bình đẳng, ví dụ như khi phụ nữ mang thai (xem Bình luận chung số 8, khoản 1).
  15. Liên quan đến các Điều 7 và 10, các quốc gia  cần cung cấp tất cả thông tin liên quan để đảm bảo rằng các quyền của cá nhân bị tước tự do phải được bảo vệ với những điều kiện bình đẳng giữa nam và nữ. Cụ thể, các quốc gia  cần báo cáo về việc cách ly nam giới và phụ nữ trong tù, về việc phụ nữ được canh gác chỉ bởi quản giáo nữ. Các quốc gia  cũng cần báo cáo về việc tuân thủ nguyên tắc là nam giới chưa thành niên bị kết án sẽ được cách ly với những người lớn và sự khác biệt trong việc đối xử giữa phụ nữ và nam giới bị tước tự do, cũng như việc tái hoà nhập hay những chương trình giáo dục và thăm nuôi của gia đình áp dụng với họ. Phụ nữ có thai bị tước tự do cần nhận được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm ở mọi nơi, mọi lúc, và cụ thể là trong khi sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh; các quốc gia  cần báo cáo về những điều kiện đảm bảo thực hiện quy định này và về việc chăm sóc sức khoẻ và y tế cho các bà mẹ và trẻ em.
  16. Liên quan đến Điều 12, các  cần cung cấp thông tin về những quy định pháp luật hay thực tiễn mà hạn chế quyền tự do đi lại của phụ nữ, ví dụ như việc thực hiện các quyền về hôn nhân đối với người vợ hoặc quyền của người mẹ đối với con cái; những yêu cầu về pháp lý hoặc thực tế ngăn cản việc đi lại của phụ nữ, như là yêu cầu về sự đồng ý của bên thứ ba đối với việc cấp hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ đi lại khác đối với phụ nữ thành niên. Các quốc gia  cũng cần báo cáo về các biện pháp nhằm loại bỏ những quy định pháp luật hay thực tiễn đó để bảo vệ phụ nữ, kể cả việc đưa ra những biện pháp đặc biệt tạm thời (xem Bình luận chung số 27, cácđoạn  6 và 18).
  17. Các quốc gia  cần đảm bảo rằng phụ nữ là người nước ngoài được quyền bình đẳng trong việc nêu ra những căn cứ về việc cưỡng bức họ và những vụ việc của họ phải được xem xét theo quy định tại Điều 13. Ở góc độ này, họ có quyền đưa ra căn cứ về những vi phạm cụ thể về giới tính theo Công ước như là những vi phạm đã đề cập trong cácđoạn  10 và 11 ở trên.
  18. Các quốc gia  cần cung cấp thông tin để Uỷ ban có thể đánh giá về việc tiếp cận công lý và quyền được xét xử mà phụ nữ được hưởng theo Điều 14 với những điều kiện công bằng với nam giới. Cụ thể là, các quốc gia  cần thông tin cho Uỷ ban về những quy định ngăn cấm phụ nữ được quyền tiếp cận trực tiếp với toà án (xem Thông cáo số 202/1986, vụ Ato del Avellanal kiện Pêru, Tạp chí Tầm nhìn ngày 28/10/1988); về việc phụ nữ có được đưa ra chứng cứ với tư cách nhân chứng với những điều kiện như nam giới hay không; và các biện pháp thực hiện có đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng của phụ nữ đối với việc trợ giúp pháp lý hay không, đặc biệt là trong những vấn đề gia đình. Các quốc gia  cần báo cáo về việc các nhóm phụ nữ nhất định có bị phủ nhận quyền được hưởng sự suy đoán vô tội theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 và những biện pháp được thực hiện có chấm dứt được tình trạng này hay không.
  19. Quy định mọi người đều được thừa nhận tư cách cá nhân trước pháp luật theo  Điều 16 là đặc biệt quan trọng với phụ nữ, do phụ nữ thường bị tước quyền này vì lý do giới tính hoặc địa vị hôn nhân. Quyền này ngầm định năng lực của phụ nữ về tài sản của mình để giao kết hợp đồng hoặc thực hiện các quyền dân sự khác không bị hạn chế trên cơ sở địa vị hôn nhân hoặc các căn cứ có tính phân biệt. Quyền này cũng ngầm định rằng phụ nữ không bị đối xử như những đồ vật của gia đình gắn với những tài sản của người quá cố. Các quốc gia  cần cung cấp thông tin về các quy định pháp luật và thực tiễn mà cản trở phụ nữ được đối xử hoặc thực hiện chức năng của mình như là những thể nhân đầy đủ và các biện pháp tiến hành phải loại bỏ những quy định pháp luật và thực tiễn cho phép sự đối xử đó.
  20. Các quốc gia  phải cung cấp thông tin để Uỷ ban có thể đánh giá hiệu lực của mọi đạo luật và thực tiễn mà có thể xâm phạm đến quyền đời tư và các quyền khác được bảo vệ theo Điều 17 trên cơ sở bình đẳng với nam giới. Ví dụ cho sự can thiệp này có thể nảy sinh khi đời sống giới tính của phụ nữ được xem xét khi quyết định phạm vi các quyền và sự bảo vệ về mặt pháp lý đối với phụ nữ, kể cả việc bảo vệ chống lại sự cưỡng bức. Ở một phạm vi khác, các quốc gia  có thể sai lầm trong việc tôn trọng quyền đời tư của phụ nữ liên quan đến chức năng sinh sản của họ, ví dụ như khi cần có sự đồng ý của người chồng khi quyết định việc đình sản; khi có những đòi hỏi chung đặt ra đối với việc đình sản của phụ nữ, như là có một số con nhất định hoặc ở một độ tuổi nhất định, hoặc khi các quốc gia  đặt ra một nghĩa vụ pháp lý đối với các bác sĩ và nhân viên y tế phải báo cáo về các trường hợp phụ nữ nạo phá thai. Trong những trường hợp này, các quyền khác trong Công ước có thể cũng bị đe doạ, ví dụ như các quyền theo Điều 6 và 7. Quyền về đời tư của phụ nữ cũng có thể bị can thiệp với những yếu tố riêng tư khác như là việc chủ sử dụng lao động đòi hỏi phải kiểm tra về việc mang thai trước khi thuê phụ nữ làm việc. Các quốc gia  cần báo cáo về các đạo luật và các hoạt động công hay tư ảnh hưởng đến việc hưởng bình đẳng các quyền của phụ nữ theo Điều 17, và cả những biện pháp được thực hiện để bảo vệ phụ nữ và loại bỏ sự can thiệp đó.
  21. Các quốc gia  phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo và quyền tự do chấp nhận theo một tôn giáo hay tín ngưỡng tuỳ thuộc sự lựa chọn của một người - kể cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng - sẽ được bảo đảm và bảo vệ bởi pháp luật và trong thực tiễn đối với cả nam giới và phụ nữ, với những điều kiện tương tự mà không có sự phân biệt. Những quyền tự do này, được bảo vệ theo Điều 18, phải không phụ thuộc vào những hạn chế khác với những hạn chế được chấp nhận theo Công ước và không bị cản trở bởi những nguyên tắc đòi hỏi sự chấp nhận của bên thứ ba hoặc sự can thiệp của cha, chồng, anh em trai và những người khác. Điều 18 có thể không được coi là căn cứ để minh chứng cho sự phân biệt đối với phụ nữ bằng việc đề cập đến quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo; bởi vậy, các quốc gia  cần cung cấp thông tin về địa vị của phụ nữ liên quan đến quyền tự tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo và chỉ ra những biện pháp đã và sẽ tiến hành để loại bỏ và ngăn ngừa sự vi phạm các quyền tự do này liên quan đến phụ nữ và bảo vệ quyền của họ không bị phân biệt.
  22. Liên quan đến Điều 19, các quốc gia  cần thông báo cho Uỷ ban về những đạo luật và các yếu tố khác có thể cản trở phụ nữ thực hiện các quyền được bảo vệ theo quy định này trên cơ sở bình đẳng. Nếu có sự công bố hay phổ biến các tài liệu khiêu dâm và tục tĩu miêu tả hình ảnh phụ nữ và thiếu nữ như là những đối tượng của bạo lực hoặc đối xử vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm và có tác động thúc đẩy những đối xử như vậy đối với phụ nữ và thiếu nữ, thì các quốc gia  cần cung cấp thông tin về những biện pháp pháp luật để hạn chế sự công bố hay phổ biến các tài liệu đó.
  23. Các quốc gia  phải đối xử với nam giới và nữ giới một cách bình đẳng trong việc kết hôn phù hợp với Điều 23, vấn đề mà đã được đề cập trong Bình luận chung số 19 (1990). Nam giới và phụ nữ có quyền được kết hôn chỉ khi có sự đồng ý tự nguyện, và các quốc gia  phải có nghĩa vụ bảo vệ việc hưởng quyền này trên cơ sở bình đẳng. Có nhiều yếu tố có thể ngăn cản phụ nữ đưa ra quyết định kết hôn một cách tự nguyện. Có một yếu tố liên quan đến độ tuổi tối thiểu để kết hôn. Độ tuổi đó cần được quy định bởi Nhà nước dựa trên tiêu chí bình đẳng đối với cả nam giới và phụ nữ. Những tiêu chí này cần đảm bảo năng lực cho phụ nữ được đưa ra quyết định được thông tin và không bị ép buộc. Yếu tố thứ hai ở một số quốc gia  có thể là hoặc luật tập quán hoặc thông lệ người giám hộ, nói chung là đàn ông, đồng ý kết hôn thay vì chính người phụ nữ, bởi vậy đã ngăn cản phụ nữ thực hiện sự lựa chọn tự nguyện của mình.
  24. Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyền kết hôn của phụ nữ chỉ khi họ có sự tự do và đồng ý tự nguyện đầy đủ là sự tồn tại của thái độ xã hội mà có xu hướng cách ly các nạn nhân của sự cưỡng bức là phụ nữ và gây sức ép buộc họ phải đồng ý kết hôn. Sự tự do và tự nguyện kết hôn còn có thể bị làm suy yếu bởi pháp luật khi pháp luật chấp nhận cho những người phạm tội hiếp dâm được miễn hay giảm trách nhiệm hình sự nếu người này kết hôn với nạn nhân. Các quốc gia  cần nêu rõ việc kết hôn với nạn nhân có được miễn hay giảm trách nhiệm hình sự hay không, và trong trường hợp nạn nhân là người chưa thành niên thì việc cưỡng bức có giảm độ tuổi kết hôn của nạn nhân hay không, đặc biệt là trong những xã hội mà nạn nhân bị cưỡng bức phải chịu đựng sự cách ly của xã hội. Một khía cạnh khác của quyền kết hôn có thể bị ảnh hưởng khi các quốc gia  đưa ra những hạn chế về việc kết hôn của phụ nữ mà không đặt ra đối với nam giới. Tương tự, quyền lựa chọn vị hôn phu có thể bị giới hạn bởi pháp luật hoặc tập quán mà cản trở việc kết hôn của phụ nữ thuộc một tôn giáo cụ thể đối với người đàn ông không theo tôn giáo đó hoặc theo tôn giáo khác. Các quốc gia  cần cung cấp thông tin về những đạo luật và thực tế này cùng những biện pháp để xoá bỏ những đạo luật hay loại bỏ những thực tế tổn hại đến quyền kết hôn của phụ nữ chỉ khi họ được tự do và tự nguyện đầy đủ. Điều này, cần ghi nhận là sự bình đẳng đối xử liên quan đến quyền kết hôn ngầm định chế độ đa thê là phù hợp với nguyên tắc này. Chế độ đa thê là vi phạm nhân phẩm của phụ nữ. Đó là sự phân biệt không được thừa nhận đối với phụ nữ. Vì vậy, cần phải loại bỏ chế độ đa thê ở bất cứ nơi nào mà nó tồn tại.
  25. Để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo khoản 4 Điều 23, các quốc gia  phải đảm bảo rằng chế độ hôn nhân bao hàm cả các quyền và nghĩa vụ bình đẳng đối với cả vợ và chồng liên quan đến sự giám hộ và chăm sóc con cái, sự giáo dục đạo đức và tôn giáo cho con cái, khả năng dành cho trẻ em quốc tịch của cha mẹ, sở hữu và quản lý tài sản, cho dù là tài sản chung hay tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng. Khi cần thiết, các quốc gia  phải xem xét lại pháp luật của mình để đảm bảo rằng phụ nữ kết hôn có quyền bình đẳng về sở hữu và quản lý tài sản. Tương tự, các Quốc gia  cần bảo đảm rằng không có sự phân biệt nào dựa trên giới tính liên quan đến việc có hoặc mất quốc tịch vì lý do kết hôn, liên quan đến các quyền cư trú, và liên quan đến quyền của vợ hoặc chồng được tiếp tục sử dụng tên theo nguồn gốc gia đình hoặc tham gia lựa chọn tên gia đình mới trên cơ sở bình đẳng. Sự bình đẳng trong hôn nhân ngầm định rằng chồng và vợ đều có quyền và trách nhiệm bình đẳng trong gia đình.
  26. Các quốc gia  còn phải bảo đảm sự bình đẳng liên quan đến việc chấm dứt hôn nhân mà loại trừ khả năng về sự thoái thác nghĩa vụ. Những căn cứ cho việc ly hôn và huỷ bỏ hôn nhân cũng như các quyết định liên quan đến việc chia tài sản, chu cấp cho vợ và nuôi dưỡng con cái cần phải bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Việc xác định nhu cầu duy trì sự liên hệ giữa đứa trẻ và một bên cha mẹ không nuôi dưỡng cần dựa trên những suy xét công bằng. Phụ nữ cũng cần có các quyền thừa kế giống như nam giới khi hôn nhân chấm dứt do một bên chết.
  27. Trong việc công nhận gia đình theo Điều 23, vấn đề quan trọng là chấp nhận khái niệm về các loại hình gia đình, kể cả những cặp vợ chồng không hôn thú cùng con cái của họ và những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ cùng con cái của họ, và phải đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với phụ nữ trong những hoàn cảnh này (xem Bình luận chung số 19, khoản 2). Những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường bao gồm một phụ nữ chăm sóc một hay vài đứa trẻ, và vì vậy các quốc gia  cần có các biện pháp hỗ trợ để phụ nữ có thể gánh vác nhiệm vụ của cha mẹ trên cơ sở bình đẳng với nam giới ở vị trí tương tự.
  28. Nghĩa vụ của các quốc gia  phải bảo vệ trẻ em (Điều 24) cần được thực hiện một cách bình đẳng đối với trẻ em trai và trẻ em gái. Các quốc gia  cần thông báo các biện pháp để đảm bảo rằng trẻ em gái được đối xử bình đẳng như trẻ em trai về giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, và cung cấp cho Uỷ ban số liệu riêng biệt về vấn đề này. Các quốc gia  cần xoá bỏ, thông qua pháp luật và các biện pháp thích hợp khác, tất cả những thực tế về văn hoá và tôn giáo mà huỷ hoại quyền tự do và sự phát triển bình thường của trẻ em gái.
  29. Quyền tham gia vào các công việc nhà nước không được thực hiện đầy đủ ở mọi nơi trên cơ sở bình đẳng. Các quốc gia  phải bảo đảm rằng pháp luật phải đảm bảo cho phụ nữ các quyền được quy định ở Điều 25 với những điều kiện bình đẳng với nam giới thực hiện các biện pháp hiệu quả và tích cực để thúc đẩy và đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào công việc nhà nước và quản lý nhà nước, kể cả hoạt động được khẳng định tương ứng. Các biện pháp hiệu quả mà các quốc gia  thực hiện để mọi cá nhân đều có thể thực hiện được quyền bầu cử phải không có sự phân biệt dựa trên giới tính. Uỷ ban đòi hỏi các quốc gia  phải cung cấp thông tin mang tính thống kê về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các chức vụ ứng cử trong nhà nước, kể cả trong cơ quan lập pháp cũng như những vị trí dân sự cấp cao và trong cơ quan tư pháp.
  30. Sự phân biệt đối với phụ nữ thường gắn chặt với sự phân biệt dựa trên các căn cứ khác như chủng tộc, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị và quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản và địa vị khác. Các quốc gia  cần đưa ra những dạng ảnh hưởng đến phụ nữ theo cách thức cụ thể trong những trường hợp có sự phân biệt dựa trên những căn cứ khác và cung cấp thông tin về những biện pháp được thực hiện để ngăn chặn những ảnh hưởng này.
  31. Quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền tự do không bị phân biệt được bảo vệ theo Điều 26 đòi hỏi các quốc gia  phải hành động chống lại sự phân biệt trong các cơ quan công hay tư ở mọi lĩnh vực. Sự phân biệt đối với phụ nữ trong các lĩnh vực, ví dụ như trong các đạo luật về an sinh xã hội (các Thông báo số 172/84,  Broeks kiện Niudilân, Tầm nhìn, ngày 9/4/1987; 182/84, Zwaan de Vries kiện Niudilân, Tầm nhìn, ngày 9/4/1987; 218/1986, Vos kiện Niudilân, Tầm nhìn, ngày 29/3/1989) cũng như trong vấn đề tư cách công dân hay các quyền của những người không phải công dân sống trong một quốc gia  (thông báo số 035/1978, Aumeeruddly - Cziffra et al kiện Môrita, Tầm nhìn được thông qua ngày 9/4/1981) là vi phạm Điều 26. Uỷ ban của cái gọi là “những tội phạm danh dự” vẫn không bị trừng phạt là vi phạm nghiêm trọng Công ước và đặc biệt là các Điều 6, 14 và 26. Các đạo luật đặt ra một số hình phạt nghiêm khắc đối với phụ nữ hơn là đối với nam giới hay các tội phạm khác cũng vi phạm đòi hỏi về sự đối xử bình đẳng. Khi đánh giá báo cáo của các nước, Uỷ ban đôi khi cũng nhận thấy rằng có một tỷ lệ lớn phụ nữ làm việc trong những lĩnh vực không được bảo vệ bởi luật lao động và rằng đang tồn tại những tập quán và truyền thống phân biệt đối với phụ nữ, đặc biệt là liên quan đến việc tiếp cận việc làm trả lương cao và đối với việc trả công bình đẳng theo các công việc có giá trị như nhau. Các quốc gia  cần đánh giá pháp luật và thực tiễn của mình và chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết để loại bỏ sự phân biệt đối với phụ nữ trong mọi lĩnh vực, ví dụ như cấm sự phân biệt của những ông chủ tư nhân trong các lĩnh vực lao động, giáo dục, hoạt động chính trị và quy định về chỗ ở, hàng hoá và dịch vụ. Các quốc gia  cần báo cáo về tất cả các biện pháp và cung cấp thông tin về các biện pháp hữu hiệu đối với các nạn nhân của sự phân biệt đó.
  32. Các quyền mà các cá nhân thuộc về những tộc người thiểu số được hưởng theo Điều 27 của Công ước liên quan đến ngôn ngữ, văn hoá và tôn giáo đòi hỏi không quốc gia  nào, nhóm hay cá nhân nào được vi phạm quyền của phụ nữ được hưởng bình đẳng các quyền theo Công ước, kể cả quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Các quốc gia  cần báo cáo về các quy định pháp luật và thực tiễn quản lý liên quan đến tư cách thành viên trong cộng đồng thiểu số mà có thể dẫn đến sự vi phạm các quyền bình đẳng của phụ nữ theo Công ước (thông báo số 24/1977, Lovelace kiện Canađa, Tầm nhìn, tháng 7/1981) và về các biện pháp được thực hiện hoặc khuyến khích đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong việc hưởng đầy đủ các quyền dân sự và chính trị theo Công ước. Bởi vậy, các quốc gia  cần báo cáo về những biện pháp để thực hiện trách nhiệm đối với những thực tiễn văn hoá hay tôn giáo trong các cộng đồng thiểu số mà ảnh hưởng đến các quyền của phụ nữ. Trong các báo cáo của mình, các quốc gia  cần quan tâm đến sự đóng góp của phụ nữ đối với đời sống văn hoá trong cộng đồng của họ.

 

 

 

 


* Phiên họp thứ 68 (2000)

 

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera