- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CCPR - Bình luận chung số 12
Đăng bởi sonnx lúc T6, 08/26/2011 - 10:57
Ngày ban hành
20/10/1984
Văn bản tiếng Việt
Tuân thủ các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 1 của ICCPR thừa nhận rằng tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Quyền tự quyết là đặc biệt quan trọng bởi việc hiện thực hóa nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả trong việc hưởng thụ quyền con người của các cá nhân, và để thúc đẩy, củng cố những quyền đó. Đó chính là lý do mà các quốc gia đưa quyền tự quyết vào riêng một điều và đặt nó đứng trước tất cả các quyền khác trong cả hai Công ước ICCPR và ICESCR.
- Điều 1 bảo vệ một quyền thiêng liêng cho tất cả các dân tộc, như nêu ở khoản 1 và 2. Theo quy định của Điều này, mọi dân tộc đều có quyền “tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”. Điều này ràng buộc trách nhiệm của các trong quá trình thực hiện tuân thủ trách nhiệm tương ứng mà có liên quan mật thiết với các khoản khác của Công ước cũng như với và các quy tắc của luật pháp quốc tế.
- Mặc dù trách nhiệm báo cáo của các bao gồm cả Điều 1, nhưng chỉ có một vài báo cáo đề cập đến việc thực hiện mỗi khoản của điều này. Uỷ ban lưu ý rằng nhiều báo cáo quốc gia đã hoàn toàn bỏ qua Điều 1, hoặc cung cấp những thông tin không đầy đủ. Uỷ ban mong rằng báo cáo của các sẽ bao gồm cả thông tin liên quan đến việc thực hiện mỗi khoản của Điều 1.
- Với khoản 1 của Điều 1, các cần mô tả tiến trình lập pháp và diễn biến chính trị cho phép việc thực thi quyền này.
- Khoản 2 khẳng định khía cạnh đặc thù về nội dung kinh tế của quyền tự quyết của các dân tộc mà vì mục tiêu riêng của họ, được “tự do quyết định sự thịnh vượng và định đoạt nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình mà không làm tổn hại đến nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp, không một dân tộc nào bị tước đi phương tiện sinh tồn của họ”. Quyền này kéo theo trách nhiệm tương ứng của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Các quốc gia cần chỉ ra những khó khăn ngăn cản việc tự do sử dụng của cải và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà trái với các điều khoản này và mức độ tác động của nó đến việc hưởng thụ các quyền khác được ghi nhận trong Công ước.
- Theo quan điểm của Ủy ban, Khoản 3 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì quy định trách nhiệm cụ thể cho các là không được vi phạm quyền tự quyết không chỉ trong quan hệ với nhân dân nước họ mà còn đối với nhân dân các nước khác. Bản chất chung của khoản này được xác nhận trong quá trình dự thảo Công ước. Nó quy định “Các Công ước bao gồm cả các cơ quan điều hành những lãnh thổ chưa tự quản và lãnh thổ quản thác, phải thúc đẩy việc hiện thực hóa quyền tự quyết dân tộc, và phải tôn trọng quyền này theo các quy định có liên quan của Hiến chương Liên hợp quốc”. Trách nhiệm này áp dụng với mọi dân tộc chưa có quyền tự quyết, bất kể có là thành viên của Công ước hay không. Quy định này đòi hỏi tất cả các Công ước cần có những hành động tích cực để hỗ trợ việc hiện thực hóa và tôn trọng quyền tự quyết của mọi dân tộc. Hành động tích cực này phải phù hợp với bổn phận của các quốc gia theo Hiến chương Liên hợp quốc và theo luật pháp quốc tế. Đặc biệt, các quốc gia phải hạn chế sự can thiệp vào các công việc nội bộ của các nước khác, bởi việc đó có ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự quyết. Các báo cáo quốc gia phải chứa đựng những thông tin về việc thực hiện các trách nhiệm và biện pháp theo hướng đó.
- Liên quan đến Điều 1 của Công ước, Uỷ ban tham chiếu với các văn kiện quốc tế khác về quyền tự quyết của các dân tộc, đặc biệt là Tuyên bố về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc mà được Đại hội đồng thông qua ngày 24/10/1970 [Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng].
- Uỷ ban nhấn mạnh, lịch sử loài người đã chứng minh rằng, việc hiện thực hóa và tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc góp phần thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia , cũng như tăng cường hòa bình và sự hiểu biết quốc tế.