- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CCPR - Bình luận chung số 26
Đăng bởi honeyquyen lúc T2, 10/24/2011 - 15:29
Tên tiếng Anh
Ngày ban hành
08/12/1997
Văn bản tiếng Việt
BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 26
TÍNH LIÊN TỤC CỦA NGHĨA VỤ*
---------------------------------
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị không có quy định nào liên quan đến sự kết thúc của nó và không quy định về việc bãi ước hoặc chấm dứt hiệu lực của nó. Do đó, khả năng bãi ước hay chấm dứt hiệu lực của Công ước phải được xem xét dưới góc độ các nguyên tắc của luật tập quán quốc tế mà được nêu trong Công ước Viên về Luật Điều ước. Theo đó, Công ước không phụ thuộc vào việc bãi ước hay chấm dứt hiệu lực trừ khi Công ước quy định rõ về việc này hoặc quy định các có quyền làm như vậy.
- Các Công ước không thừa nhận khả năng chấm dứt hiệu lực của nó và điều đó không đơn giản là sự sơ xuất mà việc này trên thực tế được nêu rõ trong Điều 41 (2) của Công ước, trong đó cho phép một được bảo lưu quy định về thẩm quyền của Uỷ ban trong việc xem xét các khiếu nại giữa các quốc gia bằng việc đưa ra một thông báo rằng không có quy định nào về việc bãi ước hay việc chấm dứt hiệu lực của Công ước. Hơn nữa, Nghị định thư bổ sung Công ước, được đàm phán và thông qua đồng thời với Công ước, cho phép các được bãi ước. Thêm nữa, Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc mà được thông qua trước Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị một năm cũng cho phép bãi ước Công ước. Do vậy, có thể kết luận là những người soạn thảo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị mong muốn thống nhất loại trừ khả năng bãi ước Công ước. Có thể đưa ra kết luận tương tự với Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của Công ước khi mà văn kiện này không bao gồm điều khoản nào về việc bãi ước.
- Hơn nữa, rõ ràng là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị không phải là loại điều ước mà về bản chất nó ngầm ý có quyền bãi ước. Cùng với việc đồng thời soạn thảo và thông qua Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, Uỷ ban đã xác lập hai Công ước cơ bản về quyền con người, cụ thể hóa những quyền và tự do có tính phổ quát mà được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền. Ba văn kiện này đã được gọi là “Bộ luật quốc tế về nhân quyền”. Bởi vậy, Công ước không phải là loại điều ước có tính chất tạm thời mà ở đó chấp nhận quyền của các quốc gia được bãi ước, tuy rằng nó không có quy định cụ thể về việc đó.
- Các quyền được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị thuộc về tất cả những người sống trong lãnh thổ của các . Uỷ ban Nhân quyền kiên trì quan điểm cho rằng một khi những người được bảo vệ các quyền theo Công ước thì sự bảo vệ đã được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ và tiếp tục thuộc về họ, bất kể thực tế có sự thay đổi về chính phủ ở , thậm chí kể cả khi quốc gia đó được phân chia thành nhiều quốc gia thì những nhà nước kế thừa cũng cần bảo đảm các quyền được ghi nhận trong Công ước.
- Bởi vậy, Uỷ ban khẳng định rằng theo luật quốc tế, không chấp nhận một từ bỏ hay rút khỏi Công ước.