- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CCPR - Bình luận chung số 19
Đăng bởi honeyquyen lúc T2, 10/24/2011 - 14:54
![Phiên bản PDF Phiên bản PDF](/sites/all/modules/print/icons/pdf_icon.gif)
Tên tiếng Anh
Ngày ban hành
27/07/1990
Văn bản tiếng Việt
BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 19
GIA ĐÌNH (ĐIỀU 23)*
---------------------------------
- Điều 23 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị công nhận rằng gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội và phải được bảo vệ bởi xã hội và Nhà nước. Việc bảo vệ gia đình và các thành viên gia đình có thể được thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp bằng những điều khoản khác của Công ước. Do đó, Điều 17 nghiêm cấm những can thiệp tuỳ tiện và bất hợp pháp vào gia đình. Ngoài ra, Điều 24 của Công ước đề cập một cách cụ thể đến việc bảo vệ các quyền của trẻ em, với ý nghĩa là bảo vệ một dạng thành viên của gia đình. Trong báo cáo của mình, các thông thường chưa cung cấp đầy đủ thông tin về việc Nhà nước và xã hội đã thực hiện trách nhiệm của mình như thế nào để bảo vệ gia đình và những thành viên của nó.
- Uỷ ban lưu ý rằng khái niệm gia đình có thể khác nhau về một vài khía cạnh giữa các quốc gia , và thậm chí giữa tôn giáo này với tôn giáo kia trong một quốc gia , do đó không thể đưa ra một định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, Uỷ ban nhấn mạnh rằng, khi một nhóm người được xem như một gia đình theo luật pháp và phong tục của một quốc gia , thì đơn vị xã hội đó phải được bảo vệ căn cứ theo Điều 23. Vì vậy, các phải báo cáo về khái niệm và phạm vi gia đình được giải thích hay định nghĩa như thế nào trong xã hội và trong hệ thống luật pháp của nước mình. Khi có nhiều khái niệm gia đình, ví dụ như gia đình “hạt nhân” và gia đình “mở rộng” cùng tồn tại trong một nước, thì cần giải thích về mức độ bảo vệ tương ứng đối với mỗi khái niệm. Nếu trong nước tồn tại nhiều kiểu gia đình, ví dụ như các cặp vợ chồng sống với nhau không kết hôn nhưng vẫn sinh con, hoặc những gia đình gồm bố hay mẹ độc thân sống với con cái, thì các cũng phải cho biết pháp luật có bảo vệ hay không và mức độ bảo vệ mà các kiểu gia đình nói trên và các thành viên của họ được công nhận theo luật pháp và phong tục của nước mình.
- Công ước yêu cầu các phải thực hiện sự bảo vệ đã quy định tại Điều 23 bằng các biện pháp lập pháp, hành pháp và các biện pháp khác. Các phải cung cấp thông tin chi tiết về thực chất của các biện pháp và phương tiện nhằm bảo vệ gia đình một cách có hiệu quả. Trên thực tế, từ khi Công ước công nhận gia đình cũng có quyền được xã hội bảo vệ thì báo cáo của các cần cho biết Nhà nước và các đơn vị xã hội khác đã dành cho gia đình sự bảo vệ cần thiết như thế nào; Nhà nước có hỗ trợ về tài chính và những ủng hộ khác cho các gia đình hay không và đến mức độ nào; và các hoạt động này được thực hiện như thế nào để phù hợp với Công ước?
- Khoản 2 Điều 23 của Công ước khẳng định lại quyền của nam và nữ đến tuổi kết hôn thì được kết hôn và xây dựng gia đình. Khoản 3 điều này quy định, hôn nhân phải dựa trên sự tự do và chấp thuận hoàn toàn của cả vợ và chồng. Báo cáo của các cần chỉ rõ có hay không những hạn chế hay trở ngại đến việc hưởng thụ quyền kết hôn và thường gắn với các yếu tố đặc biệt như mức độ của quan hệ họ hàng hay tình trạng năng lực pháp lý. Công ước không quy định độ tuổi kết hôn cụ thể cho cả nam giới lẫn nữ giới, nhưng độ tuổi kết hôn mà các quốc gia quy định cần tạo điều kiện để anh ta hoặc cô ta có thể thể hiện được ý chí tự nguyện, chấp thuận đi đến kết hôn trong khuôn khổ và điều kiện luật pháp cho phép. Về vấn đề này, Uỷ ban muốn lưu ý rằng các qui định pháp luật phải phù hợp với việc thi hành đầy đủ các quyền khác được Công ước bảo đảm. Ví dụ, quyền tự do tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng hàm ý rằng việc ban hành luật pháp của mỗi quốc gia phải tạo điều kiện cho việc kết hôn của cả những người theo đạo và những người không theo đạo. Tuy nhiên, theo quan điểm của Uỷ ban, đối với những quốc gia mà yêu cầu lễ cưới nếu được tổ chức theo nghi thức tôn giáo đồng thời phải được tiến hành, xác nhận hay đăng ký theo luật dân sự thì không trái với Công ước. Ủy ban đề nghị các quốc gia cung cấp thông tin về vấn đề này trong các báo cáo của mình.
- Quyền xây dựng một gia đình hàm ý, về nguyên tắc, là vợ chồng có thể sinh đẻ và sống cùng nhau. Khi các thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình thì chính sách đó phải phù hợp với các điều khoản của Công ước, đặc biệt là không được mang tính chất phân biệt đối xử hay cưỡng bức. Tương tự, việc gia đình cần sống cùng nhau hàm ý các quốc gia phải có những biện pháp phù hợp, một cách riêng rẽ hoặc hợp tác với các quốc gia khác, để hỗ trợ sự thống nhất hay tái thống nhất các gia đình, đặc biệt khi các thành viên của gia đình bị chia tách vì các nguyên nhân chính trị, kinh tế hay các nguyên nhân khác.
- Khoản 4 Điều 23 Công ước quy định rằng các phải thực thi các biện pháp thích hợp để bảo đảm sự bình đẳng về các quyền và trách nhiệm giữa vợ và chồng khi kết hôn, trong hôn nhân và cả khi ly hôn.
- Về quyền bình đẳng khi kết hôn, Uỷ ban đặc biệt lưu ý rằng không được có sự phân biệt về giới tính liên quan đến việc nhập quốc tịch hay từ bỏ quốc tịch bởi lý do kết hôn. Tương tự, quyền của vợ hoặc chồng được giữ nguyên họ của anh ta hay cô ta, hoặc được bình đẳng trong việc lựa chọn một họ mới cho mình, cũng phải được bảo vệ.
- Trong hôn nhân, vợ chồng phải có các quyền và trách nhiệm bình đẳng đối với gia đình. Sự bình đẳng này liên quan đến tất cả các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ của họ, cụ thể như việc lựa chọn nơi cư trú, việc tổ chức cuộc sống gia đình, giáo dục con cái, và việc quản lý tài sản. Sự bình đẳng còn tiếp tục được áp dụng khi giải quyết vấn đề ly thân hay ly hôn.
- Vì vậy, bất cứ sự phân biệt đối xử nào dựa trên các cơ sở và thủ tục về ly thân hay ly hôn, về quyền trông nom, chu cấp, nuôi dưỡng, thăm nom con cái; việc bị tước hay phục hồi quyền làm cha mẹ…đều bị nghiêm cấm, và trong những vấn đề này phải chú ý đến lợi ích lâu dài của con cái. Đặc biệt, báo cáo của các phải bao gồm những thông tin về các biện pháp được áp dụng để bảo vệ trẻ em trong bối cảnh hôn nhân bị tan vỡ hay có sự ly thân của các cặp vợ chồng.