Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

CCPR - Bình luận chung số 16

Phiên bản PDF

Ngày ban hành

08/04/1988

Văn bản tiếng Việt

 

BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 16

QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ (ĐIỀU 17)*

---------------------------------

 

  1. Điều 17 quy định quyền được bảo vệ của mọi người nhằm chống lại sự xâm phạm tuỳ tiện hay bất hợp pháp về đời tư, gia đình, quê hương và những người liên quan cũng như chống lại sự xâm hại bất hợp pháp đến danh dự và uy tín của họ. Theo quan điểm của Uỷ ban, cần thiết phải có quyền này để đảm bảo chống lại những xâm phạm như trên, cho dù những sự xâm phạm này là do quan chức nhà nước và mọi thể nhân và pháp nhân gây ra. Những nhiệm vụ bắt buộc của điều khoản này đòi hỏi các Quốc gia  phải thực thi các biện pháp pháp lý và những biện pháp thích hợp khác có  tác động ngăn chặn, chống lại sự xâm phạm và tấn công vào đời tư để bảo vệ quyền này.
  2. Cũng liên quan đến Điều này, Uỷ ban nhận thấy trong báo cáo của nhiều , thông tin về các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền nói chung (được thành lập trong nước) có chức năng liên quan đến bảo vệ quyền này chưa được đề cập với những điểm nhấn cần thiết, cũng như chưa bao gồm đầy đủ những thông tin về mức độ tôn trọng và bảo vệ quyền này ở quốc gia . Đặc biệt, chưa có sự chú ý đúng mức đến thực tế là Điều 17 của Công ước đề cập đến việc bảo vệ khỏi sự can thiệp bất hợp pháp và tuỳ tiện. Điều đó có nghĩa là trước tiên, các  cần có những quy định pháp luật để bảo vệ quyền đã đưa ra trong điều này. Hiện tại các báo cáo hoặc là chưa đề cập, hoặc là đề cập một cách chưa đầy đủ đến thông tin về điều khoản này.
  3. Thuật ngữ “bất hợp pháp” có nghĩa là không một sự can thiệp nào về đời tư có thể được chấp thuận trừ những trường hợp được quy định bằng luật pháp. Việc can thiệp chỉ được các quốc gia thành viên cho phép trên nền tảng luật pháp, và những sự cho phép đó phải tuân thủ các quy định và mục đích của Công ước.
  4. Cụm từ “can thiệp tùy tiện” cũng liên quan đến việc bảo vệ quyền quy định ở Điều 17. Theo quan điểm của Uỷ ban, cụm từ này cũng có thể sử dụng kể cả trong trường hợp “sự can thiệp” được quy định theo luật. Điều này có nghĩa là  sự can thiệp quy định bằng luật pháp cũng phải tuân theo các quy định và mục đích của Công ước, và trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả trong những tình huống đặc biệt, cũng phải hợp lý.
  5. Liên quan đến thuật ngữ “gia đình”, mục tiêu của Công ước theo quy định ở Điều 17 là thuật ngữ này phải được giải thích theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các từ mang nghĩa gia đình được hiểu trong xã hội của các . Ví dụ, thuật ngữ “home” ở Anh, “manzel” ở các nước A-rập, “zúhzhái” ở Trung Quốc, “domicile” ở Pháp, “zhilische” ở Nga và “domicilio” ở Tây Ban Nha đều có thể được sử dụng trong bối cảnh của Điều 17 để diễn tả về nơi cư trú hay nơi làm việc của các cá nhân. Về vấn đề này, Uỷ ban đã yêu cầu các quốc gia  chỉ rõ trong các báo cáo của mình thuật ngữ được xã hội chấp nhận tương đương với thuật ngữ “gia đình” (family) và “nhà” (home).
  6. Uỷ ban nhắc nhở rằng các báo cáo phải bao gồm thông tin về các nhà chức trách và các cơ quan có thẩm quyền mà theo luật pháp của các quốc gia  có quyền can thiệp vào đời tư theo luật định. Các báo cáo cũng rất cần có thông tin về các nhà chức trách có quyền tiến hành kiểm soát  sự can thiệp đó theo trình tự nghiêm ngặt của luật pháp, và những phương thức, cơ quan, cá nhân nào có liên quan có thể thưa kiện về sự vi phạm quyền quy định trong Điều 17 của Công ước. Trong các báo cáo của mình, các quốc gia  phải đánh giá rõ mức độ phù hợp của luật pháp và thực tiễn quốc gia  với Điều 17. Các báo cáo của các quốc gia  cũng phải bao gồm thông tin về các đơn khiếu nại liên quan đến sự can thiệp tuỳ tiện hay bất hợp pháp về đời tư, cũng như những giải pháp đã thực hiện để giải quyết các tình huống đó.
  7. Cần thừa nhận là với tất cả mọi người sống trong xã hội, việc bảo vệ bí mật riêng tư chỉ mang tính chất tương đối, Tuy nhiên, các nhà chức trách có thẩm quyền chỉ có quyền thu thập thông tin về đời tư của công dân khi những thông tin đó là cần thiết để bảo đảm lợi ích của cộng đồng như được quy định trong Công ước. Do đó, Uỷ ban khuyến nghị các quốc gia  cho biết trong báo cáo của mình về các quy định pháp luật và quy tắc chi phối quyền của các cơ quan nhà nước được can thiệp vào đời tư của công dân.
  8. Thậm chí liên quan đến việc can thiệp vào đời tư phù hợp với Công ước, cũng phải chỉ ra chi tiết những hoàn cảnh nào thì sự can thiệp được cho phép. Một quyết định sử dụng quyền can thiệp vào đời tư phải được người có thẩm quyền đưa ra theo quy định của luật và căn cứ vào từng trường hợp. Việc thực hiện Điều 17 yêu cầu các Quốc gia  phải đảm bảo tính trong sáng và bảo mật thư tín của công dân, cả trên phương diện pháp lí và thực tế. Thư từ phải được giao tới tay người nhận mà không bị chặn lại và bị mở ra, hay nói khác đi là bị đọc trước. Việc theo dõi, dù bằng phương tiện điện tử hay những cách thức khác như chặn sóng để nghe trộm điện thoại, điện tín… đều bị nghiêm cấm. Việc điều tra về gia đình của một người phải được giới hạn, chỉ được thực hiện khi cần có chứng cứ cần thiết và không được phép quấy rối quá nhiều. Việc điều tra về đời tư và khám xét thân thể phải đảm bảo được thực hiện bằng những cách thức phù hợp với phẩm giá của người bị điều tra. Việc khám xét cơ thể bởi các nhân viên nhà nước hay nhân viên y tế chỉ tiến hành khi nhân viên đó hành động theo yêu cầu của nhà nước, và chỉ được thực hiện bởi người có cùng giới tính.
  9. Các  không được liên quan đến những hành động can thiệp vào đời tư mà trái với Điều 17 của Công ước, và  cần phải cấm những hành động như thế của mọi thể nhân và pháp nhân.
  10. Việc thu thập và lưu giữ những thông tin cá nhân trên máy tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các nhân viên nhà nước, các cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực tư nhân hay các cơ quan đều phải do luật pháp quy định. Các chính phủ phải áp dụng những cách thức hiệu quả để bảo đảm rằng những thông tin về đời tư của một người không lọt vào tay những người không được pháp luật cho phép xử lý và sử dụng, và không bao giờ được sử dụng cho mục đích trái với Công ước. Để bảo đảm sự bảo vệ đời tư hiệu quả nhất, mỗi cá nhân cần có quyền được biết những thông tin về bản thân mình được lưu trữ ở đâu, và cho những mục đích gì. Mỗi cá nhân cũng cần có khả năng xác định được tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thu thập và quản lý những dữ liệu về bản thân mình. Nếu như hồ sơ lưu giữ không đúng thông tin cá nhân hay đã được thu thập hay xử lý trái với quy định pháp luật, mỗi cá nhân phải có quyền yêu cầu điều chỉnh và xoá bỏ những thông tin sai lệch.
  11. Điều 17 cho phép bảo vệ danh dự, uy tín cá nhân, và các quốc gia  có trách nhiệm ban hành các quy định pháp luật phù hợp để bảo vệ quyền này. Các quốc gia  cũng có trách nhiệm bảo đảm cho mọi người có khả năng bảo vệ bản thân chống lại bất cứ sự tấn công bất hợp pháp nào vào danh dự, uy tín cá nhân cũng như có những giải pháp hiệu quả chống lại những kẻ vi phạm. Các  cần chỉ ra trong báo cáo của mình những quy định pháp luật về bảo vệ danh dự và uy tín cá nhân, cũng như những cách thức áp dụng những quy định đó trên thực tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


* Phiên họp thứ 32 (1988)

 

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera