- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CCPR - Bình luận chung số 9 (Thay bằng bình luận chung số 21)
Đăng bởi honeyquyen lúc T2, 10/24/2011 - 14:16
Tên tiếng Anh
Ngày ban hành
10/04/1992
Văn bản tiếng Việt
BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 21
ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO VỚI NGƯỜI BỊ TƯỚC TỰ DO (ĐIỀU 10)*
---------------------------------
- Bình luận chung này phản ánh, phát triển thêm và thay cho Bình luận số 9 (Hội nghị thứ 16, năm 1982).
- Khoản 1 Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị áp dụng cho bất cứ người nào bị tước tự do theo luật và quy định của Nhà nước – ví dụ như những người bị giam giữ trong nhà tù, bệnh viện - đặc biệt là bệnh viện tâm thần - trại cải tạo, trường giáo dưỡng hoặc những nơi giam giữ khác. Các phải đảm bảo rằng nguyên tắc này áp dụng với tất cả các cơ quan và cơ sở giam giữ trên lãnh thổ nước mình.
- Khoản 1 Điều 10 áp đặt một nghĩa vụ với các phải bảo vệ những người đặc biệt dễ bị tổn thương do tình trạng của họ là những người bị tước tự do. Bổ sung cho Khoản 1 Điều 10 là quy định về cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm hoặc trừng phạt được đề cập trong Điều 7 của Công ước. Những người bị tước tự do phải được tôn trọng nhân phẩm như với những người tự do. Người bị tước tự do vẫn được hưởng tất cả những quyền qui định trong Công ước, trừ việc phải chịu sự hạn chế không thể tránh được trong một môi trường bị quản chế.
- Đối xử với tất cả những người bị tước đi tự do với lòng nhân đạo và với sự tôn trọng nhân cách của họ là một nguyên tắc cơ bản mà đã được áp dụng một cách rộng rãi. Việc áp dụng nguyên tắc pháp luật này được coi là một yêu cầu tối thiểu, không phụ thuộc vào nguồn lực hiện có của . Nguyên tắc này phải được áp dụng mà không có sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, chẳng hạn như về chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ yếu tố nào khác.
- Các cần chỉ ra trong báo cáo của mình mức độ áp dụng các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về đối xử với tù nhân, bao gồm: Bộ quy tắc tối thiểu về đối xử với tù nhân (năm 1957); Tập hợp những nguyên tắc bảo vệ tất cả mọi người đang phải chịu bất cứ hình thức giam giữ nào (năm 1988); Bộ quy tắc đạo đức dành cho cán bộ thực thi pháp luật (năm 1978); Các qui tắc đạo đức ngành y của các nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ, trong việc bảo vệ tù nhân và những người bị giam giữ khỏi sự tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục (năm 1982).
- Uỷ ban nhắc nhở rằng những tài liệu đã nêu trên cung cấp thông tin chi tiết về luật pháp và hành chính thích hợp với các quyền được đề cập trong khoản 1 Điều 10. Uỷ ban cũng cho rằng báo cáo của các quốc gia cần thiết phải xác định rõ những biện pháp cụ thể đã được tiến hành bởi các nhà chức trách để giám sát có hiệu quả việc thực thi những qui định về đối xử với những người bị tước tự do. Các cần đưa vào báo cáo của mình những thông tin liên quan đến hệ thống quản lý, việc thiết lập trại giam, các biện pháp ngăn chặn hành động tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục, và việc giám sát vô tư được đảm bảo như thế nào.
- Hơn nữa, Uỷ ban lưu ý rằng báo cáo của các quốc gia cần chỉ rõ việc có hay không những quy định pháp luật cấu thành một phần trong nội dung hướng dẫn và đào tạo những quan chức có quyền tước tự do và những quy định ràng buộc họ phải nghiêm túc tuân thủ trách nhiệm pháp lý về vấn đề này hay không. Cũng cần thiết phải xác định rõ trong báo cáo về khả năng người bị bắt hay giam giữ được tiếp cận đối với thông tin và có các phương tiện pháp luật cho phép họ đảm bảo những nguyên tắc đã nêu được tôn trọng hay không, cũng như được quyền khiếu nại và bồi thường đầy đủ nếu những qui tắc đó không được thực hiện hoặc vi phạm.
- Uỷ ban nhắc nhở rằng các nguyên tắc nêu ở khoản 1 Điều 10 xác lập nền tảng cho những nghĩa vụ rõ ràng hơn của các trong việc xét xử tội phạm, mà được quy định trong khoản 2 và 3 Điều 10.
- Khoản 2 (a) Điều 10 đảm bảo sự phân biệt giữa những người bị cáo buộc phạm tội với những người đã bị kết tội. Sự phân biệt này là cần thiết để chú ý đến tình trạng của những người bị tình nghi là những người chưa bị kết án và họ vẫn có quyền được coi là người vô tội theo như quy định tại khoản 2 Điều 14. Báo cáo của các phải giải thích cách phân biệt và sự đối xử khác biệt giữa những người bị cáo buộc và những người bị kết tội như thế nào.
- Khoản 3 Điều 10 liên quan đến những người đã bị kết tội. Uỷ ban mong muốn có thông tin chi tiết về hoạt động của hệ thống trại giam của các . Hệ thống trại giam không nên là nơi để trả thù mà nên là nơi để cải tạo và giúp tù nhân hoàn lương. Các được khuyến khích thiết lập cơ chế trợ giúp các tù nhân sau khi họ mãn hạn tù và cung cấp cho Ủy ban những thông tin về mức độ thành công của hoạt động này.
- Trong một số trường hợp, các đã cung cấp không đầy đủ thông tin về các biện pháp lập pháp, hành pháp và các biện pháp thực tế khác để đảm bảo việc cải tạo những người phạm tội. Uỷ ban yêu cầu cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến các biện pháp thực tế đã sử dụng để cải tạo, hướng dẫn, dạy nghề và sắp xếp việc làm cho những tù nhân đang thi hành án trong nhà tù cũng như những người đã mãn hạn tù.
- Để xác định những nguyên tắc mà được nêu rõ ràng trong khoản 3 Điều 10 có được tôn trọng đầy đủ hay không, Uỷ ban cũng yêu cầu các quốc gia cung cấp những thông tin về các biện pháp cụ thể được áp dụng để phân loại những người bị kết tội trong thời gian bị giam giữ, hệ thống kỷ luật, vấn đề biệt giam và sự giam giữ với mức độ an ninh cao, việc tiếp xúc được với thế giới bên ngoài (gia đình, luật sư, những dịch vụ xã hội và y tế, những tổ chức phi chính phủ) như thế nào.
- Hơn nữa, Uỷ ban lưu ý rằng trong báo cáo của một số quốc gia không có thông tin liên quan đến việc đối xử với những người chưa thành niên bị buộc tội và những tội phạm chưa thành niên. Khoản 2 (b) Điều 10 quy định rằng những người chưa thành niên bị buộc tội phải được giam tách biệt với người lớn. Thông tin từ các báo cáo quốc gia và Ủy ban nhận được chỉ ra rằng một số chưa chú ý đúng mức đến việc thực hiện điều khoản bắt buộc này của Công ước. Báo cáo của các quốc gia cũng cần cho thấy những thủ tục tố tụng liên quan đến người chưa thành niên phải được xem xét một cách nhanh chóng nhất và nêu rõ các biện pháp đã được quốc gia áp dụng để thực hiện điều khoản đó. Cuối cùng, theo khoản 3 Điều 10, người chưa thành niên phạm tội phải được giam giữ tách khỏi người lớn và phải được đối xử phù hợp với lứa tuổi của các em, liên quan đến những khía cạnh như: điều kiện giam giữ, giờ làm việc ngắn hơn và được liên lạc với người thân… nhằm mục đích cải tạo và hoàn lương các em. Điều 10 không quy định bất kỳ giới hạn nào về độ tuổi của người chưa thành niên. Trong khi đây là vấn đề được xác định bởi mỗi tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội, văn hóa và những điều kiện khác, Uỷ ban cho rằng khoản 5 Điều 6 gợi ý tất cả những người dưới tuổi 18 cần được đối xử như những người chưa thành niên, ít nhất là trong những việc xét xử tội phạm. Các cần cung cấp những thông tin liên quan đến độ tuổi của những người được coi là chưa thành niên. Về vấn đề này, các được khuyến khích nêu rõ việc họ có áp dụng những Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (được biết đến với tên gọi Những quy tắc Bắc Kinh,1987) hay không.