- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CCPR - Bình luận chung số 7 (Thay bằng bình luận chung số 20)
Đăng bởi honeyquyen lúc T2, 10/24/2011 - 14:12
Tên tiếng Anh
Ngày ban hành
10/03/1992
BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 20
CẤM TRA TẤN, ĐỐI XỬ, HOẶC TRỪNG PHẠT TÀN BẠO, VÔ NHÂN ĐẠO
HAY HẠ NHỤC (ĐIỀU 7)*
---------------------------------
- Bình luận chung này phản ánh, phát triển và thay thế Bình luận chung số 7 (phiên họp lần thứ 16, 1982).
- Mục đích của các quy định trong Điều 7 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị là bảo vệ cả hai yếu tố: phẩm giá và sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần của cá nhân. Các có trách nhiệm thông qua các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác nếu cần thiết để bảo vệ mọi người chống lại những hành động bị nghiêm cấm trong Điều 7, bất kể những hành động đó do những người có tư cách chính thức hay không chính thức thực hiện, hoặc do những người thực hiện vì động cơ cá nhân. Việc nghiêm cấm trong Điều 7 được bổ sung bởi quy định trong khoản 1 Điều 10 của Công ước, trong đó nêu rằng: “Tất cả những người bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo và được tôn trọng phẩm giá vốn có của một con người”.
- Nội dung Điều 7 không cho phép bất cứ sự giới hạn nào với các quyền được quy định trong đó. Uỷ ban khẳng định lại rằng, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp như nêu ở Điều 4 của Công ước, các quốc gia cũng không được phép tạm ngừng việc bảo đảm các yêu cầu của Điều 7. Uỷ ban cho rằng không có bất kỳ lý do nào có thể viện dẫn để biện minh cho sự vi phạm Điều 7, kể cả việc tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên hay cơ quan công quyền.
- Công ước không bao hàm bất cứ định nghĩa nào về các khái niệm nêu trong Điều 7. Uỷ ban cũng không thấy cần thiết phải xác định những hành động bị nghiêm cấm hay phân biệt rõ ràng giữa những hành vi trừng phạt hay đối xử khác nhau; vì sự phân biệt như vậy phụ thuộc vào bản chất, mục đích và tính chất nghiêm trọng của hành động đã thực hiện.
- Sự ngăn cấm quy định ở Điều 7 không chỉ liên quan đến những hành động là nguyên nhân gây đau đớn về thể xác mà còn cả những hành động gây đau khổ về mặt tinh thần đối với nạn nhân. Hơn nữa, theo Uỷ ban, sự nghiêm cấm cần mở rộng ra với những hành động nhục hình, đánh đập tàn nhẫn được coi như là sự trừng phạt với một tội phạm hay như một biện pháp giáo dục, rèn luyện. Điều này cho phép nhấn mạnh rằng Điều 7 bảo vệ cả những trẻ em, học sinh và các bệnh nhân trong môi trường giáo dục và y tế.
- Uỷ ban lưu ý rằng việc kéo dài thời gian biệt giam hay bỏ tù một người có thể cấu thành những hành động bị cấm trong Điều 7. Như Uỷ ban đã đề cập trong Bình luận chung số 6, Điều 6 Công ước khuyến khích việc huỷ bỏ hình phạt tử hình. Ngoài ra, trong trường hợp hình phạt tử hình được một áp dụng cho những tội phạm nghiêm trọng nhất, quốc gia không những phải tuân thủ những giới hạn nghiêm ngặt theo Điều 6 mà còn phải thực hiện việc này theo những cách thức làm giảm tối thiểu sự đau đớn về thể xác và tinh thần của tử tù.
- Điều 7 nghiêm cấm việc làm các thí nghiệm y học hay khoa học trên con người mà không có sự chấp thuận tự nguyện của người đó. Uỷ ban lưu ý rằng báo cáo của các đề cập một cách rất chung chung, hàm chứa rất ít thông tin về khía cạnh quan trọng này. Cần quan tâm đến việc bảo đảm sự cần thiết và các phương tiện để giám sát việc thực hiện quy định này. Uỷ ban cũng nhận xét rằng sự bảo vệ này là rất cần thiết đối với những người không có khả năng đưa ra sự đồng ý có giá trị về mặt pháp lý, và đặc biệt là những người đang phải chịu bất cứ hình thức giam giữ nào. Những người như vậy không thể bị bắt làm đối tượng cho bất cứ thí nghiệm y học hay khoa học nào mà có thể có hại cho sức khoẻ của họ.
- Uỷ ban lưu ý rằng, nếu chỉ nghiêm cấm những hình thức đối xử hay trừng phạt kể trên coi đó là một tội ác là không đủ để thi hành Điều 7. Các phải báo cáo cho Uỷ ban về những biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp và các biện pháp khác đã được thực hiện nhằm ngăn chặn và trừng phạt những hành động tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình.
- Theo quan điểm của Uỷ ban, các không được đặt các cá nhân vào nguy cơ bị tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục bằng cách trục xuất hay dẫn độ họ sang một nước mà họ có thể phải chịu những hành động như vậy. Các phải chỉ rõ trong báo cáo về những biện pháp đã được thực hiện phù hợp với quy định này.
- Các cần báo cáo với Uỷ ban về các biện pháp đã được thực hiện để phổ biến một cách rộng rãi với công chúng những thông tin về việc cấm tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục mà bị nghiêm cấm theo Điều 7. Cán bộ thi hành án, cán bộ y tế, nhân viên cảnh sát và bất cứ người nào khác liên quan đến việc bắt giam hay đối xử đối với bất cứ cá nhân nào là đối tượng của bất cứ hình thức bắt giữ, giam cầm hay bỏ tù nào cũng phải được hướng dẫn và đào tạo thích hợp. Các phải thông báo cho Uỷ ban về việc hướng dẫn, đào tạo và cách thức nghiêm cấm những hành vi theo Điều 7 mà liên quan đến các quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà áp dụng với những đối tượng đã nêu.
- Ngoài việc miêu tả các biện pháp bảo vệ chung với mọi người nhằm chống lại những hành động bị cấm tại Điều 7, các cần cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp bảo vệ đặc biệt cho những người đặc biệt dễ bị tổn thương. Cần lưu ý rằng việc rà soát một cách hệ thống các qui định, hướng dẫn, phương pháp và thông lệ thẩm vấn cũng như sự giam giữ và đối xử với những đối tượng bị bắt, tạm giam hoặc bị bỏ tù là một cách thức hiệu quả để ngăn chặn các hành động tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục. Nhằm đảm bảo việc bảo vệ những người bị tạm giam một cách hiệu quả, cần có những quy định bảo đảm rằng những người bị giam giữ được giam giữ ở những địa điểm được đăng ký chính thức, và họ phải được đăng ký tên và địa điểm giam giữ, cũng như tên của người chịu trách nhiệm với việc giam giữ họ; những thông tin đó phải cung cấp cho những người liên quan, kể cả họ hàng và bạn bè của họ, để họ có thể sử dụng những thông tin này khi cần. Tương tự, thời gian và địa điểm của tất cả các cuộc thẩm vấn phải được ghi vào biên bản với tên của tất cả những người tham dự và thông tin này phải được cung cấp để phục vụ quá trình tố tụng pháp lý và hành chính. Phải qui định nghiêm cấm việc giam giữ biệt lập. Liên quan đến việc này, các cần đảm bảo rằng nơi giam giữ không được có những phương tiện có thể được sử dụng để tra tấn hoặc đối xử tàn bạo. Việc bảo vệ những người bị giam giữ còn đòi hỏi cho phép bác sĩ và luật sư cũng như người nhà họ được tới thăm với sự giám sát hợp lý.
- Điều quan trọng để làm giảm thiểu những vi phạm Điều 7 là luật pháp phải nghiêm cấm việc mớm cung hoặc ép cung bằng tra tấn hoặc các phương pháp bị nghiêm cấm khác.
- Các phải chỉ rõ trong các báo cáo những qui định trong luật hình sự nước mình liên quan đến việc xử lý những hành vi tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục, cho dù người thực hiện là nhân viên công quyền, những người đại diện Nhà nước hoặc các cá nhân khác. Những người vi phạm Điều 7, cho dù là khuyến khích, ra lệnh, chấp thuận hoặc thực hiện những hành động bị cấm đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Cần thiết bảo đảm rằng những người từ chối tuân theo mệnh lệnh thực hiện tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục sẽ không bị trừng phạt hay trù dập.
- Điều 7 phải được xem xét trong mối liên quan với khoản 3 Điều 2 của Công ước. Trong báo cáo của mình, các phải chỉ rõ những quy định pháp luật nhằm đảm bảo một cách hiệu quả việc chấm dứt ngay lập tức mọi hành động bị nghiêm cấm theo Điều 7 cũng như sự đền bù hợp lý cho những nạn nhâ. Quyền khiếu nại về việc bị đối xử tàn bạo theo Điều 7 cần phải được luật pháp quốc gia công nhận. Khiếu nại phải được điều tra nhanh chóng và toàn diện bởi cơ quan chức năng để có thể có các biện pháp khắc phục hiệu quả. Báo cáo của các quốc gia cũng cần cung cấp những thông tin cụ thể về các biện pháp đền bù cho các nạn nhân của những hành vi tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục và các thủ tục mà người khiếu nại cần tuân thủ cũng như số liệu thống kê về số lượng các khiếu nại và kết quả xử lý.
- Uỷ ban lưu ý rằng một số quốc gia đã ân xá cho những kẻ có hành vi tra tấn. Điều này không phù hợp với nghĩa vụ của các quốc gia là phải điều tra những hành động tra tấn, đối xử và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục để đảm bảo rằng những hành động đó sẽ không xảy ra trong tương lai. Các quốc gia không được tước đi quyền được có biện pháp xử lý hiệu quả của nạn nhân, kể cả việc được bồi thường và phục hồi hoàn toàn nếu cần thiết.