- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CCPR - Bình luận chung số 6
Đăng bởi honeyquyen lúc T2, 10/24/2011 - 14:09
Tên tiếng Anh
Ngày ban hành
30/04/1982
Văn bản tiếng Việt
BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 6
QUYỀN SỐNG (ĐIỀU 6)*
---------------------------------
- Việc thực hiện quyền sống theo quy định ở Điều 6 Công ước đã được đề cập đến trong các báo cáo của tất cả các nước. Đây là một quyền cơ bản không được phép vi phạm, thậm chí trong cả tình trạng khẩn cấp đe dọa đến vận mệnh quốc gia (Điều 4). Tuy nhiên, Uỷ ban cũng lưu ý rằng thông thường thông tin liên quan đến Điều 6 trong báo cáo của các quốc gia còn rất hạn chế, nhìn chung mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của quyền này. Trong khi đó, đây là một quyền không nên hiểu một cách hời hợt.
- Uỷ ban nhận thấy rằng chiến tranh và các hành động bạo lực trên diện rộng khác tiếp tục tạo nên những cuộc khủng hoảng nhân đạo và cướp đi cuộc sống của hàng nghìn người vô tội mỗi năm. Theo Hiến chương Liên hợp quốc, việc một quốc gia đe doạ hoặc sử dụng vũ lực chống lại quốc gia khác là bị cấm, ngoại trừ trong trường hợp tự vệ. Uỷ ban cho rằng các quốc gia có nghĩa vụ cao cả chống chiến tranh, các hành động diệt chủng và hành động bạo lực hàng loạt gây chết người một cách bừa bãi. Mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân và củng cố hoà bình, an ninh quốc tế sẽ tạo ra những điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho việc bảo vệ quyền được sống. Theo nghĩa này, Uỷ ban lưu ý rằng có mối liên hệ giữa Điều 6 và Điều 20 của Công ước mà trong đó nêu rằng luật pháp của các quốc gia cần cấm bất kỳ sự tuyên truyền nào cho chiến tranh (Khoản 1) hay kích động bạo lực (Khoản 2).
- Việc chống lại sự tước đoạt tuỳ tiện tính mạng con người là yêu cầu được nêu một cách rõ ràng trong câu thứ ba của Điều 6 (1). Uỷ ban cho rằng các cần tiến hành các biện pháp không chỉ chống lại và trừng phạt việc tùy tiện tước đoạt tính mạng bởi những băng nhóm tội phạm, mà còn chống lại việc giết người bừa bãi của chính các lực lượng an ninh nước mình. Việc tước đoạt mạng sống do những người có quyền lực trong quốc gia thành viên gây ra là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, pháp luật các Quốc gia cần có quy định nghiêm ngặt nhằm hạn chế những tình huống mà một người có thể bị những người có quyền lực quốc gia thành viên tước đi cuộc sống.
- Các cũng cần tiến hành các biện pháp cụ thể và hiệu quả để ngăn chặn việc cưỡng bức đưa đi mất tích, điều mà vẫn còn diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi và thường dẫn đến việc tước đoạt tính mạng của nạn nhân một cách tuỳ tiện. Thêm vào đó, các quốc gia cần xác lập các kế hoạch và biện pháp hiệu quả để điều tra một cách cẩn thận những trường hợp người bị đưa đi mất tích mà có liên quan đến việc vi phạm quyền sống.
- Hơn nữa, Uỷ ban đã lưu ý rằng quyền sống vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp. Cụm từ “quyền sống vốn có” không thể được hiểu theo một nghĩa hạn chế là chỉ cần bảo vệ mọi người khỏi bị tước đoạt tính mạng một cách tùy tiện, mà việc bảo vệ quyền này đòi hỏi các quốc gia phải áp dụng các biện pháp chủ động khác để duy trì cuộc sống của mọi người. Liên quan đến điều này, Uỷ ban mong muốn các thực hiện tất cả các biện pháp có thể để giảm tỉ lệ chết ở trẻ em và tăng tuổi thọ bình quân, nhất là áp dụng các biện pháp nhằm xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh.
- Tuy các quy định trong Điều 6 (từ khoản 2 đến 6) cho thấy các không bắt buộc phải xoá bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình, các Quốc gia có nghĩa vụ phải hạn chế sử dụng hình phạt này; cụ thể là chỉ sử dụng hình phạt này với “những tội ác nghiêm trọng nhất”. Theo đó, các Quốc gia phải rà soát, sửa đổi luật hình sự của nước mình theo hướng này, và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giới hạn việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ với “các tội ác nghiêm trọng nhất”. Điều này cũng bao gồm gợi ý rõ ràng (trong khoản 2 (2) và (6)) rằng việc xóa bỏ hình phạt tử hình là đáng mong muốn. Uỷ ban kết luận rằng tất cả các biện pháp nhằm xoá bỏ hình phạt tử hình cần được các Quốc gia cân nhắc trong quá trình bảo đảm quyền sống nêu ở Điều 40, và cần được báo cáo với Uỷ ban. Uỷ ban lưu ý rằng một số quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình hay hoãn việc áp dụng nó. Tuy nhiên, báo cáo của các quốc gia đã gửi lên Ủy ban cho thấy quá trình tiến đến xoá bỏ hay hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình còn chậm.
- Uỷ ban ủng hộ quan điểm cho rằng việc diễn giải cụm từ “những tội ác nghiêm trọng nhất” phải được hiểu một cách nghiêm túc theo nghĩa hình phạt tử hình chỉ nên là một biện pháp ngoại lệ. Cũng từ cách diễn đạt các cụm từ ở Điều 6 cho thấy hình phạt này chỉ có thể được áp dụng theo quy định pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm phạm tội và không đi ngược lại với các quy định khác của Công ước. Những bảo đảm về thủ tục tố tụng trong vấn đề này bao gồm phải có sự giám sát, gồm cả quyền được toà án xét xử một cách công bằng, được giả định là vô tội, những bảo đảm tối thiểu về an ninh, và quyền được kháng án lên các toà án cấp cao hơn. Ngoài ra, những bảo đảm đó còn bao gồm quyền được xin ân xá và ân giảm hình phạt.