- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CCPR - Bình luận chung số 4
Đăng bởi honeyquyen lúc T2, 10/24/2011 - 14:02
Ngày ban hành
30/07/1981
Văn bản tiếng Việt
BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 4
BÌNH ĐẲNG NAM NỮ TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ (ĐIỀU 3)*
---------------------------------
- Điều 3 Công ước yêu cầu các đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc hưởng các quyền dân sự và chính trị đã quy định trong Công ước. Tuy nhiên, vấn đề này thường không được đề cập một cách đầy đủ trong báo cáo của các , vào do đó làm phát sinh một số khía cạnh đáng quan tâm, mà sau đây đề cập đến hai khía cạnh nổi bật.
- Thứ nhất, Điều 3, tương tự như các Điều 2 (1) và 26 của Công ước, trong chừng mực các điều này trước tiên đề cập đến việc chống phân biệt đối xử dựa trên một số cơ sở, trong đó có giới tính, yêu cầu không chỉ là các biện pháp bảo vệ, mà còn là các hành động quả quyết để đảm bảo phụ nữ được hưởng thụ một cách chủ động các quyền. Để đạt được việc này không chỉ đơn thuần là ban hành các đạo luật. Như vậy, nhìn chung, các Quốc gia cần thu thập nhiều thông tin hơn liên quan đến vai trò của phụ nữ trên thực tế nhằm xác định những biện pháp nào, cùng với các biện pháp pháp lý thuần túy, mà đã hay đang được sử dụng để thực hiện những nghĩa vụ rõ ràng và chủ động theo quy định tại Điều 3, cũng như để xác định những quy trình và xem xét những nhân tố khó khăn, trở ngại nào mà các quốc gia đang phải đối mặt trong vấn đề này.
- Thứ hai, nghĩa vụ tích cực được các cam kết theo Điều này có thể có những ảnh hưởng không tránh khỏi đối với các biện pháp lập pháp hay hành pháp, đặc biệt khi nhằm điều chỉnh các vấn đề nằm ngoài những vấn đề được đề cập trong Công ước nhưng lại ảnh hưởng bất lợi đến các quyền được nêu trong Công ước. Một ví dụ trong số đó là quy định phân biệt giữa công dân nam và nữ trong luật nhập cư có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng tiêu cực đến quyền kết hôn với người không có quốc tịch hay quyền được nắm giữ các chức vụ công của phụ nữ.
- Vì vậy, Uỷ ban cho rằng Uỷ ban có thể hỗ trợ cho các để giải quyết những vấn đề đã nêu, nếu các Quốc gia chú ý đặc biệt đến việc rà soát lại các cơ quan hay các thể chế đặc biệt được thành lập theo pháp luật mà rõ ràng cho thấy sự phân biệt giữa nam và nữ, trong chừng mực các cơ quan hay thể chế đó ảnh hưởng đến việc hưởng thụ các quyền được ghi nhận trong Công ước; và thứ hai là có liên quan đưa vào báo cáo những thông tin cụ thể về tất cả các biện pháp lập pháp và những biện pháp khác mà họ đã tiến hành để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều này.
- Uỷ ban cũng cho rằng có thể giúp các thực hiện nghĩa vụ này nếu các Quốc gia vận dụng nhiều hơn những cơ chế hợp tác quốc tế hiện có để trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ về mặt tổ chức nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến việc bảo đảm các quyền bình đẳng giữa nam và nữ.