- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CCPR - Bình luận chung số 10
Đăng bởi sonnx lúc T6, 08/26/2011 - 10:50
Tên tiếng Anh
Ngày ban hành
20/01/1988
Văn bản tiếng Việt
- Khoản 1 Điều 10 yêu cầu bảo vệ quyền bảo lưu chính kiến không có sự can thiệp. Đây là một quyền mà Công ước không cho phép hạn chế hay tạm ngừng thực hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Uỷ ban mong nhận được những thông tin từ các về việc thực hiện quy định ở khoản 1 Điều 10.
2. Khoản 2 Điều này yêu cầu bảo vệ quyền tự do biểu đạt, bao gồm không chỉ quyền tự do về “truyền đạt thông tin và các tư tưởng” mà còn có quyền “tìm kiếm” và “tiếp nhận” “các thông tin mà không bị giới hạn bởi cách thức, bằng bất cứ phương tiện nào, kể cả nói, viết hoặc in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương thức truyền thông nào”. Không phải tất cả các đều đã cung cấp đầy đủ thông tin về việc thực hiện tất cả các khía cạnh của quyền tự do tư tưởng. Ví dụ, rất ít quốc gia chú ý đến việc đề ra các biện pháp có hiệu quả để ngăn chặn sự can thiệp đến quyền tự do biểu đạt xuất phát từ sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại.
3. Nhiều đã báo cáo rằng họ đã đảm bảo quyền tự do thể hiện ý kiến bằng hiến pháp hay pháp luật. Tuy nhiên, để biết chính xác mức độ tự do thể hiện ý kiến trong pháp luật và trong thực tế, Uỷ ban cần phải có được những thông tin thích hợp về những quy định pháp luật mà xác định phạm vi tự do, bao gồm những hạn chế cũng như những điều kiện khác mà sẽ ảnh hưởng đến quyền này. Đó là mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do thể hiện ý kiến và những giới hạn và hạn chế mà quyết định trên thực tế phạm vi hưởng thụ quyền này của các cá nhân.
4. Khoản 3 quy định rõ ràng rằng việc sử dụng quyền tự do thể hiện ý kiến kèm theo những trách nhiệm đặc biệt và vì lý do này có một số hạn chế được chấp nhận nhằm bảo vệ quyền của các cá nhân khác và của cộng đồng. Tuy nhiên, khi một áp đặt những hạn chế trong việc thực hiện quyền tự do thể hiện ý kiến, quốc gia đó không được làm tổn hại đến việc hưởng thụ quyền này. Khoản 3 đưa ra những điều kiện mà chỉ trong những điều kiện đó thì những hạn chế với quyền này mới có thể được áp dụng, đó là: những hạn chế phải được “luật pháp quy định”; chúng chỉ có thể áp đặt nhằm một trong các mục đích nêu ra trong các điểm a và b khoản 3, và cần phải chứng minh được những biện pháp đó là “cần thiết” để đạt được các mục đích đó.