Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

CESCR - Bình luận chung số 04

Phiên bản PDF

Ngày ban hành

13/09/1991

Văn bản tiếng Việt

 

1. Theo Điều 11 (1) của Công ước, các Quốc gia thành viên của công ước "ghi nhận mọi người đều có quyền được có mức sống tối thiểu cho bản thân và gia đình, bao gồm cả quyền có đủ lương thực, quần áo và nhà cửa tối thiểu và quyền không ngừng cải thiện điều kiện sống". Quyền con người được có nhà ở tối thiểu, vốn bắt nguồn từ quyền có mức sống tối thiểu - một quyền được coi là có vị trí quan trọng đặc biệt đối với việc hưởng thủ tất cả các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.

2. Uỷ ban đã tập hợp một khối lượng lớn thông tin về quyền này. Kể từ năm 1979, Uỷ ban và các cơ quan tiền nhiệm đã xem xét 75 báo cáo về quyền có nhà ở tối thiểu. Uỷ ban cũng đã giành một ngày thảo luận chung về chủ đề này tại các phiên họp lần ba (xem E/1989/22, khổ. 312) và lần bốn (xem E/1990/23, khổ́281̣285).  Hơn nữa, Uỷ ban cũng đã xem xét cẩn then thông tin thu thập được từ Năm quốc tế về nhà ở cho người vô gia cư (1987) bao gồm cả Chiến lược toàn cầu về nhà ở đến năm 2000 do Đại hội đồng thông qua theo nghị quyết 42/191 ngày 11/12/19781 .  Uỷ ban cũng đã xem xét các báo cáo và tài liệu liên quan của Uỷ ban quyền con người và Tiểu ban về phòng chống phân biệt đối xử và bảo vệ người thiểu số2.

3. Mặc dù đã có nhiều văn kiện quốc tế nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau của quyền được có nhà ở3, điều 11 (1) của Công ước là điều khoản toàn diện và có thể là quan trọng nhất về quyền này. 

4. Mặc dù cộng đồng quốc tế thường xuyên khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng đầy đủ quyền được có nhà ở tối thiểu, nhưng khoảng cách giữa các tiêu chuẩn qui định tại điều 11 (1) của Công ước và tình hình thực tế ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn rất lớn. Mặc dù vấn đề này thường đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, là nơi phải đối đầu với những khó khăn về nguồn lực và một số thử thách khác, Uỷ ban nhận thấy rằng tình trạng vô gia cư và thiếu nhà ở vẫn tồn tại ở cả những xã hội phát triển về kinh tế. Liên hợp quốc ước tính rằng trên thế giới có hơn 100 triệu người vô gia cư và hơn một tỷ người không có nơi ở tối thiểu4.  Con số này hiện vẫn chưa có biểu hiện giảm xuống. Dường như không có Quốc gia thành viên nào lại không có những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến quyền có nhà ở.

5. Trong một số trường hợp, các quốc gia thành viên đã gửi bản báo cáo lên Uỷ ban trong đó ghi nhận và nêu ra khó khăn trong việc đảm bảo quyền được có nhà tối thiểu. Tuy nhiên, thông tin đưa ra là chưa đủ để Uỷ ban có thể hình dung đầy đủ về thực trạng nhà ở của quốc gia đó.  Chính vì vậy, Bỡnh luận chung này nhằm mục đích xác định những vấn đề cơ bản mà Uỷ ban coi là quan trọng đối với quyền này.  

6. Quyền có nhà ở thích đáng  áp dụng cho tất cả mọi người. Việc áp dụng cho "bản thân anh ta và gia đình của anh" cho thấy quan niệm về vai trò giới và khuôn mẫu về hoạt động kinh tế theo nhận thức chung được thừa nhận vào thời điểm Công ước được thông qua vào năm 1966. Cụm từ này ngày nay không còn được hiểu như là sự hạn chế áp dụng quyền với các cá nhân hay những hộ gia đình có phụ nữ là chủ hộ. Vì vậy, khái niệm "gia đình" cung cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn.  Hơn thế nữa, các cá nhân cũng như gia đình không phân biệt tuổi tác, tình trạng kinh tế, nhóm hoặc đại diện hay tình trạng và nhân tố khác đều có quyền về nhà ở. Đặc biệt, việc hưởng thụ quyền này theo điều 2 (2) không được đặt dưới bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào.

7. Theo quan điểm của Uỷ ban, không nên hiểu quyền có nhà ở theo nghĩa hẹp hoặc đánh đồng nhà với một nơi trú ngự chỉ có duy nhất một mái che trên đầu hoặc công khai coi nơI trú ngự như một thứ hàng hoá. Thay vào đó, chúng ta cần phải hiểu đó là quyền được sống ở nơi có an toàn, hoà bình và được tôn trọng về phẩm giá.  Điều này là phù hợp ít nhất vì hai lý do. Thứ nhất, quyền có nhà ở có quan hệ mật thiết với các quyền con người khác và với những nguyên tắc cơ bản mà Công ước đưa ra. Xuất phát từ "nhân phẩm vốn có của con người" được đưa ra trong các quyền của Công ước để giải thích thuật ngữ "nhà ở", nhờ đó có thể xem xét nhiều khía cạnh khác nhau. Quan trọng nhất là quyền về nhà ở cần được đảm bảo cho tất cả mọi người bất kể mức độ thu nhập hay khả năng tiếp cận nguồn lực kinh tế.  Thứ hai, sự chỉ dẫn ở điều 11(1) cần được hiểu không chỉ đề cập đến nhà ở mà còn là nhà ở tối thiểu. Vì cả Uỷ ban về định cư con người vàỤ Chiến lược toàn cầu về nhà ở đến năm 2000 đều giải thích rằng: "nhà ở tối thiểu tức làẶ được đảm bảo thích đáng  về tính riêng tư, khoảng không, an ninh, ánh sáng và thông thoáng, kết cấu hạ tầng và địa điểm phù hợp với công việc và các cơ sở vật chất- tất cả đều với chi phí hợp lý.  

8. Vì vậy, khái niệm tối thiểu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyền về nhà ở bởi nó giúp cân nhắc hàng loạt các yếu tố cần phải tính đến khi quyết định liệu một hình thức cư ngụ bất kì có phảI là "nhà ở tối thiểu” như qui định trong Công ước. Mặc dù các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hoá, khí hậu, sinh thái và các yếu tố khác quyết định một phần tính tối thiểu, nhưng Uỷ ban tin rằng, có thể có một số khía cạnh nhất định của quyền cần được xem trong bất cứ bối cảnh cụ thể. Các khía cạnh này bao gồm:             

(a) An ninh pháp lý về sở hữu tài sản. Sở hữu này có thể dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả thuê nhà (công và tư), nhà ở hợp tác, cho thuê, tự làm chủ, nhà ở khẩn cấp và định cư không chính thức, bao gồm cả sở hữu về đất đai và tài sản.  Liên quan đến các hình thức sở hữu thì tất cả mọi người  đều được quyền sở hữu ở mức độ an ninh về tài sản nhất định để có thể có sự bảo hộ pháp  lý đối với mọi tước đoạt, quấy rối, hay các đe doạ khác. Theo đó, Quốc gia thành viên cần có biện pháp  khẩn cấp nhằm mục đích đảm bảo an ninh pháp lý về tài sản cho các cá nhân và hộ gia đình hiện đang thiếu sự bảo vệ này, thông qua việc tham vấn với các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng.  

(b) Tính sẵn sàng của dịch vụ, nguyên liệu, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng. Một nơi ở thích đáng  cần đảm bảo đủ những điều kiện vật chất cơ bản về y tế, an ninh, tiện nghi và dinh dưỡng. Lợi ích của quyền có nhà ở thích đáng  là được tiếp cận một cách bền vững với các nguồn lực chung và nguồn lực tự nhiên, với các điều kiện nước sách, chất đốt, ánh sáng, sưởi ấm, vệ sinh, giặt giũ, phương tiện về bảo quản thực phẩm, rác thải, các dịch vụ chống hạn hán và dịch vụ khẩn cấp.   

(c) Tính vừa phải.  Chi phí tài chính mà cá nhân hay hộ gia đình phai chi trả nhà ở cần phải ở mức hợp lí, không đe doạ hay ảnh hưởng đến việc hưởng thụ các nhu cầu thiết yếu. Quốc gia thành viên cần có biện pháp để đảm bảo tỷ lệ chi phí liên quan đến nhà ở nói chung phù hợp với mức độ thu nhập. Quốc gia thành viên cũng cần xây dựng chế độ trợ cấp về nhà ở cho những người không có khả năng tự chi trả, cũng như các hình thức và mức độ hỗ trợ tài chính về nhà ở để giúp cho việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở một cách thích đáng . Để phù hợp với nguyên tắc về đảm bảo khả năng chi trả, tài sản sở hữu phải được bảo vệ bằng những biện pháp thích hợp nhằm tránh đặt ra giá thuê nhà không hợp lí hoặc tăng giá cho thuê. ở những nước mà vật liệu tự nhiên là nguồn cơ bản trong xây dựng nhà ở thì quốc gia cũng cần phải có biện pháp để đảm bảo tính sẵn sàng của các vật liệu này.  

(d) có thể định cư được. Nhà ở thích đáng  phải đảm bảo có thể định cư được cả về không gian và có sự bảo vệ để tránh bị lạnh, ẩm ướt, nóng mưa, gió và các mối đe doạ khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nguy hại về mặt cấu trúc và gây lây nhiễm bệnh tật. Sự an toàn về thể chất của cư dân cũng cần phải được đảm bảo. Uỷ ban khuyến khích quốc gia thành viên áp dụng Các nguyên tắc y tế về nhà ở5 do Tổ chức y tế thế giới đưa ra theo quan điểm coi nhà ơ như là một yếu tố về môi trường có liên quan đến điều kiện về bệnh tật trong các phân tích dịch tễ học; đó là, nhà ở và điều kiện sống không đảm bảo sẽ làm gia tăng tỷ lệ tử vong và tình trạng bệnh tật. 

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera