Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

CESCR - Bình luận chung số 01 (a)

Phiên bản PDF

Tên tiếng Anh

General Commnet No 1 (a)

Ngày ban hành

01/08/1989

Bình luận chung số 01 (a) 

Việc thực hiện Điều 3 của Công ước trong phạm vi Điều 22

(Vấn đề trục xuất và cung cấp thông tin)

Tại kỳ họp lần thứ 19, phiên họp lần thứ 317 tổ chức vào ngày 21/11/1997, Uỷ ban Chống tra tấn đã thông qua Bình luận chung dưới đây nhằm hướng dẫn các thành viên Công ước và những người cung cấp thông tin

 

Xét những yêu cầu nêu tại Khoản 4 Điều 22 Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và hạ nhục, Uỷ ban Chống tra tấn “sẽ xem xét những khiếu nại nhận được theo quy định tại Điều 22 dựa vào tất cả những thông tin do cá nhân hay quốc gia thành viên Công ước cung cấp”;

Xét nhu cầu phát sinh từ hệ quả của việc áp dụng quy tắc 111,đoạn  3 của Bộ quy tắc về thủ tục của Uỷ ban (CAT/C/3/Rev.2);

Xét nhu cầu cần có hướng dẫn thực hiện Điều 3 trong thủ tục đã quy định trong Điều 22 của Công ước,

Tại kỳ họp lần thứ 19, phiên họp lần thứ 317 tổ chức vào ngày 21/11/1997, Uỷ ban Chống tra tấn đã thông qua Bình luận chung dưới đây nhằm hướng dẫn các thành viên Công ước và những người cung cấp thông tin:

1. Điều 3 chỉ giới hạn áp dụng với những trường hợp có cơ sở chắc chắn để tin rằng người cung cấp thông tin có nguy cơ bị tra tấn như đã xác định trong Điều 1 của Công ước.

2. Uỷ ban cho rằng cụm từ “quốc gia khác” trong Điều 3 chỉ  những quốc gia mà cá nhân có liên quan bị trục xuất, trao trả lại hay dẫn độ, cũng như bất cứ quốc gia nào mà người cung cấp thông tin sau đó có thể bị trục xuất, trao trả lại hay dẫn độ.

3. Theo Điều 1, tiêu chí được đề cập trong Điều 3, phần 2 về “mô hình nhất quán của những hành động vi phạm nhân quyền một cách tàn bạo, trắng trợn và hàng loạt” chỉ liên quan đến những hành động vi phạm được thực hiện bởi hoặc với sự xúi giục hoặc được sự cho phép hay ngấm ngầm đồng ý của một viên chức chính quyền hoặc người khác hành động với tư cách là một viên chức.

Khả năng thông tin được chấp nhận

4. Uỷ ban cho rằng chính người cung cấp thông tin có trách nhiệm đưa ra những chứng cứ ban đầu cần thiết để chứng minh khả năng được chấp nhận của thông tin do mình cung cấp theo Điều 22 của Công ước bằng cách thực hiện từng yêu cầu của quy tắc 107 trong Bộ quy tắc về thủ tục của Uỷ ban.

Tình tiết của sự việc

5. Đối với việc áp dụng Điều 3 Công ước để đánh giá những tình tiết của sự việc, trách nhiệm sẽ thuộc về người cung cấp tin tức khi đưa ra một trường hợp gây tranh cãi. Điều này có nghĩa là cần phải có một cơ sở thực tế đối với vị thế của người cung cấp thông tin đủ để đòi hỏi sự trả lời từ các quốc gia thành viên Công ước.

6. Ghi nhớ rằng những quốc gia thành viên Công ước và Uỷ ban buộc phải đánh giá liệu có cơ sở chắc chắn để tin rằng người cung cấp thông tin sẽ có nguy cơ bị tra tấn nếu người đó bị trục xuất, trao trả hoặc dẫn độ hay không; nguy cơ bị tra tấn cần phải được đánh giá trên các cơ sở thực tế chứ không phải chỉ dựa trên lý thuyết hoặc sự nghi ngờ. Tuy nhiên, nguy cơ đó không nhất thiết phải đáp ứng tiêu chí về khả năng xảy ra cao.

7. Người cung cấp thông tin cần chứng minh rằng chính họ có nguy cơ bị tra tấn và có cơ sở chắc chắn để tin tưởng như vậy theo cách thức đã được mô tả, và nguy cơ đó mang tính chất cá nhân và đang hiện hữu. Một trong các bên có thể đưa ra tất cả những thông tin thích hợp có liên quan đến vấn đề này.

8. Những thông tin dưới đây có thể được coi là thích hợp, mặc dù chúng chưa phải là danh mục đầy đủ:

a. Liệu quốc gia có liên quan có bằng chứng về mô hình nhất quán của những hành động vi phạm nhân quyền một cách tàn bạo, trắng trợn và hàng loạt hay không? (Xem Điều 3,đoạn  2);

b. Liệu người cung cấp thông tin có bị tra tấn, đối xử ngược đãi bởi hoặc với sự xúi giục hay được cho phép một cách công hay hay ngấm ngầm của một viên chức chính quyền hoặc của người khác hành động với tư cách là một viên chức hay không? Nếu có, liệu có phải điều đó mới xảy ra gần đây hay không?

c. Liệu có chứng cứ về thương tật hay chứng cứ độc lập khác chứng minh cho khiếu nại của người cung cấp thông tin về việc người đó bị tra tấn hay bị đối xử ngược đãi trong quá khứ? Sự tra tấn đó có để lại hậu quả hay không?

d. Liệu tình huống đề cập đến trong điểm a đã thay đổi hay chưa? Tình hình nội bộ liên quan đến nhân quyền đã thay đổi hay chưa?

e. Liệu người cung cấp thông tin có tham gia vào hoạt động chính trị hay hoạt động khác trong hoặc ngoài phạm vi quốc gia có liên quan mà hoạt động này làm cho họ dễ rơi vào nguy cơ bị tra tấn nếu họ bị trục xuất, trao trả hay bị dẫn độ về quốc gia nói trên?

f. Liệu có chứng cứ nào về độ tin cậy của người cung cấp thông tin?

g. Liệu có sự không nhất quán nào trong khiếu nại của người cung cấp thông tin? Nếu có, những mâu thuẫn đó có liên quan đến sự việc không?

9. Lưu ý rằng Uỷ ban Chống tra tấn không phải là một cơ quan phúc thẩm, một cơ quan có tính tư pháp hay một cơ quan hành chính, mà là cơ quan giám sát được hình thành bởi chính các quốc gia thành viên Công ước và chỉ có những quyền hạn mang tính chất tuyên nhận, vì vậy cơ quan này sẽ hoạt động theo cơ chế sau:

a. Trong quá trình thực hiện thẩm quyền của Uỷ ban theo Điều 3 Công ước, kết quả điều tra của các cơ quan chức năng của các Quốc gia thành viên có liên quan sẽ được coi là có giá trị lớn, tuy nhiên;

b. Theo quy định trong Điều 22, khoản 4 Công ước, Uỷ ban không bị ràng buộc bởi những kết quả điều tra đó, mà có quyền tự do đánh giá những tình tiết, dựa trên việc tập hợp đầy đủ các sự kiện trong mỗi vụ việc.

 

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera