- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CERD - KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 28
Đăng bởi sonnx lúc T6, 09/30/2011 - 23:20
Ngày ban hành
12/05/2004
Văn bản tiếng Việt
KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 28
VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO HỘI NGHỊ QUÔC TẾ VỀ CHỐNG CHỦ NGHĨA PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC, SỰ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC, BÀI NGOẠI VÀ KHÔNG KHOAN DUNG CÓ LIÊN QUAN*
--------------------------------
Ủy ban về Xóa bỏ phân biệt chủng tộc
Khuyến khích thông qua Tuyên bố Durban và chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự phân biệt chủng tộc, bài ngoại và không khoan dung có liên quan và các quy định được Đại hội đồng thông qua trong Nghị quyết số 56/266 trong đó xác nhận hoặc quy định những việc làm tiếp theo để đảm bảo thực hiện các văn kiện này.
Ghi nhận thực tế rằng các văn kiện được thông qua tại Durban một lần nữa khẳng định giá trị nền tảng và chuẩn mực của Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.
Nhắc lại rằng Tuyên bố Durban và chương trình hành động coi Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc là văn kiện cơ bản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự phân biệt chủng tộc, bài ngoại và sự không dung thứ có liên quan.
Đặc biệt ghi nhận việc khẳng định trong Tuyên bố Durban rằng việc thực hiện và tuân thủ trên phạm vi toàn cầu Công ước quốc tế Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy công bằng và không phân biệt đối xử trên toàn thế giới.
Bày tỏ sự hài lòng rằng vai trò của Uỷ ban trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc đã được ghi nhận.
Quan tâm đến trách nhiệm của mình trong việc thực thi cam kết của Hội nghị thế giới về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự phân biệt chủng tộc, bài ngoại và sự không dung thứ có liên quan và yêu cầu nâng cao khả năng thực hiện các trách nhiệm đó.
Nhấn mạnh vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc và khuyến khích sự đóng góp của họ đối với Hội nghị thế giới.
Ghi nhớ rằng Hội nghị thế giới công nhận vai trò quan trọng của các tổ chức nhân quyền quốc gia trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và nhu cầu đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức này cũng như cung cấp cho họ nhiều nguồn lực hơn trong hoạt động.
1. Khuyến nghị với các Quốc gia thành viên
I. Các biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện Công ước
(a) Các quốc gia chưa là thành viên cần cam kết tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc nhằm đạt được sự phê chuẩn toàn cầu Công ước này vào năm 2005;
(b) Các quốc gia chưa tuyên bố không bắt buộc theo quy định tại Điều 14 của Công ước nên đưa ra tuyền bố này.
(c) Tuân thủ nhiệm vụ báo cáo và đệ trình báo cáo đúng hạn theo hướng dẫn.
(d) Xem xét việc rút lại những bảo lưu của mình đối với Công ước.
(e) Nỗ lực hơn nữa trong việc phổ biến với công chúng sự tồn tại của cơ chế khởi kiện theo quy định tại Điều 14 của Công ước.
(f) Xem xét những phần có liên quan của Tuyên bố Durban và chương trình hành động đối với việc thực hiện Công ước ở quốc gia , cụ thể là các quy định từ Điều 2 đến Điều 7 của Công ước.
(g) Cung cấp thông tin về kế hoạch hành động và các biện pháp đã tiến hành nhằm thực hiện Tuyên bố Durban và chương trình hành động ở quốc gia trong báo cáo định kỳ tới Uỷ ban.
(h) Phổ biến nội dung Tuyên bố Durban và chương trình hành động bằng các hình thức thích hợp và cung cấp thông tin cho Uỷ ban về những cố gắng này trong báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 7 của Công ước.
II. Các biện pháp tăng cường chức năng của Uỷ ban
(i) Xem xét thiết lập cơ chế kiểm tra và đánh giá cấp quốc gia để đảm bảo thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm tiếp tục việc thực hiện các khuyến nghị chung của Uỷ ban;
(j) Cung cấp thông tin về việc tiếp tục thực hiện các khuyến nghị chung của Uỷ ban trong các báo cáo định kỳ;
(k) Phê chuẩn bổ sung khoản 6 Điều 8 của Công ước mà được thông qua ngày 15 tháng 1 năm 1992 tại phiên họp thứ 14 của các Quốc gia thành viên và được ghi nhận bởi Đại hội đồng trong Nghị quyết số 47/111 ngày 15 tháng 12 năm 1992;
(l) Tiếp tục phối hợp với Uỷ ban nhằm thúc đẩy thực hiện Công ước hiệu quả.
2. Đồng thời khuyến nghị:
(a) Các cơ quan nhân quyền quốc gia hỗ trợ chính phủ nước mình thực hiện nghĩa vụ báo cáo và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các khuyến nghị chung của Uỷ ban;
(b) Các tổ chức phi chính phủ tiếp tục cung cấp cho Uỷ ban những thông tin liên quan nhằm đẩy mạnh sự hợp tác với họ;
(c) Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc tiếp tục nỗ lực nâng cao nhận thức về công việc của Uỷ ban;
(d) Các cơ quan có thẩm quyền của Liên hợp quốc cung cấp cho Uỷ ban những nguồn lực phù hợp để tạo điều kiện cho họ thực hiện nhiệm vụ của mình tốt nhất.
3. Bày tỏ thiện chí:
(a) Hợp tác toàn diện với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hệ thống Liên hợp quốc, cụ thể là Cao uỷ Nhân quyền nhằm thực hiện Tuyên bố Durban và chương trình hành động;
(b) Hợp tác với năm chuyên gia độc lập xuất sắc nhất do Tổng thư ký đề cử nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện khuyến nghị của Tuyên bố Durban và chương trình hành động;
(c) Kết hợp các hoạt động của mình với các tổ chức nhân quyền khác để đạt được kết quả tốt hơn trong việc thực hiện khuyến nghị của Tuyên bố Durban và chương trình hành động;
(d) Xem xét mọi khía cạnh của việc thực hiện khuyến nghị của Tuyên bố Durban và chương trình hành động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của mình.