- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CERD - KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 22
Đăng bởi sonnx lúc T6, 09/30/2011 - 22:56
Tên tiếng Anh
Ngày ban hành
12/05/2004
Văn bản tiếng Việt
KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 22
LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU 5
VỀ NGƯỜI TỊ NẠN VÀ NGƯỜI BỊ MẤT NƠI Ở*
---------------------------------
Ủy ban về Xóa bỏ phân biệt chủng tộc,
Nhận thức thực tế rằng các xung đột, có vũ trang hay không vũ trang, nội bộ hay quốc tế, mà thường có nguyên nhân từ vấn đề sắc tộc xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đều gây hậu quả lớn với các dòng người tị nạn và người di tản.
Xét rằng Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền và Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc ghi nhận rằng tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, mọi người đều có quyền tự do không phân biệt chủng tộc, màu da, nguồn gốc, quốc gia , dân tộc hay thiểu số.
Nhắc lại Công ước năm 1951 và Nghị định thư 1967 về địa vị của người tị nạn là nguồn chính của pháp luật quốc tế về vấn đề bảo vệ người tị nạn nói chung.
1. Yêu cầu các Quốc gia thành viên chú ý đến quy định trong Điều 5 Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc cũng như Khuyến nghị chung số 20 của Ủy ban về Điều 5, trong đó khẳng định yêu cầu của Công ước với các Quốc gia thành viên trong việc nghiêm cấm và loại trừ mọi hành vi phân biệt chủng tộc khi thực hiện các quyền và tự do về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa của mọi người.
2. Liên quan đến vấn đề đó, nhấn mạnh rằng:
(a) Mọi người tị nạn và người di tản đều có quyền tự do quay lại nước mình trong điều kiện an toàn.
(b) Các Quốc gia thành viên bắt buộc phải đảm bảo quyền tự nguyện quay trở lại nước mình của người tị nạn và người di tản, tuân thủ nguyên tắc không đẩy trả lại (non‑refoulement) và không trục xuất (non‑expulsion) người tị nạn.
(c) Tất cả những người tị nạn và người di tản nếu quay trở lại nước mình, đều có quyền được trả lại những tài sản bị tước đoạt trong cuộc xung đột và được bồi thường hợp lý đối với những tài sản đã bị mất mà không thể khôi phục. Mọi cam kết và tuyên bố về tài sản được đưa ra do bị cưỡng ép đều bị coi là vô hiệu và không có giá trị.
(d) Tất cả những người tị nạn và người di tản khi quay trở lại nước mình đều có quyền bằng đẳng trong việc tham gia một cách đầy đủ vào các vấn đề công cộng ở mọi cấp độ, cũng như được bình đẳng trong việc tiếp cận với những phúc lợi xã hội và được giúp đỡ để tái định cư.