- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CERD - KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 19
Đăng bởi sonnx lúc T6, 09/30/2011 - 22:13
Ngày ban hành
12/05/2004
Văn bản tiếng Việt
KHUYẾN NGHỊ CHUNG SỐ 19
VỀ ĐIỀU 3*
---------------------------------
- Uỷ ban về Xóa bỏ phân biệt chủng tộc kêu gọi các Quốc gia thành viên lưu ý tới quy định trong Điều 3 của Công ước, trong đó yêu cầu các Quốc gia thành viên cam kết ngăn chặn, nghiêm cấm và xóa bỏ mọi hình thức chia rẽ chủng tộc và chủ nghĩa A-pác-thai trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình. Ví dụ về chủ nghĩa A-pác-thai có thể thấy ở Nam Phi, tuy nhiên điều này nghiêm cấm mọi loại hình phân biệt chủng tộc diễn ra ở tất cả các quốc gia .
- Uỷ ban cho rằng nghĩa vụ xóa bỏ mọi hành động phân biệt chủng tộc bao gồm cả việc loại trừ những hậu quả của các hành động này mà được thực hiện hoặc được ủng hộ bởi chế độ cũ hay do bị tác động từ các lực lượng bên ngoài.
- Uỷ ban cũng nhận thấy rằng trong khi sự phân biệt chủng tộc, một cách hoàn toàn hay một phần, chủ yếu phát sinh từ chính sách của một quốc gia , cũng có tình huống trong đó sự phân biệt chủng tộc gây nên bởi hành động không chủ ý của một số cá nhân. Ở nhiều thành phố mà dân cư có sự khác biệt về thu nhập, đôi khi sự khác biệt đó có liên hệ với sự khác biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, quốc gia hay dân tộc thiểu số; trong bối cảnh đó thường có một số nhóm dân cư bị kỳ thị và các cá nhân thuộc những nhóm này phải chịu đựng sự phân biệt đối xử mà có nguyên nhân tổng hợp từ sự khác biệt về chủng tộc và những yếu tố khác.
- Do đó, Uỷ ban khẳng định rằng hành động phân biệt chủng tộc có thể nảy sinh không xuất phát từ chính sách hay không có mối liên hệ trực tiếp nào với các quan chức nhà nước. Uỷ ban cũng yêu cầu các Quốc gia thành viên theo dõi mọi khuynh hướng có thể dẫn tới hành động phân biệt chủng tộc như vậy, loại bỏ triệt để những hậu quả tiêu cực của những hành động đó và đề cập rõ ràng tình hình có liên quan trong báo cáo định kỳ.