- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi một hiệp ước quốc tế đa phương nhằm quy định việc buôn bán trao đổi vũ khí thường tại hội nghị quan trọng

3/7/2012 – Tại một cuộc họp lịch sử về vấn đề vũ khí thường, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi các nước thành viên tiến tới một hiệp ước nhằm quy định việc buôn bán trao đổi vũ khí, nhấn mạnh rằng việc đặt ra một hệ thống quy định về vấn đề này là rất cấp bách.
“Chúng ta đã có vài tiến bộ trong vấn đề về vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng cộng đồng quốc tế chưa theo kịp vấn đề về vũ khí thường, ” Ông Ban phát biểu trước các nước thành viên mở đầu Hội Nghị LHQ đầu tiên về Hiệp ước Buôn bán Trao đổi Vũ khí thường. “Các vấn đề hạt nhân thường nằm trong tiêu đề báo chí, nhưng vũ khí thường mới đang gây thương vong hàng ngày."
Ông Ban cũng nói rằng việc buôn bán trao đổi vũ khí quốc tế được quản lý kém đang làm nghiêm trọng thêm các cuộc xung đột dân sự, gián đoạn ổn định khu vực, và giúp đỡ khủng bố cũng như các mạng lưới tội phạm.
Diễn ra tại trụ sở LHQ ở New York trong bốn tuần tới, Hội Nghị gồm 193 nước thành viên đàm phán về nghị quyết được các nhà tổ chức Hội Nghị coi là quan trọng nhất từ trước đến nay về quy định vũ khí thường trong phạm vi LHQ.
“Một Hiệp Ước về Buôn bán Trao đổi Vũ khí sẽ nhằm tạo nên một sân chơi cho việc chuyển vũ khí quốc tế bằng việc yêu cầu các nước thành viên tuân theo một hệ thống tiêu chuẩn cho việc quản lý chuyển vũ khí, mà cuối cùng sẽ đảm bảo an toàn an ninh cho người dân toàn cầu," website của Hội Nghị cho biết.
Cho đến cuối năm 2010, khoảng 27.5 triệu người phải di dời nội bộ bởi xung đột, trong khi hàng triệu người phải tị nạn ở ngoài nước. Trong nhiều trường hợp, bạo lực vũ trang đã được làm nghiêm trọng thêm bởi sự sẵn có và lạm dụng vũ khí.
“Một hệ thống tiêu chuẩn về vũ khí được đồng ý bởi các bên có thể thay đổi tất cả điều đó,"ông Ban phát biểu trước các thành viên Hội Nghị. “Nhưng nó sẽ còn làm nhiều hơn thế. Hiệp ước sẽ tăng cường khả năng cung cấp vũ khí quốc tế, từ tăng cường phát triển kinh tế xã hội đến hỗ trợ bảo vệ và xây dựng hòa bình; từ theo dõi cấm vận vũ khí đến bảo vệ trẻ em và thường dân; từ tăng cường quyền phụ nữ đến bồi dưỡng quy phạm pháp luật.”
Tổng thư ký nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên các nước thành viên nhóm họp tại LHQ để đàm phán một hiệp ước quy định việc buôn bán trao đổi vũ khí quốc tế. “Tất cả mọi người trong căn phòng này đang làm nên lịch sử," ông nói với các thành viên Hội Nghị.
“Mục tiêu chung của chúng ta là rõ ràng: một Hiệp Ước Buôn bán Trao đổi Vũ khí mạnh mẽ và mang tính rằng buộc pháp lý có tác động thực sự tới cuộc sống của hàng triệu người đang hứng chịu hậu quả của xung đột, đàn áp, và bạo lực vũ trang. Đây là mục tiêu tham vọng - nhưng có thể đạt được,” ông Ban nói thêm.
Ông Ban cũng phát biểu trước đại diện các tổ chức phi chính phủ đã ký bản kiến nghị đàm phán hiệp ước vũ khí.
“Với chứ ký và bản tuyên bố hôm nay, chúng ta đang nhắc nhở thế giởi cần phải hành động," ông Ban phát biểu trước báo chí. “Tôi luôn thấy tự hào khi tôi nhận được thư từ dân chúng toàn thế giới thúc giục LHQ và các nước thành viên giải quyết các vấn đề đang gặp phải."
Trong tháng Hai, người đứng đầu nhiều tổ chức LHQ - bao gồm UNDP, UNICEF, OHCHR, UNHCR - đã kêu gọi một hiệp ước toàn diện về buôn bán vũ khí quốc tế yêu cầu các nước đánh giá rủi ro việc xâm phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế một cách nghiêm trọng có thể xảy ra khi vũ khí được trao đổi; bao gồm tất cả vũ khí thường, vũ khí nhỏ, và đảm bảo không có sơ hở bằng việc bao gồm tất cả các loại trao đổi và chuyển nhượng, bao gồm các hoạt động như quá cảnh, chuyển tải, cũng như vay mượn và cho thuê.
3 July 2012
Nguồn: Xem tại đây