- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
Philosophy and Thoughts of Human Rights (2019-2021)
TRIẾT HỌC VÀ TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
(PHILOSOPHY OF HUMAN RIGHTS)
15-29/12/2019; GV: L.K. Tùng
Buổi học |
Nội dung |
15/12 8h30-11h30 13h30-16h30 |
I. Nhập môn (Giới thiệu học phần; Các khái niệm, nguyên tắc, quan điểm căn bản; Khái quát lịch sử…) Bài đọc: Chương 1 & 2 của Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Khoa Luật-ĐHQGHN, Nxb.Chính trị quốc gia, 2015 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 – Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb. Thanh niên, 2017: trang 57-90 (về Điều 1 của UDHR)
II. Tôn giáo và Quyền con người (Mối quan hệ tôn giáo với tư tưởng, triết học; Những khía cạnh ủng hộ và đối nghịch với nhân quyền của một số tôn giáo lớn…) Bài đọc: Tài liệu số 1 – 5 trong Tuyển tập tài liệu Triết học và tư tưởng về Quyền con người
|
22/12 |
III.Thời kỳ Khai sáng và Cách mạng (Tk XV-XVIII) (Một số triết gia, lý thuyết quyền tự nhiên: Hobbes, Locke, Paine, Kant …: Cách mạng và nhân quyền…) Bài đọc: Tài liệu số 6-11 trong Tuyển tập tài liệu Triết học và tư tưởng về Quyền con người
IV.Thế kỷ XIX (Chủ nghĩa Marx; Sự phát triển của chủ nghĩa tự do: J.S.Mill…; Sự quan tâm đến các quyền kinh tế…) Bài đọc: Tài liệu số 12 - 14 trong Tuyển tập tài liệu Triết học và tư tưởng về Quyền con người |
29/12 |
V.Tranh luận đương đại về quyền tự nhiên, tính phổ quát của nhân quyền (Văn hóa, tính tương đối văn hóa, đặc thù quốc gia với nhân quyền…) Bài đọc: Tài liệu số 15 - 16 trong Tuyển tập tài liệu Triết học và tư tưởng về Quyền con người |
TÀI LIỆU ĐỌC:
1. Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Khoa Luật-ĐHQGHN, Nxb.Chính trị quốc gia, 2015
2. Tuyển tập tài liệu Triết học và tư tưởng về Quyền con người
Tham khảo:
1. Tư trưởng về Quyền con người - Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, Nxb. Lao động – Xã hội, 2011
2. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 – Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb. Thanh niên, 2017
3. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (Chủ biên), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện Thông tin Khoa học xã hội, 1995
4. Đặng Dũng Chí, Hoàng Văn Nghĩa, Chủ nghĩa xã hội và quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, 2014
5. Hội đồng Lý luận Trung ương, Dân chủ, nhân quyền – giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011
CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN:
1. Quyền con người là gì?
2. Những ai là chủ thể có nghĩa vụ về nhân quyền?
3. Nguyên tắc (tính) phổ quát của quyền con người là gì? Nêu quan điểm của bạn về nguyên tắc này.
4. Trình bày các cách trả lời cho câu hỏi “Tại sao con người lại có các quyền?”.
5. Việc lý giải nguồn gốc của quyền con người có vai trò quan trọng như thế nào?
6. Các triết gia thời kỳ Khai sáng đã có những đóng góp gì cho sự phát triển của tư tưởng về quyền con người?
7. Phân tích nội dung và ảnh hưởng của tư tưởng John Locke, đặc biệt là trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” 1689, đối với tư tưởng nhân quyền.
8. Cách mạng Pháp và cách mạng Hoa Kỳ đã có những đóng gì cho sự phát triển của tư tưởng về quyền con người?
9. Những nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội đã có những đóng gì cho sự phát triển của quyền con người vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20?
10. Trình bày sự khác biệt chính giữa các quan điểm về quyền tự nhiên, quyền đạo đức và quyền pháp lý.
11. Lý thuyết quyền tự nhiên có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ nhân quyền?
12. Lý thuyết quyền đạo đức có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ nhân quyền?
13. Tóm tắt một số lý thuyết tự nhiên về quyền con người.
14. Tóm tắt một số lý thuyết chính trị về quyền con người.
15. Bạn có cho rằng Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền (1948) chỉ thể hiện các giá trị của phương Tây không?
16. Bình luận về câu nói của Jacques Maritain rằng “Chúng tôi đồng thuận về những quyền này, miễn là đừng hỏi chúng tôi tại sao”.
(Comment on Jacques Maritain ‘s statement “We agree on these rights, provid[ed] we are not asked why”)
17. Văn hóa là gì và có ảnh hưởng như thế nào trong việc thực thi nhân quyền?
18. Bạn ủng hộ tính phổ quát của nhân quyền hay ủng hộ thuyết tương đối về văn hóa? Tại sao?
19. Cuộc tranh luận về “giá trị Á châu”, hay “những đặc thù văn hóa”, có liên quan như thế nào đến bối cảnh Việt Nam?
(How the “Asian values”, or “cultural characteristics” debate relate to Vietnamese context?)
20. Bình luận về quan điểm của Lý Quang Diệu: “Tôi không tin rằng dân chủ sẽ nhất thiết dẫn đến phát triển. Tôi tin rằng điều mà một quốc gia cần để phát triển là kỷ luật hơn là dân chủ” (1994).
(Present your view on Lee Kuan Yew’ s statement: “I do not believe that democracy necessarily leads to development. I believe that what a country needs to develop is discipline more than democracy”, 1994)
21. Bình luận về quan điểm của TS.Li Xiaorong: “Các quyền dân sự, chính trị không chỉ là đồ xa xỉ dành cho các quốc gia giàu có, như một số chính trị gia Á châu nói với người dân của mình, mà là một sự bảo đảm an toàn cho những người yếu thế, người bị gạt ra ngoài lề trong một xã hội Á châu đang chuyển đổi nhanh chóng”, 1996.
(Comment on Xiaorong Li’ s view: “Political-civil rights are not a mere luxury of rich nations, as some Asian leaders have told their people, but a safety net for marginalized and vulnerable people in a dramatically changing Asian society”, 1996.)
22. Bình luận về quan điểm của TS.Li Xiaorong: “Ngược lại với quan điểm “giá trị Á châu”, tự do cá nhân không hề đối nghịch hoặc gây hại cho cộng đồng. Tự do lập hội, tự do biểu đạt và khoan dung là thiết yếu cho sự phát triển của các cộng đồng...”, 1996.
(Comment on Xiaorong Li’ s view: “Contrary to the ‘Asian view’, individual freedom is not intrinsically opposed to and destructive of community. Free association, free expression, and tolerance are vital to the well-being of communities...”, 1996.)
23. Dân chủ và quyền con người có mối quan hệ như thế nào?
Đính kèm | Dung lượng |
---|---|
philosophy_on_hr_1.pdf | 16.91 MB |
philosophy_on_hr_2.pdf | 15.26 MB |