- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
NGHỊ ĐỊNH THƯ SỬA ĐỔI CÔNG ƯỚC VỀ NÔ LỆ 1926
Đăng bởi honeyquyen lúc T4, 08/31/2011 - 07:52
Ngày thông qua
23/10/1953
Văn bản tiếng Việt
NGHỊ ĐỊNH THƯ SỬA ĐỔI CÔNG ƯỚC VỀ NÔ LỆ 1926
(Được Đại hội đồng thông qua ngày 23/10/1953, theo Nghị quyết 794(VIII). Có hiệu lực từ ngày 7/12/1953, căn cứ theo điều 3)
Các quốc gia thành viên Nghị định thư này,
Xét rằng, theo Công ước về Nô lệ ký tại Giơ-ne-vơ ngày 25/9/1926 (sau đây gọi là Công ước), Hội Quốc liên được trao những nhiệm vụ và chức năng nhất định, và;
Xét rằng, sẽ là thích hợp khi những trách nhiệm và chức năng này được Liên Hợp Quốc tiếp tục gánh vác.
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
Các quốc gia thành viên Nghị định thư này cam kết với nhau rằng họ sẽ, phù hợp với các quy định của Nghị định thư, trao hiệu lực pháp lý và áp dụng đầy đủ những sửa đổi của Công ước này mà được đề cập trong Phụ lục của Nghị định thư.
Điều 2.
1. Nghị định thư này sẽ để ngỏ cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước ký hay chấp thuận mà, vì mục đích này, đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chuyển cho bản sao của Nghị định thư.:
2. Các quốc gia có thể trở thành thành viên của Nghị định thư này bằng việc:
a. Ký mà không có bảo lưu liên quan đến việc chấp thuận;
b. Ký và có bảo lưu liên quan đến việc chấp thuận, kèm theo chấp thuận sau đó;
c. Chấp thuận;
3. Việc chấp thuận sẽ có hiệu lực thông qua việc nộp lưu chiểu văn kiện chính thức cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Điều 3.
1.Nghị định thư này sẽ có hiệu lực kể từ ngày có hai quốc gia trở thành thành viên của Nghị định thư và sau đó sẽ có hiệu lực đối với mỗi quốc gia kể từ ngày quốc gia đó trở thành thành viên của Nghị định thư.
2. Mọi sửa đổi nêu trong Phụ lục của Nghị định thư này sẽ có hiệu lực khi có 13 quốc gia trở thành thành viên của Nghị định thư, và do đó, bất cứ quốc gia nào trở thành thành viên của Công ước sau khi những sửa đổi đã có hiệu lực, sẽ trở thành thành viên của Công ước như đã được sửa đổi.
Điều 4.
Phù hợp với khoản 1 điều 102 Hiến chương Liên Hợp Quốc và các quy định chiểu theo được Đại hội đồng thông qua sau đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc được trao quyền thực hiện việc đăng ký Nghị định thư này và những sửa đổi Công ước bằng Nghị định thư vào ngày có hiệu lực tương ứng của những văn kiện này và công bố Nghị định thư và văn bản Công ước đã sửa đổi sớm nhất có thể sau khi đăng ký.
Điều 5.
Nghị định thư này được làm bằng tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các bản đều có giá trị như nhau, sẽ được nộp lưu chiểu trong Cơ quan lưu trữ của Ban thư ký của Liên Hợp Quốc.
Các văn bản của Công ước sẽ được sửa đổi phù hợp với Phụ lục chỉ có bản gốc bằng tiếng Anh và tiếng Pháp và có giá trị như nhau, các văn bản bằng tiếng Trung, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha là các bản dịch.
Tổng thư ký sẽ chuẩn bị các bản sao có chứng thực của Nghị định thư này, bao gồm Phụ lục, để chuyển cho các quốc gia thành viên Công ước cũng như tất cả các quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký cũng sẽ chuẩn bị các bản sao Công ước đã được sửa đổi có chứng thực để chuyển cho các quốc gia, kể cả các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc, vào ngày những sửa đổi có hiệu lực như được quy định tại Điều 3.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được các Chính phủ của họ ủy quyền đầy đủ, đã ký Nghị định thư này vào ngày được ghi đối diện với chữ ký tương ứng của họ.
Làm tại trụ sở của Liên Hợp Quốc, New York, ngày 7/12/1953.
Phụ lục Nghị định thư sửa đổi Công ước về Nô lệ 1926
Trong điều 7, cụm từ “Tổng thư ký Liên Hợp Quốc” sẽ thay thế cho cụm từ “Tổng thư ký Hội Quốc liên”.
Trong điều 8, cụm từ “Tòa án Công lý quốc tế” sẽ thay thế cho cụm từ “Tòa án quốc tế thường trực”, và cụm từ “Quy chế Tòa án Công lý quốc tế” sẽ thay thế cho cụm từ “Nghị định thư ngày 16/12/1920 liên quan tới Tòa án quốc tế thường trực”.
Trong đoạn thứ nhất và thứ hai của điều 10, cụm từ “Liên Hợp Quốc” sẽ thay thế cho cụm từ “Hội quốc liên”.
Ba đoạn cuối cùng của điều 11 sẽ được xóa bỏ và thay thế bằng những câu sau:
“Công ước này sẽ để ngỏ cho tất cả các quốc gia gia nhập, kể cả các quốc gia không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, mà đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chuyển cho bản sao Công ước có chứng thực”
“Việc gia nhập sẽ có hiệu lực thông qua việc nộp lưu chiểu văn kiện chính thức cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên Công ước và các quốc gia khác được nêu trong điều này, nêu rõ ngày nhận lưu chiểu các văn kiện gia nhập”.
Trong điều 12 cụm từ “Liên Hợp Quốc” sẽ thay thế cho cụm từ “Hội quốc liên”.