Skip to main content

System Messages

You were not authenticated by the server. You may log in with your credentials below.

NGHỊ ĐỊNH THƯ (I) BỔ SUNG CÁC CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ NGÀY 12/8/1949 VỀ BẢO HỘ NẠN NHÂN TRONG CÁC CUỘC XUNG ĐỘT VŨ TRANG QUỐC TẾ

Phiên bản PDF

Tên ngắn

NGHỊ ĐỊNH THƯ 1

Ngày thông qua

08/06/1977

LỜI NÓI ĐẦU

Các Bên tham gia Nghị định thư,

Tha thiết được thấy hoà bình tồn tại giữa các dân tộc.

Nhắc lại rằng, theo Hiến chương Liên hợp quốc, tất cả các Quốc gia có nghĩa vụ kiềm chế không được đe dọa hay dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế hoặc để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất kỳ Quốc gia nào, hoặc bằng bất cứ cách nào khác không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, thấy cần thiết phải khẳng định lại và phát triển các điều khoản về Bảo hộ Nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang và bổ sung các biện pháp riêng biệt nhằm tăng cường việc áp dụng các điều khoản này.

Bày tỏ lòng tin tưởng rằng, không một điều khoản nào của Nghị định thú này hay của các Công ước Giơnevơ ngày 12-8-1949 có thể giải thích như là sự hợp pháp hoá hay cho phép mọi hành động xâm lược hay mọi hành động sử dụng vũ lực trái với Hiến chương Liên hợp quốc.

Ngoài ra, khẳng định lại rằng, những điều khoản của các Công ước Giơneva ngày 12-8-1949 và của Nghị định thư này phải được áp dụng đầy đủ trong mọ hoàn cảnh đối với những người được các văn kiện này bảo hộ, không có bất kỳ sụ phân biệt bất lợi nào dựa trên tính chất hay nguồn gốc của cuộc xung đột vũ trang hay dựa trên những nguyên do mà các Bên trong cuộc xung đột bảo hộ hoặc cho rằng các Bên đó bảo hộ.

Đã thỏa thuận như sau :

MỤC I: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Những nguyên tắc chung và phạm vi áp dụng

1) Các Bên tham gia Nghị định thư cam kết tôn trọng và làm cho Nghị định thư này được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh.

2) Trong những trường hợp không dự kiến trong Nghị định thư này hay trong các hiệp định quốc tế khác, thường dân và binh sĩ được sự bảo hộ và chịu sự chi phối của các nguyên tắc của pháp luật quốc tế thể hiện trong những tập quán, những nguyên tắc nhân đạo và những đòi hỏi của lương tri.

3) Nghị định thư này nhằm bổ sung các Công ước Giơnevơ ngày 12-8-1949 về Bảo hộ Nạn nhân chiến tranh, được áp dụng trong những hoàn cảnh nêu trong Điều 2 chung của các Công ước trên đây.

4) Những hoàn cảnh nêu ở đoạn trên bao gồm các cuộc xung dột vũ trang, trong đó các dân tộc chiến đấu chống lại sự đô hộ của thực dân, sự chiếm đóng của nước ngoài và chống lại các chế độ phân biệt chủng tộc để thực hiện quyền tự quyết của dân tộc được thừa nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong Tuyên bố về những Nguyên tắc của Luật pháp quốc tế về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác giữa các Quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.

Điều 2. Định nghĩa

Nhằm các mục đích của Nghị định thư này:

a) Những danh từ "Công ước I", "Công ước II", "Công ước III", "Công ước IV”, theo trình tự là chỉ Công ước Giơnevơ ngày 12-8-1949 về cải thiện hoàn cảnh của những người bị thương, bị bệnh, thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường; Công ước Giơnevơ ngày 12-8-1949 về cải thiện hoàn cảnh của những người bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển; Công ước Giơnevơ ngày 12-8-1949 về việc đối xử với tù binh; Công ước Giơnevơ ngày 12-8-1949 về bảo hộ thường dân trong thời kỳ chiến tranh. Danh từ "các Công ước" chỉ bốn Công ước Giơnevơ ngày 12-8-1949 về Bảo hộ Nạn nhân chiến tranh.

b) Cụm từ "những quy tắc của pháp luật quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang" chỉ những quy tắc nêu trong các hiệp định quốc tế mà các Bên trong cuộc xung đột tham gia cũng như những nguyên tắc và quy tắc của luật pháp quốc tế được thừa nhận một cách 'phổ biến và được áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang.

c) Danh từ "Nước bảo hộ" chỉ một Nước trung lập hay các nước khác không phải là một Bên trong các cuộc xung đột, do một Bên trong cuộc xung đột yêu cầu và được Bên khác trong cuộc xung đột chấp thuận, sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ của Nước bảo hộ theo quy định của các Công ước và Nghị định thư này.  Danh từ "Cơ quan thay thế” chỉ một Cơ quan thay thế cho Nước bảo hộ theo Điều 5 .

Điều 3. Bắt đầu và kết thúc việc áp dụng

Không phương hại đến những điều khoản được áp dụng trong mọi thời gian:

  1. Các Công ước và Nghị định thư này được áp dụng ngay khi bắt đầu mọi tình huống nêu ở Điều 1 Nghị định thư này.
  2. Việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này sẽ chấm dứt trên lãnh thổ của các Bên trong cuộc xung đột, vào lúc chấm dứt toàn bộ các hoạt động quân sự và trong trường hợp các lãnh thổ bị chiếm đóng, vào lúc chấm dứt việc 1 chiếm đóng. Trong cả hai trường hợp trên, việc chấm dứt này không áp dụng đối với những người sau này mới được trả tự do vĩnh viễn, được hồi hương hay được định cư. Những người này tiếp tục được hưởng những quy định thích hợp của các Công ước và Nghị định thư này cho đến khi họ được trả tự do vĩnh viễn, được hồi hương hoặc được định cư. 

Điều 4. Quy chế pháp lý của các Bên trong cuộc xung đột

Việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này cũng như việc ký kết các Hiệp định được các văn kiện này dự kiến sẽ không ảnh hưởng gì đến quy chế 11 pháp lý của các Bên trong cuộc xung đột. Việc chiếm đóng một lãnh thổ cũng như việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này sẽ không có ảnh hưởng gì đến quy chế pháp lý của lãnh thổ nói trên.

Điều 5. Việc chỉ định các Nước bảo hộ và cơ quan thay thế

l) Ngay từ khi bắt đầu xảy ra xung đột, các Bên trong cuộc xung đột có nhiệm vụ phải đảm bảo sự tôn trọng và việc thi hành các Công ước và Nghị định thư này bằng việc áp dụng cơ chế các Nước bảo hộ, kể cả việc chỉ định và chấp nhận các Nước bảo hộ phù hợp với các đoạn dưới đây. Các Nước bảo hộ phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của các Bên trong cuộc xung đột.

2) Ngay từ khi xảy ra tình huống nêu ở Điều 1, mỗi Bên trong cuộc xung đột phải chỉ định ngay một Nước bảo hộ nhằm áp dụng các Công ước và Nghị định thư này, và cùng với mục đích đó, phải cho phép ngay sự hoạt động của Nước bảo hộ do Bên đối phương chỉ định và được mình chấp nhận.

3) Nếu một Nước bảo hộ không được chỉ định hay chấp nhận ngay từ khi xảy ra tình huống nêu ở Điều 1, ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, mà xét thấy không phương hại đến quyền được làm như vậy của mọi tổ chức nhân đạo vô tư khác, sẽ làm môi giới điều giải các Bên trong cuộc xung đột, nhằm chỉ định ngay một Nước bảo hộ được các Bên trong cuộc xung đột chấp nhận. Với mục đích ấy, ủy ban có thể đặc biệt yêu cầu mỗi Bên trong cuộc xung đột trao cho ủy ban một danh sách ít ra là năm nước mà mình có thể chấp nhận để đại diện cho mình hoạt : động với tư cách là Nước bảo hộ đối với Bên đối phương và yêu cầu Bên đối phương trao cho ủy ban một danh sách ít ra là năm nước mà Bên đối phương có thể chấp nhận là Nước bảo hộ của bên kia. Những danh sách này phải được thông báo cho ủy ban trong vòng hai tuần sau khi nhận được lời yêu cầu. ủy ban phải so sánh các danh sách này và yêu cầu sự chấp thuận của Nước bảo hộ mà tên đã được nêu trong hai bản danh sách này.

4) Nêu sau thủ tục trên đây mà vẫn không có Nước bảo hộ, các Bên trong cuộc xung đột phải chấp nhận ngay một đề nghị của ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế hay mọi tổ chức khác có đủ đảm bảo là vô tư và làm việc có hiệu quả đưa ra, sau khi đã tham khảo với các Bên trong cuộc xung đột và tuỳ theo kết quả của cuộc tham khảo này, để hoạt động với danh nghĩa là Cơ quan thay thế. Việc một tổ chức thực hiện các chức năng là Cơ quan thay thế như vậy phải được sự thỏa thuận của các Bên trong cuộc xung đột, các Bên trong cuộc xung đột phải làm hết sức mình để tạo thuận lợi cho Cơ quan thay thế hoàn thành sứ mạng của họ theo các Công ước và Nghị định thư này.

5) Theo Điều 4, việc chỉ định và chấp thuận những Nước bảo hộ nhằm mục đích áp dụng các Công ước và Nghị định thư này phải không làm ảnh hưởng gì đến quy chế pháp lý của các Bên trong cuộc xung đột cũng như tới quy chế pháp lý của bất kỳ lãnh thổ nào, kể cả lãnh thổ bị chiếm đóng.

6) Việc duy trì quan hệ ngoại giao giữa các Bên trong cuộc xung đột hay việc giao cho nước thứ ba bảo hộ quyền lợi của một Bên trong cuộc xung đột và quyền lợi của những công dân Bên đó theo những quy tắc của pháp luật quốc tế về quan hệ ngoại giao không cản trở việc chỉ định những Nước bảo hộ nhằm mục đích áp dụng các Công ước và Nghị định thư này.

7) Sau đây, mỗi khi nói đến các Nước bảo hộ trong Nghị định thư này thì cũng là nói đến Cơ quan thay thế.

Điều 6. Nhân viên chuyên môn

l) Ngay trong thời bình, các Bên tham gia Nghị định thư phải cố gắng, với sự giúp đỡ của Hội Chữ thập đỏ quốc gia (Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) đào tạo những nhân viên chuyên môn nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này và nhất là cho hoạt động của các Nước bảo hộ.

2) Việc tuyển lựa và đào tạo những nhân viên này thuộc thẩm quyền của mỗi nước.

3) Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế sẵn sàng cho các Bên tham gia Nghị định thư biết danh sách những người được đào tạo như đã nói trên, danh sách mà các Bên tham gia Nghị định thư có thể phải thiết lập và thông báo cho ủy ban nhằm mục đích ấy.

4) Các Bên hữu quan phải có những thỏa thuận đặc biệt cho mỗi trường hợp về các điều kiện sử dụng những người này ngoài lãnh thổ quốc gia.

Điều 7. Những phiên họp

Theo yêu cầu của một hay nhiều Bên tham gia Nghị định thư và với sự tán thành của đa số, nước lưu chiểu Nghị định thư này phải triệu tập một phiên họp gồm các Bên tham gia Nghị định thư nhằm xem xét những vấn đề chung liên quan đến việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này.

MỤC II

NGƯỜI BỊ THƯƠNG, BỊ BỆNH VÀ BỊ ĐẮM TÀU

PHẦN 1

SỰ BẢO HỘ CHUNG

Điều 8. Thuật ngữ

Nhằm mục đích của Nghị định thư này:

a) Những danh từ "người bị thương" và "người bị bệnh" chỉ những người bất kể là binh lính hay dân thường, do nguyên nhân của chấn thương, bệnh tật hay những sự rối loạn hoặc bất lực khác về thể chất hoặc tinh thần nên cần sự chăm sóc y tế và không có bất kỳ hành động đối địch nào. Những danh từ này cũng bao gồm các sản phụ, trẻ sơ sinh và những người cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức như những người khuyết tật, phụ nữ có thai mà không có bất kỳ hành động đối địch nao.

b) Danh từ "người bị đắm tàu chỉ những người bất kể là binh lính hay dân thường đang ở trong tình huống nguy hiểm trên mặt biển hay ở những vùng nước khác do sự rủi ro xảy ra cho họ hay cho tàu hay máy bay chở họ và những người này không có bất kỳ hành động đối địch nào. Những người này, với điều kiện họ tiếp tục không có hành động đối địch nào, phải tiếp tục được coi là người bị đắm tàu trong khi họ được cứu vớt cho đến khi họ được hưởng một quy chế khác theo các Công ước và Nghị định thư này.

c) Danh từ "nhân viên y tế chỉ những người do một Bên trong cuộc xung đột cử ra chuyên để hoạt động với mục đích y tế nêu ở điểm e, hoặc quản lý các đơn vị y tế hoặc điều khiển hay quản lý các phương tiện vận tải y tế. Những việc làm này có thể thường trực hay tạm thời. Thuộc vào "nhân viên y tế” gồm:

1) Nhân viên y tế, quân sự hay dân sự, của một Bên trong cuộc xung đột, bao gồm cả nhân viên được nêu trong các Công ước I và II và nhân viên thuộc các tổ chức bảo hộ dân sự.

2) Nhân viện y tế của các Hội Chữ thập đỏ quốc gia (Trăng rưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) và các Hội cứu trợ quốc gia tình nguyện khác được một Bên trong cuộc xung đột công nhận và cho phép một cách hợp thức.

3) Nhân viên y tế của các đơn vị hay các phương tiện vận tải y tế được nêu ở khoản 2 Điều 9.

d) Danh từ "Nhân viên tôn giáo" chỉ những người bất kể là binh lính hay dân thường như những giáo sĩ tuyên úy chẳng hạn chỉ chuyên thực hiện các chức năng của mình và trực thuộc:

1) Hoặc các lực lượng vũ trang của một Bên trong cuộc xung đột,

2) Hoặc các đơn vị y tế hay các phương tiện vận tải y tế của một Bên trong cuộc xung đột,

3) Hoặc các đơn vị y tế hay các phương tiện vận tải y tế nêu ở khoản 2 Điều 9,

4) Hoặc các tổ chức bảo hộ dân sự của một Bên trong cuộc xung đột.

Việc trực thuộc của những nhãn viên tôn giáo vào các đơn vị này có thể là thường trực hay tạm thời và những quy định thích hợp nêu ở điểm k được áp dụng với họ.

e) Danh từ "Đơn vị y tế chỉ những cơ sở và những đơn vị khác, bất kể thuộc quân sự hay dân sự, được tổ chức ra với mục đích y tế, nghĩa là để tìm kiếm, sơ tán, vận chuyển, chẩn đoán hay điều trị, kể cả việc sơ cứu đầu tiên những người bị thương, bị bệnh hay bị đắm tàu cũng như việc phòng ngừa các bệnh tật. Trong số các cơ sở y tế danh từ này bao gồm các bệnh viện và các đơn vị y tế tương tự khác, các trung tâm truyền máu, các trung tâm, các viện y học dự phòng và các trung tâm tiếp tế y tế cũng như các kho hàng về phương tiện y tế và thuốc men của các đơn vị này. Các đơn vị y tế có thể là cố định hay lưu động, thường trực hay tạm thời.

f) Danh từ "Vận tải y tế chỉ vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ hay đường hàng không, cho những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu, những nhân viên y tế nhân viên tôn giáo và các phương tiện y tế được các Công ước và Nghị định .thư này bảo hộ.

g) Danh từ "Phương tiện vận tải y tế chỉ tất cả các phương tiện vận tải bất kể thuộc quân sự hay dân sự, thường trực hay tạm thời, hoàn toàn được sử dụng cho vận tải y tế và đặt dưới quyền lãnh đạo của một cơ quan có thẩm quyền của một Bên trong cuộc xung đột.

h) Danh từ "xe y tế” chỉ tất cả các phương tiện vận tải y tế trên bộ.

i) Danh từ "tàu, thuyền y tế chỉ tất cả các phương tiện vận tải y tế dưới nước.

j) Danh từ "máy bay y tế chỉ tất cả các phương tiện vận tải y tế trên không.

k) Danh từ "nhân viên y tế thường trực", "đơn vị y tế thường trực" và "phương tiện vận tải y tế thường trực" là để chỉ những nhân viên y tế, những đơn vị y tế và những phương tiện vận tải y tế hoạt động hoàn toàn với mục đích y tế trong một thời gian không hạn định. Danh từ "nhân viên y tế tạm thời", "đơn vị y tế tạm thời" và " phương tiện vận tải y tế tạm thời" là để chỉ những nhân viên y tế, những đơn vị y tế và những phương tiện vận tải y tế hoạt động hoàn toàn với mục đích y tế cho những thời hạn nhất định trong suất thời gian đó. Trừ phi có hàm ý khác, các danh từ "nhân viên y tế', "đơn vị y tế và "phương tiện vận tải y tế” bao gồm nhân viên, các đơn vị hay các phương tiện vận tải có thể là thường trực hoặc tạm thời.

l) Danh từ "Dấu hiệu phân biệt", chỉ dấu hiệu phân biệt của Chữ thập đỏ, ' Trăng lưỡi liềm đỏ hay Sư tử và Mặt trời đỏ trên nền trắng khi được sử dụng để bảo hộ các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế, nhân viên y tế, tôn giáo và dụng cụ của họ.

m) Danh từ "Tín hiệu phân biệt" chỉ mọi phương tiện tín hiệu nhằm để nhận dạng .các đơn vị hay phương tiện vận tải y tế nêu ở Chương III, Phụ lục I của Nghị định thư này.

Điều 9. Phạm vi áp dụng

l) Những điều khoản trong mục này nhằm mục đích cải thiện số phận của những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu được áp dụng cho tất cả những người bị tác động bởi hoàn cảnh nêu ở Điều 1 , không có bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hay tín ngưỡng, chính kiến, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, hoàn cảnh xuất thân hay bất cứ một tiêu chuẩn tương tự nào khác.

2) Những quy định thích hợp trong các Điều 27 và 32 của Công ước I được áp dụng cho các đơn vị và phương tiện vận tải y tế thường trực (trừ các tàu bệnh viện được áp dụng theo Điều 25 của Công ước II), cũng như các nhân viên của họ, mà các nước và các tổ chức sau đây dành cho một Bên trong cuộc xung đột với mục đích nhân đạo:

a) Một Nước trung lập hay một Nước khác không tham gia xung đột,

b) Một tổ chức cứu trợ được một nước như vậy công nhận và cho phép hoạt động,

c) Một tổ chức quốc tế vô tư có tính chất nhân đạo.

Điều 10. Bảo hộ và chăm sóc

l) Tất cả những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu dù thuộc bất cứ Bên nào đều phải được tôn trọng và bảo hộ.

2) Trong mọi hoàn cảnh, họ phải được đối xử nhân đạo và trong chừng mực có thể được và trong thời gian sớm nhất, họ phải được chăm sóc y tế theo thể trạng của họ đòi hỏi. Không được có bất kỳ sự phấn biệt nào với họ dựa trên những tiêu chuẩn khác ngoài tiêu chuẩn y tế.

Điều 11 Việc bảo hộ con người

l) Không được có bất kỳ hành động chủ ý hay sự lơ là không thích đáng nào có hại đến sức khoẻ và sự toàn vẹn thân thể hay tinh thần của những người nằm dưới quyền lực của Bên đối phương, những người bị quản thúc, tù đày hay bị mất tự do vì lý do nào khác do tình huống nêu ở Điều 1 . Vì vậy, nghiêm cấm việc để những người nêu ở Điều này phải chịu tác động của một hành động y học nếu việc đó không do tình trạng sức khoẻ của họ yêu cầu và không phù hợp với những chuẩn mực y học đã được thừa nhận rộng rãi mà Bên có trách nhiệm về hành động đó có thể áp dụng đối với công dân tự do của họ trong những điều kiện y học tương tự.

2) Đặc biệt cấm áp dụng đối với những người này, ngay cả khi có sự thỏa thuận của họ:

a) Việc cắt bỏ những bộ phận trong cơ thể,

b) Những thí nghiệm y học hay khoa học,

c) Việc cắt để ghép các mô hoặc bộ phận trong cơ thể, trừ phi những hành động này là chính đáng theo những điều kiện nêu ở đoạn 1.

3) Chỉ có thể được làm trái với sự nghiêm cấm nêu ở đoạn 2(c) đối với việc cho máu để truyền cứu hay cho da để ghép da với điều kiện việc cho này là tự nguyện chứ không phải do các biện pháp cưỡng bức hay đút lót và sự việc này nhằm mục đích điều trị trong những điều kiện phù hợp với những chuẩn mực y học được công nhận rộng rãi và có sự kiểm soát đối với lợi ích của người cho cũng như của người nhận.

4) Mọi hành động hay việc cố ý không hành động mà gây ra nguy hiểm trầm trọng cho sức khoẻ hay sự toàn vẹn thân thể hay tinh thần của tất cả những người nằm dưới quyền lực của một Bên mà không phải là Bên mà những người này trực thuộc, những hành động ấy hoặc là trái với một trong những điều cấm nêu ở Điều 1 và 2, hoặc là không tôn trọng những điều ghi ở đoạn 3, đều là vi phạm nghiêm trọng Nghị định thư này.

5) Những người được định nghĩa ở đoạn 1 có quyền từ chối tất cả mọi cuộc phẫu thuật. Trong trường hợp từ chối, nhân viên y tế phải cố gắng lấy cho được tuyên bố viết có chữ ký hay xác nhận của người đó chứng minh sự từ chối.

6) Tất cả các Bên trong cuộc xung đột phải giữ một hồ sơ y tế về việc cho máu nhằm truyền cứu hay cho da để ghép da của những người nêu ở đoạn 1 , nếu việc cho này được tiến hành dưới trách nhiệm của bên đó. Ngoài ra các Bên trong cuộc xung đột cố gắng giữ một hồ sơ về tất cả các hoạt động y tế đối với những người bị quản thúc, tù đày hay bị mất tự do vì lý do nào khác do tình huống nêu ở Điều 1 Những hồ sơ này phải thường xuyên để cho Nước bảo hộ sử dụng nhanh mục đích thanh tra.

Điều 12. Bảo hộ các đơn vị y tế .

l) Các đơn vị y tế bất cứ lúc nào cũng phải được tôn trọng và bảo hộ và không bao giờ là mục tiêu của các cuộc tấn công.

2) Đoạn 1 được áp dụng cho các đơn vị y tế dân sự chừng nào họ thực hiu một trong những điều kiện sau đây:

a) Thuộc về một trong các Bên trong cuộc xung đột.

b) Được cơ quan có thẩm quyền của một trong các Bên trong cuộc xung đột công nhận và cho phép.

c) Được phép theo Điều 9 đoạn 2 của Nghị định thư này hay Điều 27 của Công ước I.

3) Yêu cầu các Bên trong cuộc xung đột thông báo cho nhau biết địa điểm các đơn vị y tế cố định của mình.Việc không thông báo như vậy không miễn trừ việc tôn trọng những quy định của đoạn 1 cho bất cứ một Bên nào trong cuộc xung đột.

4) Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được sử dụng các đơn vị y tế nhằm làm cho các mục tiêu quân sự không bị tấn công. Mỗi khi có thể được, các Bên trong cuộc xung đột phải bố trí làm sao để các đơn vị y tế này không bị nguy hiểm khi có các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu quân sự.

Điều 13. Chấm dứt sự bảo hộ các đơn vị y tế dân sự

1) Sự bảo hộ đối với các đơn vị y tế dân sự chỉ có thể chấm dứt nếu các đơn vị này được sử dụng ngoài mục đích nhân đạo để tiến hành các hoạt động có hại cho kẻ địch. Tuy nhiên, mỗi khi xảy ra như vậy, việc bảo hộ chỉ chấm dứt sau khi, có một sự cảnh cáo, ấn định một thời gian hợp lý để chấm dứt những hành động trên đây mà không có hiệu lực.

2) Những hành động sau đây phải không bị xem là những hành động có hạn cho kẻ địch:

a) Việc mà nhân viên của đơn vị được trang bị vũ khí cá nhân nhẹ để tự vệ hay bảo vệ những thương binh và bệnh binh mà họ chịu trách nhiệm.

b) Việc mà đơn vị được canh giữ bởi người bảo vệ, lính gác hay một đội bảo vệ.

c) Việc trong đơn vị có những vũ khí nhẹ và đạn dược lấy của những ngư bị thương, bị bệnh và chưa được giao cho cơ quan có thẩm quyền.

d) Việc có những thành viên của các lực lượng vũ trang hay các binh sĩ. khác có mặt trong đơn vị này vì lý do y tế.

Điều 14. Hạn chế việc trưng dụng các đơn vị y tế dân sự

l) Nước chiếm đóng có nghĩa vụ đảm bảo cho thường dân trong các lãnh thổ bị chiếm đóng tiếp tục được thoả mãn những nhu cầu về y tế.

2) Vì vậy, Nước chiếm đóng không thể trưng dụng những đơn vị y tế dân sự cùng trang thiết bị, vật liệu và nhân viên của các đơn vị này chừng nào mà những phương tiện này cần thiết để bảo đảm những dịch vụ y tế thích đáng cho thường dân và để đảm bảo việc tiếp tục chăm sóc những thương bệnh binh đang được điều trị.

3) Nước chiếm đóng có thể trưng dụng những phương tiện nêu trên, với điều kiện phải tiếp tục tôn trọng quy tắc chung được nêu ra ở đoạn 2 và theo những điều kiện đặc biệt sau đây:

a) Cần phương tiện để đảm bảo việc điều trị lập tức và thích hợp cho những thương binh và bệnh binh trong các lực lượng vũ trang của Nước chiếm đóng hay cho tù binh.

b) Việc trưng dụng không vượt quá thời gian cần thiết phải có, và c) Những biện pháp cấp thời phải được áp dụng để tiếp tục thoả mãn những nhu cầu y tế cho thường dân cũng như cho những thương binh và bệnh binh bị ảnh hường do việc trưng dụng này.

Điều 15. Bảo hộ nhân viên y tế và nhân viên tôn giáo dân sự

l) Nhân viên y tế dân sự phải được tôn trọng và bảo hộ.

2) Trong trường hợp cần thiết, mọi sự giúp đỡ phải được dành cho nhân viên y tế dân sự trong một vùng mà những cơ sở y tế dân sự có thể bị đảo lộn do chiến sự

3) Nước chiếm đóng phải dành mọi sự giúp đỡ cho nhân viên y tế dân sự trong các lãnh thổ bị chiếm đóng để họ có thể hoàn thành tốt nhất sứ mệnh nhân đạo của họ. Nước chiếm đóng không thể bắt buộc nhân viên y tế dân sự dành sự ưu đãi cho bất kỳ ai ngoài những lý do y tế. Không được bắt buộc những nhân viên y tế dân sự làm những nhiệm vụ không phù hợp với sứ mệnh nhân đạo của họ.

4) Nhân viên y tế dân sự có thể đến những nơi mà công tác của họ là thiết yếu với điều kiện tuân theo những biện pháp kiểm soát và an ninh mà Bên hữu quan trong cuộc xung đột xét thấy cần thiết.

5) Nhân viên tôn giáo dân sự phải được tôn trọng và bảo hộ. Những điều khoản của các Công ước và Nghị định thư này liên quan đến việc bảo hộ và nhận dạng nhân viên y tế đều được áp dụng đối với họ.

Điều 16. Việc bảo hộ chung đối với sứ mệnh y tế

l) Không một ai bị trừng phạt vì đã có hoạt động y tế phù hợp với nghĩa vụ thầy thuốc, dù trong hoàn cảnh nào hay dù người đang hưởng lợi đó là ai.

2) Những người hoạt động có tính chất y tế không thể bị buộc phải có những hành động hay việc làm trái với đạo lý y học hoặc trái với những quy tắc y tế có lợi cho những thương binh và bệnh binh, hoặc trái với những điều khoản của các Công ước hoặc Nghị định thư này hoặc bị buộc không được làm các việc hay thực hiện các hành động mà các luật lệ và điều khoản này đòi hỏi.

3) Không một ai tiến hành hoạt động mang tính chất y tế có thể bị buộc  phải cung cấp cho bất kỳ ai, hoặc là của Bên đối phương hoặc là của Bên mình, trừ những trường hợp do luật của Bên mình quy định, những tin tức về những thương binh và bệnh binh. mà mình đang hoặc đã chăm sóc nếu cho rằng những tin tức đó có thể có hại cho những thương binh và bệnh binh hay gia đình họ. Tuy nhiên, các quy định về việc thông báo bắt buộc về các bệnh truyền nhiễm phải được tôn trọng.

Điều 17. Vai trò của thường dân và các Hội cứu trợ

l) Thường dân phải tôn trọng những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu dù rằng họ thuộc phía đối phương, và không được có hành động bạo lực nào đối với họ. Thường dân và các Hội cứu trợ như là các Hội Chữ thập đỏ quốc gia (Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) phải được phép, ngay cả trong những vùng bị xâm lăng hay bị chiếm đóng, tiếp nhận và chăm sóc những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu, ngay cả khi họ chủ động làm việc này. Không được đe dọa, truy tố, kết án hoặc bị trừng phạt bất cứ ai vì đã có những hành động nhân đạo như trên.

2) Các Bên trong cuộc xung đột có thể kêu gọi thường dân và các tổ chức cứu trợ nêu ở đoạn 1 tiếp nhận những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu để chăm sóc cho họ, bao gồm cả việc tìm kiếm những người chết và thông báo địa điểm những người chết. Các Bên trong cuộc xung đột phải dành sự bảo hộ và mọi thuận lợi cho những người và tổ chức đã đáp ứng lời kêu gọi đó. Trong trường hợp mà Bên đối phương kiểm soát hay giành lại sự kiểm soát khu vực đó, thì Bên đó phải duy trì sự bảo hộ và mọi điều kiện thuận lợi trên đây chừng nào mà sự bảo hộ: và điều kiện thuận lợi này còn cần thiết.

Điều 18. Việc nhận dạng

l) Mỗi Bên trong cuộc xung đột phải cố gắng làm thế nào để có thể nhận dạng các nhân viên y tế và tôn giáo, các đơn vị và phương tiện vận tải y tế.

2) Mỗi Bên trong cuộc xung đột cũng phải cố gắng thông qua và áp dụng các phương pháp và các thủ tục nhằm nhận dạng các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế đang sử dụng biểu tượng và các tín hiệu phân biệt.

3) Trong các lãnh thổ bị chiếm đóng và trong các vùng chiến sự đang diễn ra hoặc có thể diễn ra, nhân viên y tế dân sự và tôn giáo dân sự theo quy tắc chung phải làm cho người khác nhận ra họ bằng biểu tượng phân biệt và thẻ căn cước chứng nhận vị thế của họ.

4) Với sự tán thành của cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế phải được đánh dấu bằng biểu tượng phân biệt. Các tàu thuyền nêu ở Điều 22 của Nghị định thư này phải được đánh dấu theo những quy định của Công ước II.

5) Ngoài biểu tượng phân biệt, mỗi Bên trong cuộc xung đột, theo Chương III trong Phụ lục I của Nghị định thư này có thể cho phép sử dụng các tín hiệu phân biệt để nhận dạng các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế. Trường hợp ngoại lệ, trong các trường hợp đặc biệt nêu ở chương này, các phương tiện vận tải y tế có thể sử dụng các tín hiệu phân biệt mà không phải mang biểu tượng phân biệt.

6) Các Chương từ I đến III trong Phụ lục I của Nghị định thư này chi phối việc thi hành những quy định nêu từ đoạn 1 đến đoạn 5. Những tín hiệu nêu ở Chương III của Phụ lục này nhằm sử dụng độc quyền cho các đơn vị và phương tiện vận tải y tế, trừ những ngoại lệ đo chương này nêu ra, sẽ chỉ được sử dụng để nhận dạng các đơn vị và các phương tiện vận tải y tế.

7) Trong thời bình, những quy định của điều khoản này không cho phép mở rộng việc sử dụng biểu tượng phân biệt ngoài những quy định đã được Điều 44 của Công ước 1 dự kiến.

8) Những quy định của các Công ước và của Nghị định thư này liên quan đến việc kiểm soát việc sử dụng cũng như việc phòng chống sự lạm dụng biểu tượng phân biệt cũng áp dụng cho các tín hiệu phân biệt.

Điều 19. Các nước trung lập và các Nước khác không tham gia xung đột

Các Nước trung lập và các Nước không tham gia xung đột phải áp dụng những điều khoản thích hợp của Nghị định thư này đối với những người được mục này bảo hộ và những người này có thể được tiếp nhận hoặc bị quản thúc trên lãnh thổ các nước này. Các nước trên đây cũng phải áp dụng những quy định thích hợp của Nghị định thư này cho những người chết thuộc các Bên trong cuộc xung đột mà họ có thể tiếp nhận.

Điều 20. Cấm trả thù.

Cấm trả thù đối với những người và những tài sản được mục này bảo hộ.

PHẦN II: VẬN TẢI Y TẾ

Điều 21. Xe y tế

Các xe y tế phải được tôn trọng và bảo hộ theo thể thức mà các Công ước và Nghị định thư này nêu ra cho các đơn vị y tế lưu động.

Điều 22. Tàu bệnh viện và các thuyền bè cứu hộ ven bờ

l) Những quy định của các Công ước về:

a) Các tàu nêu ở các Điều 22, 24, 25 và 27 của Công ước II.

b) Các xuồng cứu sinh và các xuồng của các tàu đó;

c) Nhân viên và thuỷ thủ đoàn của các tàu, thuyền đó; .là di Những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu đang ở trên tàu, thuyền cũng sẽ được áp dụng khi mà các tàu, các xuồng hay các thuyền này vận chuyển những thường dân bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu không thuộc một trong các loại người nêu ở Điều 13 của Công ước II. Tuy nhiên, những thường dân nàyl không thể bị trao cho bất kỳ bên nào mà họ không thuộc quyền cũng như không thể bị bắt ở ngoài biển. Nếu những người này nằm dưới quyền lực của một Bên trong cuộc xung đột không phải là Bên của họ, thì Công ước IV và Nghị định thư  này phải được áp dụng đối với họ.

2) Việc bảo hộ mà các Công ước dành cho các tàu nêu ở Điều 25 của Công . ước II cũng được áp dụng cho cả các tàu bệnh viện mà các Nước và tổ chức sau đây dành cho một Bên trong cuộc xung đột sử dụng vào các mục đích nhân đạo:

a) Nước trung lập hay Nước không tham gia xung đột; .

b) Một tổ chức quốc tế vô tư có tính chất nhân đạo, với điều kiện trong cả hai trường hợp là những điều kiện nêu trong Điều này phải được thực hiện;

3) Những thuyền bè ở Điều 27 của Công ước II phải được bảo hộ, ngay cả khi việc thông báo nêu trong Điều này không được thực hiện. Tuy nhiên, các Bên trong cuộc xung đột phải thông báo cho nhau tất cả các yếu tố về các thuyền bè này để phân biệt và nhận dạng ra chúng dễ dàng hơn.

Điều 23. Các tàu, thuyền y tế khác

l) Các tàu thuyền y tế, ngoài những tàu, thuyền nêu ở Điều 22 của Nghị định thư này và ở Điều 38 của Công ước II, dù ở trên biển hay các vùng lãnh hải khác, phải được tôn trọng và bảo hộ theo thể thức mà các Công ước và Nghị định thư này dành cho các đơn vị y tế lưu động. Việc bảo hộ những tàu thuyền này chỉ có thể có hiệu quả nếu các tàu ấy có thể được xác định và được nhìn nhận là các . tàu thuyền y tế, vì vậy, các tàu, thuyền này phải mang dấu hiệu phân biệt và trong chừng mực có thể được phải tuân theo các quy định của Điều 43, khoản 2 của Công ước II.

2) Những tàu và thuyền nêu ở đoạn 1 chịu sự chi phối của pháp luật chiến tranh. Mọi tàu chiến trên mặt biển mà có đủ khả năng khiến cho lệnh của mình được thi hành ngay lập tức thì có thể ra lệnh cho các tàu thuyền đó dừng lại, lánh xa hay đi theo một đường nhất định, và số tàu thuyền này phải tuân theo các lệnh đó Các tàu thuyền này không được làm trái sứ mệnh y tế của chúng bằng sứ mệnh khác chừng nào chúng còn cần thiết cho những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu còn đang ở trên tàu.

3) Việc bảo hộ nêu ở đoạn 1 chỉ được chấm dứt trong các điều kiện nêu ở các Điều 34 và 35 của Công ước II. Việc dứt khoát từ chối tuân theo mệnh lệnh đưa ra theo đoạn 2 là một hành động có hại cho địch theo ý nghĩa của Điều 34 của Công ước II.

4) Mỗi Bên trong cuộc xung đột có thể thông báo cho Bên đối phương càng sớm càng tốt trước khi khởi hành về tên, các đặc điểm, giờ dự kiến khởi hành, đường đi và tốc độ ước tính của các tàu hay thuyền y tế, đặc biệt nếu đó là tàu trọng tải trên 2.000 tấn và có thể thông báo tất cả các tin tức khác để tạo thuận lợi cho việc phát hiện và nhận dạng chúng. Phía đối phương phải xác nhận đã tiếp nhận các thông tin này.

5) Những quy định trong Điều 37 của Công ước II được áp dụng cho nhân viên y tế và tôn giáo trên các tàu và thuyền này.

6) Những quy định thích hợp của Công ước được áp dụng cho những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu thuộc các thành phần được nêu ở Điều 1 3 của Công ước 1I và Điều 44 của Nghị định thư này và đang ở trên các tàu, thuyền y tế này. Những cá nhân dân sự bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu không thuộc các thành phần nêu ở Điều 1 3 của Công ước II nếu họ đang ở trên biển thì không bị trao cho một Bên không thuộc Bên của họ, cũng không bị buộc phải rời tàu, tuy nhiên nếu họ đang thuộc quyền của một Bên trong cuộc xung đột không phải là Bên của họ thì Công ước IV và Nghị định thư này được áp dụng đối với họ.

Điều 24. Bảo hộ các máy bay y tế

Các máy bay y tế phải được tôn trọng và bảo hộ phù hợp với những quy định của mục này.

Điều 25. Máy bay y tế trong các vùng mà đối phương không có ưu thế

Trong các vùng đất do các lực lượng đồng minh thực tế có ưu thế hay trong các vùng biển mà một Bên đối phương thực tế không có ưu thế và cả trong vùng trời của các vùng này, việc tôn trọng và bảo hộ các máy bay y tế của một Bên trong cuộc xung đột không phụ thuộc vào thỏa thuận của Bên đối phương. Tuy nhiên, nhằm tăng cường an ninh cho máy bay y tế, một Bên trong cuộc xung đột sử dụng các máy bay y tế của mình trong các khu vực này có thể đưa ra các thông báo như dự kiến ở Điều 29 cho Bên đối phương, đặc biệt khi máy bay này tiến hành các chuyến bay nằm trong tầm hoạt động của các hệ thống vũ khi đất đối không của Bên đối phương.

Điều 26. Máy bay y tế trong các vùng tiếp cận hay tương tự

l ) Trong các khu vực của vùng tiếp cận mà các lực lượng đồng minh thực tế có ưu thế cũng như trong các khu vực mà thực tế không có một lực lượng nào có ưu thế một cách rõ ràng và trong các vùng trời tương ứng các vùng này, việc bá hộ các máy bay y tế chỉ có thể có hiệu quả đầy đủ nếu như có sự thỏa thuận trò giữa các nhà chức trách quân sự có thẩm quyền của các Bên trong cuộc xung đột như đã được dự kiến ở Điều 29. Nếu không có sự thỏa thuận như vậy thì các mắt bay y tế hoạt động phải tự chịu trách nhiệm về sự rủi ro. Tuy nhiên, các máy bay y tế phải được tôn trọng khi nó được nhận ra là máy bay y tế. 

2) Danh từ "vùng tiếp cận" chỉ tất cả các vùng đất mà các đơn vị tiền phương của các lực lượng đối địch tiếp cận nhau, đặc biệt là những nơi mà các đơn vị đó có nguy cơ bị vũ khí từ mặt đất trực tiếp bắn vào.

Điều 27. Máy bay y tế trong các khu vực mà Bên đối phương có ưu thế đi

1) Các máy bay y tế của một Bên trong cuộc xung đột phải được bảo hộ trong khi bay trên các vùng đất hay vùng biển mà Bên đối phương thực tế có ưư thế với điều kiện phải có thỏa thuận trước của nhà chức trách có thẩm quyền của Bên đối phương với các chuyến bay này.

2) Một máy bay y tế bay trên một vùng mà Bên đối phương thực tế có ưu thế mà không có thỏa thuận trước nêu ở đoạn 1 hoặc trái với thỏa thuận này, vì lầm lẫn đường bay hoặc do một tình huống khẩn cấp đe dọa sự an toàn của chuyến bay, phải hết sức để làm cho Bên đối phương nhận dạng và thông báo cho Bên đối phương biết. Ngay khi nhận dạng một máy bay y tế như vậy, Bên đối phương sẽ phải có mọi sự cố gắng hợp lý để ra lệnh hạ cánh trên mặt đất hay trên mặt biển theo đoạn 1 Điều 30, hay sử dụng những biện pháp khác nhằm bảo vệ lợi ích của mình và trong cả hai trường hợp này cho máy bay thời gian để tuân lệnh, trước khi tấn công nó.

            Điều 28. Những hạn chế về việc sử dụng máy bay y tế

1 ) Cám các Bên trong cuộc xung đột sử dụng máy bay y tế của mình nhầm ' thu được thuận lợi quân sự đối với Bên đối phương. Không được sử dụng máy bay y tế nhằm bảo vệ các mục tiêu quân sự tránh khỏi các cuộc tấn công.

2) Các máy bay y tế không được sử dụng để thu thập hoặc truyền đi các  tức có tính chất quân sự và không được vận chuyển thiết bị nhằm các mục đích để Máy bay y tế không được phép vận chuyển các nhân viên hay hàng hoá khô nằm trong định nghĩa đã nêu ở điểm i Điều 8. Việc chuyên chở những đồ dùng il nhân cho những người trên máy bay hay thiết bị chỉ dành cho việc tạo thuận lọc cho chuyến bay, cho việc liên lạc hay nhận dạng, không bị coi là cấm.

3) Các máy bay y tế không được chở những vũ khí khác ngoài những vũ ll. mang theo người và đạn dược thu được của những người bị thương, bị bệnh, hay bị đắm tàu đang ở trên máy bay mà chưa được trao cho một cơ quan có thẩm quyền, và những vũ khí cá nhân nhẹ cần thiết để cho phép các nhân viên y tế trên máy bay tự vệ hay bảo vệ những người bị thương, bị bệnh hay bị đắm tàu do họ chịu trách nhiệm.

4) Trong khi tiến hành các chuyến bay nêu ở Điều 26 và 27, các máy bay y tế không được sử dụng để tìm kiếm những người bị thương, bị bệnh hay bị đắm tàu trừ phi có thỏa thuận trước với phía đối phương.

Điều 29. Thông báo và thỏa thuận về các máy bay y tế

Các thông báo nêu ở điều 25 hay những yêu cầu thỏa thuận trước nêu ở các Điều 26 và 27, đoạn 4 Điều 28 và Điều 31 phải chỉ rõ số lượng dự kiến các máy bay y tế, kế hoạch bay và các phương tiện nhận dạng của các máy bay này. Các thông báo này phải được hiểu là mỗi chuyến bay phải được thực hiện phù hợp theo các quy định của Điều 28.

2) Bên nhận được một thông báo theo Điều 25 phải thông báo lại ngay việc đã nhận được thông báo ấy.

3) Bên nhận được một yêu cầu về thỏa thuận trước phù hợp các Điều 26, 27 hoặc 31 hay đoạn 4 Điều 28 phải thông báo trong thời gian càng nhanh càng tốt cho Bên đưa ra yêu cầu:

a) Hoặc là chấp nhận yêu cầu;

b) Hoặc là bác bỏ yêu cầu;

c) Hoặc là có thể đề nghị hợp lý cho việc sửa.đổi yêu cầu;

Nước nhận yêu cầu cũng có thể đề nghị cấm hay hạn chế những chuyến bay khác trong khu vực trong giai đoạn nhất định. Nếu Bên đưa ra yêu cầu chấp thuận các phản đề nghị thì phải thông báo cho phía Bên kia sự chấp thuận của mình. 4) Các Bên phải thi hành các biện pháp cần thiết để có thể tiến hành nhanh chóng các thông báo và ký kết các thỏa thuận này.

5) Các Bên cũng phải sử dụng các biện pháp cần thiết để làm sao cho nội dung thích hợp của các thông báo này và các thỏa thuận được phổ biến nhanh chóng cho các đơn vị quân sự có liên quan và phải hướng dãn các đơn vị đó về những phương tiện nhận dạng mà các máy bay y tế có liên quan sẽ sử dụng.

            Điều 30. Việc hạ cánh và kiểm soát các máy bay y tế

1 ) Các máy bay y tế bay trên các vùng mà Bên đối phương thực tế có ưu thế hay trên các vùng thực tế không có một lực lượng nào có ưu thế rõ ràng có thể bị yêu cầu hạ cánh trên đất hoặc trên mặt biển tuỳ sự thích hợp, để thi hành việc kiểm soát như được nêu trong các đoạn sau đây. Các máy bay y tế phải tuân theo mọi mệnh lệnh thuộc loại này.

2) Nếu một máy bay y tế hạ cánh trên đất liền hay trên mặt biển theo mệnh lệnh hay vì lý do khác, máy bay này chỉ có thể bị kiểm soát để xác minh những điểm nêu ra ở đoạn 3 và 4. Việc kiểm soát phải được tiến hành không chậm trễ và thực hiện nhanh chóng. Bên tiến hành việc kiểm soát không được đòi hỏi những người thương binh và bệnh binh ra khỏi máy bay, trừ phi việc này là tối cần thiết cho việc kiểm soát. Trong mọi trường hợp, Bên kiểm soát phải giữ gìn để việc kiểm soát hay việc đòi hỏi ra khỏi máy bay không làm trầm trọng thêm tình trạng của những thương binh và bệnh binh.

3) Nếu việc kiểm soát cho thấy máy bay đó:

a) Là một máy bay y tế theo nghĩa của điểm i Điều 8 ;

b) Không vi phạm những điều kiện của Điều 28, và

c) Không tiến hành chuyến bay mà không có hay vi phạm thỏa thuận trước, khi bắt buộc phải có một thỏa thuận như vậy, thì máy bay với những người trên đó hoặc thuộc một Bên đối phương, hoặc thuộc một Nước trung lập hoặc thuộc một Nước không tham gia xung đột phải được phép tiếp tục chuyến bay không bị chậm trễ.

4) Nếu việc kiểm soát cho thấy máy bay đó:

a) Không phải là máy bay y tế theo định nghĩa của điểm i Điều 8 ; bị Vi phạm những điều kiện của Điều 28, hay

c) Tiến hành chuyến bay mà không có hoặc vi phạm thỏa thuận trước, khi bắt buộc phải có một thỏa thuận như vậy, thì máy bay có thể bị tịch biên. Những người trên máy bay đó phải được đối xử theo những quy định thích hợp của các Công ước và Nghị định thư này. Trường hợp máy bay bị tịch biên mà trước đó đã được sử dụng như là máy bay y tế thường trực thì sau này nó chỉ có thể được sử dụng như một máy bay y tế.

            Điều 31. Các Nước trung lập hoặc các Nước không tham gia xung đột

1) Các máy bay y tế không được bay qua hoặc hạ cánh trên đất liền hay mặt biển thuộc lãnh thổ một Nước trung lập hay một Nước không tham gia xung đột, trừ khi có sự thỏa thuận trước. Tuy nhiên, nếu có sự thỏa thuận trước thì các máy bay này phải được tôn trọng trong suất quá trình bay hay trong thời gian hạ cánh ngừng lại ở trên lãnh thổ của các nước đó. Dù vậy, tuỳ trường hợp, các máy bay này phải tuân theo mọi mệnh lệnh hạ cánh trên đất liền hay trên mặt biển.

2) Trường hợp không có thỏa thuận hay trái với những quy định đã thỏa thuận mà một máy bay y tế bay trên lãnh thổ một Nước trung lập hay một Nước không tham gia xung đột thì bất kể do lầm lẫn đường bay hay do nguyên nhân của một tình huống khẩn cấp tác động đến an toàn của chuyến bay, máy bay đó phải cố gắng thông báo về chuyến bay và làm cho được nhận dạng. Ngay khi Nước có máy bay này bay vào nhận ra đó là một máy bay y tế, Nước đó phải có mọi cố gắng thích hợp để ra lệnh cho nó hạ cánh trên đất liền hay trên mặt biển như đã nêu ở đoạn 1 Điều 30, hay sử dụng những biện pháp khác nhằm bảo vệ những lợi ích của Nước mình, và trong hai trường hợp này, cho máy bay thời gian để tuân lệnh trước khi tấn công nó.

3) Nếu như một máy bay y tế, theo thỏa thuận hay những điều kiện nêu ra ở đoạn 2, hạ cánh trên đất liền hay trên mặt đất biển thuộc lãnh thổ của một Nước trung lập hay một Nước khác không tham gia xung đột theo mệnh lệnh hay vì lý do khác, máy bay có thể bị kiểm soát nhằm xác định nó có thực là máy bay y tế không. Việc kiểm soát phải được tiến hành không chậm trễ và nhanh chóng. Bên tiến hành kiểm soát không được yêu cầu những thương binh và bệnh binh thuộc Bên sử dụng máy bay phải ra khỏi máy bay, trừ phi việc ra khỏi máy bay là tối cần thiết cho việc kiểm soát. Trong mọi trường hợp, bên kiểm soát phải giữ gìn để việc kiểm soát hay ra khỏi máy bay không làm trầm trọng thêm tình trạng của thương binh và bệnh binh. Nếu việc kiểm soát cho thấy nó thực sự là máy bay y tế thì máy bay đó cùng những người trên máy bay phải được phép tiếp tục chuyến bay và phải được hưởng sự thuận lợi thích hợp, trừ những người phải giữ lại theo những quy tắc của luật quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang. Nếu việc kiểm soát cho thấy máy bay đó không phải là máy bay y tế thì máy bay sẽ bị tịch biên và những người trên máy bay sẽ được đối xử theo quy định của đoạn 4.

4) Trừ những người chỉ phải rời khỏi máy bay một cách tạm thời, còn những người bị thương, bị bệnh hay bị đắm tàu phải rời khỏi một máy bây y tế trên lãnh thổ của một Nước trung lập hay một Nước không tham gia xung đột với sự thỏa thuận của các đương cục địa phương, sẽ được Nước này cầm giữ khi các quy tắc của luật quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang đòi hỏi làm thế nào để những người này không trở lại tham gia chiến đấu, trừ phi có sự dàn xếp khác giữa Nước này với các Bên xung đột. Những chi phí về việc điều trị ở bệnh viện và việc quản thúc phải do Nước mà những người này trực thuộc đảm nhận.

5) Nước trung lập hoặc các Nước khác không tham gia xung đột phải áp dụng một cách công bằng các điều kiện hay những hạn chế có thể đối với các chuyến bay hay việc hạ cánh của các máy bay y tế của các Bên tham gia xung đột trên lãnh thổ của mình.

PHẦN III: NHỮNG NGƯỜI MẤT TÍCH VÀ NGƯỜI CHẾT

            Điều 32. Nguyên tắc chung

Trong khi áp dụng phần này, hành động của các Bên tham gia Nghị định thư, các Bên trong cuộc xung đột và các tổ chức nhân đạo quốc tế nêu trong các Công ước và Nghị định thư này, trước tiên được thúc đẩy bởi quyền của các gia đình được biết số phận các thân nhân của họ.

            Điều 33. Những người mất tích

l) Ngay khi hoàn cảnh cho phép và chậm nhất là ngay sau khi chấm dứt chiến sự, mỗi Bên trong cuộc xung đột phải tìm kiếm những người mà Bên đối phương báo cáo là mất tích. Bên đối phương nói trên phải thông báo tất cả những tin tức hữu ích về những người này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm họ.

2) Đối với những người không được hưởng chế độ ưu đãi hơn quy chế của  các Công ước hay Nghị định thư này, nhằm tạo thuận lợi cho việc thu nhập các tin tức dự kiến ở đoạn trên, mỗi Bên trong cuộc xung đột phải:

a) Đăng ký những tin tức nêu ở Điều 138 Công ước IV về những người bị cầm giữ, bị tù đày hay bị bắt giữ bằng cách khác trên hai tuần lễ vì lý do chiến sự hay chiếm đóng, hay những người đã chết trong thời kỳ bị giam cầm.

b) Bằng mọi biện pháp có thể được, phải tạo thuận lợi và, nếu cần thiết, phải tiến hành việc tìm kiếm và phải đăng ký những tin tức về những người này nếu họ chết trong những hoàn cảnh khác vì lý do chiến sự hay chiếm đóng.

3) Những tin tức về những người được báo là mất tích theo đoạn 1 và những yêu cầu về những tin tức này được chuyển giao hoặc trực tiếp, hoặc thông qua Nước bảo hộ hay Trung tâm Tìm kiếm của ủy ban Chữ thập đờ Quốc tế hay của các Hội Chữ thập đỏ quốc gia (Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ). Khi những tin tức này không được chuyển giao qua trung gian ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế hay Trung tâm Tìm kiếm của ủy ban, mỗi Bên trong cuộc xung đột phải làm sao để cho những tin tức này cũng được cung cấp cho Trung tâm Tìm kiếm.

4) Các Bên trong cuộc xung đột phải cố gắng thỏa thuận về những quy định cho phép các đội đi tìm kiếm, nhận dạng và thu nhặt những người chết trong vùng có chiến sự; nếu có trường hợp xảy ra thì những quy định này có thể dự kiến là các đội này sẽ có nhân viên của Bên đối phương đi kèm khi các đội này làm nhiệm vụ của họ trong các vùng dưới sự kiểm soát của Bên đối phương. Nhân viên của các đội này phải được tôn trọng và bảo hộ khi họ chỉ thực hiện các sứ mệnh trên đây.

            Điều 34. Hài cốt của những người chết

l) Hài cốt của những người chết vì các lý do liên quan đến sự chiếm đóng hay bị cầm giữ là kết quả từ sự chiếm đóng hay xung đột, và hai cất của những người không phải là công dân của nước nơi họ chết vì lý do xung đột phải được tôn trọng và mồ mả của những người này phải được tôn trọng, giữ gìn và đánh dấu như đã được nêu trong Điều 130 của Công ước IV, chừng nào mà những hài cốt và mồ mả này không được hưởng một chế độ ưu đãi hơn quy chế của các Công ước và Nghị định thư này.

2) Ngay khi hoàn cảnh và quan hệ giữa các Bên đối địch cho phép, các Bên tham gia Nghị định thư mà trên lãnh thổ của mình có mồ mả và có thể có hài cất của những người chết vì lý do chiến sự, hoặc trong thời kỳ chiếm đóng hay bị cầm giữ, phải ký kết các thỏa thuận nhằm:

a) Tạo thuận lợi cho thân nhân gia đình có người chết và đại diện các cơ quan chính thức đăng ký mồ mả đến thăm các mồ mả và đề ra các quy định về thủ tục cụ thể cho việc đi thăm này;

b) Đảm bảo thường xuyên việc bảo vệ và giữ gìn các mồ mả này;

c) Tạo thuận lợi cho việc mang hài cất và những đồ dùng cá nhân của những người chết về nước họ theo yêu cầu của nước đó hay của gia định, trừ khi nước này phản đối.

3) Trường hợp không có các thỏa thuận nêu ở khoản b hoặc c của đoạn 2 và nếu Nước có những người chết không sẵn sàng bảo đảm việc giữ gìn các mồ mả này bằng chi phí của họ thì Bên tham gia Nghị định thư này mà trên lãnh thổ của mình có những mồ mả như vậy có thể tạo thuận lợi cho việc hồi hương các hài cất. Nếu việc tạo thuận lợi này không được chấp thuận sau năm năm, thì Bên đó sau khi đã thông báo cho Nước có người chết, có thể áp dụng những quy định dược nêu trong luật pháp của mình đối với nghĩa trang và mồ mả.

4) Bên tham gia Nghị định thư mà trên lãnh thổ của mình có mồ mả nêu ở Điều này chỉ được phép bốc các hài cất trong các trường hợp sau đây:

a) Trong các điều kiện đã được nêu ở đoạn 2(c) và đoạn 3, hay

b) Khi mà việc bốc các hài cốt đặt ra vì lý do lợi ích công cộng, kể cả những trường hợp cần thiết vì lý do y tế và điều tra, trong những trường hợp như vậy, bên tham gia Nghị định thư này phải luôn luôn tôn trọng hài cất của những người chết và thông báo cho Nước có người chết ý định của mình bốc hài cất ấy đồng thời đưa ra những chỉ dẫn về địa điểm dự kiến cho việc an táng lại các hài cất ấy.

MỤC III

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH

QUY CHẾ CỦA CHIẾN SĨ VÀ TÙ BINH

PHẦN 1

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH

Điều 35. Những quy tắc cơ bản

l) Trong mọi cuộc xung đột vũ trang, quyền lựa chọn những phương pháp và phương tiện chiến tranh của các Bên trong cuộc xung đột không phải là vô hạn.

2) Cấm sử dụng các vũ khí, đạn dược và các chất cũng như các phương pháp chiến tranh có tính chất gây đau đớn không cần thiết.

3) Cấm dùng những phương pháp hay phương tiện chiến tranh được trù tế để gây ra hoặc có thể gây ra những thiệt hại rộng lớn, lâu dài và nghiêm trọng đó với môi trường thiên nhiên.

             Điều 36. Vũ khí mới

Trong việc nghiên cứu, phát triển, thu nhận hay áp dụng một loại vũ khí mới, những phương tiện mới hay một phương pháp chiến tranh mới, Bên tham gia Nghị định thư có nghĩa vụ phải xác định xem việc sử dụng ấy có bị các quy địtl của Nghị định thư này hay mọi quy tắc khác của luật quốc tế áp dụng cho mìntrl cấm trong một số hoàn cảnh hay trong mọi hoàn cảnh hay không.

Điều 37. Việc cấm các thủ đoạn bội tín

1) Cấm giết, tâm bị thương hay bắt kẻ địch bằng việc dùng các thủ đoạn bội tín. Được coi là thủ đoạn bội tín nếu các hành động được tiến hành với ý đồ đánh lừa nhằm lợi dụng lòng thành thật của kẻ địch để làm cho họ tưởng là họ có quy được bảo hộ hay có nghĩa vụ phải bảo hộ theo các quy tắc của luật pháp quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang. Những hành động sau đây là thí dụ về thừ. đoạn bộ tín:

  1. Giả vờ có ý định thương lượng bằng cách dùng cờ ngừng bắn hoặc giả vờ đầu hàng;
  2. Giả vờ bất lực do bị thương hay bị bệnh;
  3. Giả vờ có thân phận dân sự hoặc không phải là chiến binh;
  4. Giả vờ có một quy chế được bảo hộ bằng cách sử dụng các dấu hiệu, phù hiệu hay đồng phục của Liên hợp quốc, của các Nước trung lập hay các Nước khác không tham gia xung đột.

2) Những mưu mẹo chiến tranh không bị cấm. Được coi là những mưu mẹo chiến tranh nếu các hành động nhằm mục đích đánh lừa địch hay làm cho độ phạm phải những điều thiếu thận trọng nhưng những hành động đó không được vi phạm bất kỳ quy tắc nào của luật pháp quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang, và những hành động này, vì không nhằm lợi dụng lòng thành thật của ké địch đối với việc bảo hộ của luật này nên không phải là thủ đoạn bội tín. Những hành động sau đây là thí dụ về mưu mẹo chiến tranh: sử dụng ngụy trang, đánh lừa, nghi binh, tung tin giả.

Điều 38. Các biểu tượng dược công nhận

l) Cấm sử dụng không hợp thức dấu hiệu phân biệt Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ hay Sư tử đỏ và Mặt trời đỏ hay những biểu tượng khác, các dấu hiệu, tín hiệu do các Công ước hoặc Nghị định thư này quy định. Trong cuộc xung đột vũ trang cũng cấm cố ý lạm dụng các biểu tượng, dấu hiệu hay tín hiư bảo hộ khác được quốc tế công nhận, kể cả cờ ngưng bắn và biểu tượng bảo hộ các tài sản văn hóa.

2) Cấm sử dụng biểu tượng phân biệt của Liên hợp quốc ngoài các trường hợp mà việc sử dụng đó được tổ chức này cho phép.

Điều 39. Các biểu tượng quốc tịch

l) Trong cuộc xung đột vũ trang, cấm sử dụng cờ, biểu tượng quân đội, huy hiệu hay quân phục của Nước trung lập hay của các nước khác không tham gia xung đột.

2) Cấm dùng cờ, cờ hiệu các biểu tượng, huy hiệu hay quân phục của các Bên đối phương trong các cuộc tấn công hoặc để che giấu, tạo thuận lợi, bảo vệ hay ngăn cản các hoạt động quân sự.

3) Không một quy định nào của Điều này hay của đoạn 1(d) Điều 37 làm ảnh hưởng đến những luật lệ hiện hành được luật pháp quốc tế thừa nhận rộng rãi áp dụng đối với việc do thám thay sử dụng cờ hiệu trong khi tiến hành các cuộc xung đột vũ trang trên biển.

Điều 40. Khoan hồng

Cấm đưa ra mệnh lệnh giết sạch không để một ai sống sót, cấm đe dọa kẻ ' địch như vậy hay tiến hành các hành động đối địch theo quyết định đó.

Điều 41. Bảo hộ kẻ địch đã bị loại khỏi vòng chiến đấu

l) Tuỳ từng hoàn cảnh, những người đã hoặc phải được thừa nhận là bị loại khỏi vòng chiến đấu phải không bị coi là đối tượng của một cuộc tấn công.

2) Những người bị loại khỏi vòng chiến đấu là:

a) Người đã nằm dưới quyền lực của một Bên đối phương,

b) Người bày tỏ rõ ràng ý định đầu hàng, hay

c) Người đã bất tỉnh hay bất lực vì lý do khác do các vết thương, bệnh tật và vì vậy không tự bảo vệ được với điều kiện là, trong mọi trường hợp họ không tham gia các hành động đối địch và không có ý định chạy trốn.

3) Khi những người có quyền hưởng sự bảo hộ dành cho tù binh bị rơi vào tay đối phương trong các điều kiện bất thường của cuộc chiến đấu mà việc di chuyển họ như đã nêu ở Mục III Phần I của Công ước III bị ngăn cản, họ phải được trả tự do và mọi sự dự phòng cần thiết phải được áp dụng để đảm bảo an toàn cho họ.

Điều 42. Những người trên máy bay

1 ) Không một ai khi nhảy dù khỏi một máy bay gặp tai nạn sẽ là đối tượng của sự tấn công trong lúc đang nhảy dù.

2) Khi chạm đất thuộc lãnh thổ do đối phương kiểm soát, người nhảy dù từ máy bay gặp tai nạn phải được có khả năng để đầu hàng trước khi trở thành đối tượng bị tấn công, trừ phi họ tỏ ra có hành động đối địch.

3) Điều khoản này không bảo hộ những đội lính dù.

 

PHẦN II

             QUY CHẾ CHIẾN SĨ VÀ TÙ BINH      

 

Điều 43. Các lực lượng vũ trang

1) Các lực lượng vũ trang của một Bên trong cuộc xung đột bao gồm tự các lực lượng, các nhóm và các đơn vị vũ trang có tổ chức đặt dưới quyền bộ chỉ huy chịu trách nhiệm về mọi hành động của cấp dưới của mình đối với Bên mình, ngay cả khi Bên trong cuộc xung đột này được đại diện bởi một cho phủ hay một cơ quan quyền lực không được đối phương thừa nhận. Các lực lượng vũ trang này phải đặt dưới một chế độ kỷ luật nội bộ để bảo đảm trước hết việc tôn trọng những luật lệ của luật pháp quốc tế áp dụng trong những xung đột vũ trang. 

2) Những thành viên của các lực lượng vũ trang của một Bên trong  xung đột (ngoài những nhân viên y tế và tôn giáo nêu ở Điều 33 Công ước mơ những chiến sĩ, nghĩa là có quyền tham gia trực tiếp các cuộc xung đột.

3) Một bên trong cuộc xung đột sát nhập vào lúc lượng vũ trang của mình một tổ chức bán quân sự hay một tổ chức vũ trang có nhiệm vụ đảm bảo trận phải thông báo việc đó cho các Bên khác trong cuộc xung đột biết.

           Điều 44. Các chiến sĩ và tù binh

1) Mọi chiến sĩ, theo nghĩa của Điều 43, bị rơi vào tay đối phương đều là tù binh.

2) Dù cho tất cả chiến sĩ phải có trách nhiệm tôn trọng các quy tắc của 1uật quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang, các vi phạm những quy tắc nào không tước đi của người chiến sĩ quyền được coi là chiến sĩ, hay nếu họ bị rơi.vỗ' tay đối phương thì không bị tước đi quyền được coi là tù binh, trừ trường hợp nêu ở đoạn 3 và 4.

3) Để tăng cường việc bảo hộ thường dân chống lại hậu quả của những cuộc xung đột, các chiến sĩ có trách nhiệm phải tự phân biệt họ với thường dân khi họ tham gia vào việc chiến đấu hay một hoạt động quân sự chuẩn bị cho cuộc có đầu Tuy nhiên, vì có những tình huống trong các cuộc xung đột vũ trang màu' tính chất của chiến sự, một chiến sĩ có vũ trang không thể phân biệt với thuôn dân, thì họ vẫn được giữ quy chế chiến sĩ với điều kiện là trong những tình huống đó họ phải mang vũ khí công khai:

a) Trong mỗi trận chiến đấu, và

b) Trong thời gian mà đối phương nhìn thấy họ khi họ đang tham gia dàn quân, trước khi có một cuộc tấn công mà họ tham gia.

Những hành động ứng với những điều kiện nêu ở đoạn này không bị coi là những thủ đoạn bội tín theo nghĩa của đoạn liệt Điều 37.

4) Mọi chiến sĩ rơi vào tay đối phương khi mà họ không thực hiện những điều kiện nêu ra ở câu thứ hai đoạn 3 thì mất quyền được coi là tù binh. Tuy nhiên, họ vẫn được hưởng những sự bảo hộ về mọi mặt tương đương những bảo hộ mà Công ước III và Nghị định thư này dành cho tù binh. Việc bảo hộ này gồm những bảo hộ tương đương với các bảo hộ dành cho tù binh nêu trong Công ước III trong trường hợp mà một người như vậy bị xét xử và kết án về tất cả các vi phạm mà họ phạm phải.

5) Người chiến sĩ bị rơi vào tay đối phương khi họ không tham gia vào một cuộc tấn công hay một hoạt động quân sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công, thì không mất quyền được coi là chiến sĩ và tù bình vì những hoạt động trước đó của họ.

6) Điều khoản này không tước đi của bất kỳ ai quyền được coi là tù binh theo Điều 4 của Công ước III.

7) Điều khoản này không nhằm sửa đổi thực tiễn của các nước, được chấp nhận rộng rãi về việc mặc đồng phục của các chiến sĩ trong các đơn vị vũ trang chính quy có mặc quân phục của một Bên trong cuộc xung đột.

8) Ngoài thành phần nêu ở Điều 13 Công ước I và II, tất cả mọi thành viên của các lực lượng vũ trang của một Bên trong cuộc xung đột, như đã được xác định ở Điều 43 của Nghị định thư này, có quyền được hai Công ước này bảo hộ nếu họ bị thương hay bị bệnh, hoặc được Công ước II bảo hộ nếu họ bị đắm tàu ở trên mặt biển hay ở những vùng lãnh hải khác.

Điều 45. Bảo hộ những người tham gia cuộc xung đột

1) Một người tham gia cuộc xung đột và rơi vào tay phía đối phương được coi là tù binh và vì vậy được Công ước III bảo hộ khi mà người đó đòi hỏi quy chế tù binh, hay hiển nhiên người đó có quyền hưởng quy chế tù binh, hoặc khi Bên mà người đó trực thuộc đòi hỏi quy chế này cho người đó bằng việc gìn thông báo cho Nước cầm giữ người đó hay cho Nước bảo hộ. Nếu có một sự nghi ngờ nào đó về quyền hưởng quy chế tù binh của người này. thì họ vẫn tiếp tục được hướng quy chế này, và vì thế mà được hưởng sự bảo hộ của Công ước III và của Nghị định thư này trong khi chờ đợi một tòa án có thẩm quyền xác định rõ quy chế của người đó.

2) Nếu một người bị rơi vào tay đối phương mà không bị giam giữ như tù binh và bị Bên đối phương đưa ra xét xử về một hành vi vi phạm liên quan đến xung đột, người đó có quyền đòi quy chế tù binh trước một tòa án tư pháp và đòi hỏi vấn đề này phải được phân xử. Mỗi khi thủ tục áp dụng cho phép, vấn đề trên đây phải được phân xử trước khi xét xử hành vi vi phạm. Các đại diện Nước bảo hộ có quyền tham dự các cuộc tranh tụng để phân xử vấn đề này, trừ trường hợp ngoại lệ mà những cuộc tranh tụng này diễn ra kín vì lợi ích của an ninh quốc gia. Trong trường hợp này nước cầm giữ phải thông báo cho Nước bảo hộ biết. 3) Bất kỳ ai tham gia xung đột mà không có quyền hưởng quy chế tù binh và không được hưởng sự đối xử ưu đãi hơn theo Công ước IV, thì luôn luôn có quyền được hưởng sự bảo hộ quy định tại Điều 75 của Nghị định thư này. Trong lãnh thổ bị chiếm đóng, trừ phi bị cầm giữ vì hoạt động gián điệp, họ vẫn được hưởng các quyền liên lạc nêu ở Công ước IV, mặc dù có những quy định ở Điều 5 của Công ước này.

Điều 46. Gián điệp

1) Dù có mọi quy định khác của các Công ước hay của Nghị định thư này, một thành viên của các lực lượng vũ trang của một Bên trong cuộc xung đột bị rơi vào tay đối phương trong khi đang tiến hành những hoạt động gián điệp thì không được hưởng quy chế tù binh và có thể bị đối xử như gián điệp.

2) Một thành viên của lực lượng vũ trang của một Bên trong cuộc xung đột vì lợi ích của Bên mình mà thu thập hay tìm cách thu thập tin tức trong lãnh thổ do đối phương kiểm soát, sẽ không bị coi là tiến hành những hoạt động gián điệp, nếu trong khi làm việc đó người này mang quân phục của các lực lượng vũ trang của họ.

3) Một thành viên của các lực lượng vũ trang của một Bên trong cuộc xung đột đang cư trú trên lãnh thổ do Bên đối phương chiếm đóng vì lợi ích của Bên mình mà thu thập hay tìm cách thu thập những tin tức quân sự trên lãnh thổ đó sẽ không bị coi là tiến hành các hoạt động gián điệp, trừ khi trong khi làm việc đó người này hành động dưới những cớ giả tạo hay cố ý che giấu. Hơn nữa, người này chỉ có thể mất quyền hưởng quy chế tù bình và chỉ có thể bị đối xử là gián điệp trong trường hợp duy nhất là khi bị bắt họ đang tiến hành những hoạt động gián điệp.

4) Một thành viên của các lực lượng vũ trang của một Bên trong cuộc xung đột không cư trú trên lãnh thổ do Bên đối phương chiếm đóng mà tiến hành các hoạt động gián điệp trên lãnh thổ này, chỉ bị mất quyền hưởng quy chế tù binh và chỉ có thể bị đối xử là gián điệp trong trường hợp duy nhất là người đó bị bắt trước khi trở lại các lực lượng vũ trang của mình.

Điều 47. Lính đánh thuê

l) Người lính đánh thuê không được hưởng quy chế chiến sĩ và tù binh.

2) Danh từ "lính đánh thuê" chỉ bất cứ người nào:

a) Được tuyển lựa đặc biệt ở trong nước hay ở ngoài nước để chiến đấu trong cuộc xung đột vũ trang.

b) Thực tế tham gia trực tiếp vào các cuộc xung đột.

c) Tham gia các cuộc xung đột chủ yếu để đạt được lợi ích cá nhân và được một Bên trong cuộc xung đột hay người đại diện cho Bên xung đột đó hứa cho hưởng lương cao hơn rõ rệt so với lương được trả cho những người chiến sĩ có cấp bậc tương đương trong các lực lượng vũ trang của bên đó.

d) Không phải là công dân của một Bên trong cuộc xung đột và không phải là người cư trú trên lãnh thổ do một Bên trong cuộc xung đột kiểm soát.

e) Không phải thành viên của các lực lượng vũ trang của một Bên trong cuộc xung đột, và

 Không do một Nước không tham gia cuộc xung đột chính thức phái đến với danh nghĩa là thành viên của các lực lượng vũ trang của bên đó.

MỤC IV

THƯỜNG DÂN

PHẦN 1

BẢO HỘ CHUNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT

Chương I

Quy tắc cơ bản và phạm vi áp dụng

              Điều 48. Quy tắc cơ bản

Nhằm bảo đảm việc tôn trọng và bảo hộ thường dân và các tài sản có tính chất dân sự, các Bên trong cuộc xung đột phải luôn luôn phân biệt giữa thường dân và các chiến sĩ, cũng như giữa các tài sản có tính chất dân sự và các mục tiêu quân sự và vì vậy chỉ được hướng các hoạt động quân sự vào các mục tiêu quân sự.

            Điều 49. Định nghĩa về các cuộc tấn công và phạm vi áp dụng    

1) Danh từ "các cuộc tấn công" chỉ những hành động vũ lực chống lại đối phương, dù những hành động này là tấn công hay phòng ngự.

2) Những quy định của Nghị định thư này về các cuộc tấn công dược áp dụng cho tất cả các cuộc tấn công dù nó xảy ra trên lãnh thổ nào kể cả trên lãnh thổ quốc gia của một Bên trong cuộc xung đột nhưng dưới sự kiểm soát của đối phương.

3) Những quy định của phần này được áp dụng cho mọi hoạt động quân sự trên bộ, trên không hay trên biển có thể ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, cá nhân dân sự và tài sản có tính chất dân sự trên mặt đất. Ngoài ra, những quy định này còn được áp dụng cho lất cả các cuộc tấn công bằng hải quân hay không quân hướng vào các mục tiêu trên mặt đất, nhưng không được làm ảnh hưởng một cách khác đến các quy tắc của luật pháp quốc tế được áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang trên biển hay trên không.

4) Những quy định của phần này bổ sung những quy tắc về bảo hộ nhân đạo được nêu trong Công ước IV, đặc biệt ở mục II và trong các Hiệp định quốc tế khác, ràng buộc các Bên tham gia Nghị định thư, cũng như bổ sung những quy tắc khác của luật pháp quốc tế về bảo hộ thường dân và các tài sản có tính chất dân sự chống tác hại các cuộc xung đột trên biển, trên bộ và trên không.

Chương II

Những cá nhân dân sự và thường dân

            Điều 50. Định nghĩa về những cá nhân dân sự và thường dân

l) Mọi người không thuộc một trong các dạng nêu ở Điều 4A (l); (2); (3) và (6) của Công ước III và Điều 43 của Nghị định thư này được coi là dân sự. Trường hợp có sự nghi ngờ, người đó phải được coi là dân sự.

2) Thường dân bao gồm tất cả những cá nhân dân sự.

3) Sự có mặt trong thường dân những cá thể không đáp ứng định nghĩa về dân sự sẽ không làm cho thường dân mất tính cách thường dân của họ.

  Điều 51. Bảo hộ thường dân

1) Thường dãn và những cá nhân dân sự được hưởng sự bảo hộ chung chống những sự nguy hiểm của các hoạt động quân sự. Nhằm làm cho việc bảo hộ này có hiệu lực, các quy tắc sau đây, mà là những bổ sung cho các quy tắc tương ứng của luật pháp quốc tế, phải được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh.

2) Thường dân theo đúng nghĩa của nó và những cá nhân dân sự không thể là đối tượng của các cuộc tấn công. Cấm các hành động vũ lực hay đe dọa vũ lực nhằm mục đích gây ra sự khủng khiếp cho thường dân.

3) Những cá nhân dân sự được hướng sự bảo hộ quy định trong phần này, trừ khi họ trực tiếp tham gia chiến sự trong suốt thời gian đó.

4) Cấm các cuộc tấn công không phân biệt. Cụm từ "các cuộc tấn công không phân biệt" chỉ:

a) Các cuộc tấn công không nhằm vào một mục tiêu quân sự nhất định.

b) Các cuộc tấn công sử dụng các phương pháp hay phương tiện chiến đấu không thể nhằm vào một mục tiêu quân sự nhất định, hay

c) Các cuộc tấn công sử dụng các phương pháp hay phương tiện chiến đấu mà tác hại của nó không thể hạn chế như Nghị định thư này đòi hỏi;

Theo những quy định kể trên, trong mỗi trường hợp, các cuộc tấn công đã nhằm vào các mục tiêu quân sự và những cá nhân dân sự hoặc tài sản có tính chất dân sự mà không có sự phân biệt.

5) Một số loại tấn công sau đây phải bị coi là các cuộc tấn công không phân biệt:

a) Các cuộc ném bom tiến hành bằng bất kỳ phương pháp hay phương tiện nào, nhằm vào và coi như một mục tiêu quân sự duy nhất, một số mục tiêu quân sự nằm cách xa nhau rõ ràng trong một thành phố, một làng mạc hay một khu vực khác, có sự tập trung tương tự những cá nhân dân sự hay tài sản có tính chất dân sự,

bị Các cuộc tấn công có thể ngẫu nhiên gây ra những thiệt hại về sinh mạng cho thường dân, thương vong cho những cá nhân dân sự, thiệt hại cho tài sản có tính chất dân sự hoặc toàn bộ những tổn thất và thiệt hại trên mà có thể quá đáng so với thắng lợi quân sự cụ thể trực tiếp đã được dự kiến.

6) Cấm các cuộc tấn công trả thù đối với thường dân hoặc những cá nhân dân sự.

7) Không được sử dụng sự có mặt hay các hoạt động của thường dân hay của những cá nhân dân sự để tránh cho một số điểm hay một số khu vực khỏi bị tác động của các hoạt động quân sự, nhất là nhằm để che chở các mục tiêu quân sự không bị tấn công hay để che giấu, tạo thuận lợi hay cản trở các hoạt động quân sự. Các Bên trong cuộc xung đột không được hướng hoạt động của thường dân hay những cá nhân dân sự nhằm để cho các mục tiêu quân sự không bị tấn công hay để che chở các hoạt động quân sự.

8) Không một sự vi phạm nào đối với những điều cấm này miễn cho các Bên trong cuộc xung đột nghĩa vụ pháp lý đối với thường dân hay những cá nhân dân sự, kể cả nghĩa vụ phải có những biện pháp phòng ngừa đã được nêu ở Điều 57.

Chương III

Tài sản có tính chất dân sự

            Điều 52. Việc bảo hộ chung các tài sản có tính chất dân sự

1) Các tài sản có tính chất dân sự không thể coi là đối tượng các cuộc tấn công hay trả thù. Tài sản dân sự là tất cả những tài sản không phải là mục tiêu quân sự theo định nghĩa ở đoạn 2.

 2) Các cuộc tấn công phải được giới hạn chặt chẽ vào các mục tiêu quân sự.

Đối với các tài sản, các mục tiêu quân sự phải được giới hạn vào các tài sản mà do tính chất, vị trí, mục đích hoặc việc sử dụng nó đóng góp có hiệu quả cho một hành động quân sự và việc phá hủy hoàn toàn hay một phần, việc chiếm giữ hay vô hiệu hoá những tài sản đó, trong trường hợp này đem lại một lợi thế rõ ràng về quân sự.

3) Trường hợp có sự nghi ngờ, một tài sản mà thông thường được sử dụng cho dân sự như nơi thờ có ng, một ngôi nhà, một loại nhà ở hay một trường học, được coi là không bị sử dụng nhằm đóng góp có hiệu quả cho một hành động quân sự.

           Điều 53. Bảo hộ các tài sản văn hóa và những nơi thờ có ng

Không làm phương hại đến các quy định của Công ước La hay ngày 14-5- 1954 về bảo hộ các tài sản văn hóa trong trường hợp có xung đột vũ trang và các văn kiện quốc tế liên quan khác, nay nghiêm cấm:

a) Bất kỳ hành động thù địch nào đối với các đền đài lịch sử, các công trình nghệ thuật hay những nơi thờ có ng mà tạo thành di sản văn hóa hoặc tinh thần của các dân tộc.

b) Sử dụng các tài sản này để hỗ trợ cho các hành động quân sự.

c) Dùng các tài sản này làm đối tượng trả thù.

            Điều 54. Bảo hộ những tài sản thiết yếu cho sự tồn tại của thường dân

l) Cấm sử dụng nạn đói như một phương pháp chiến tranh để chống lại thường dân.

2) Cấm tấn công, phá hủy, lấy đi hay làm mất giá trị sử dụng các tài sản thiết yếu cho sự tồn tại của thường dân, như thực phẩm và vùng nông nghiệp sản xuất ra lương thực, thực phẩm, mùa màng, gia súc, các công trình và nơi dự trữ nước uống và các công trình thuỷ lợi, nhằm không cho thường dân hoặc Bên đối phương sử dụng cho sự tồn tại của họ, dù bất kỳ vì lý do gì như việc gây ra nạn đói cho thường dân, buộc họ phải di chuyển hay vì mọi lý do khác.

3) Những điều cấm nêu ở đoạn 2 không được áp dụng nếu các tài sản đã liệt kê được một Bên đối phương sử dụng:

a) Vì sự tồn tại cho riêng các thành viên của các lực lượng vũ trang của mình; bị Vì các mục tiêu khác ngoài mục đích cung cấp trên đây nhưng được coi là sự hỗ trợ trực tiếp cho một hành động quân sự, tuy nhiên phải với điều kiện là trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được có hành động chống lại các tài sản này khiến có thể làm cho thường dân thiếu ăn hay thiếu uống và bị đói khát hoặc bị buộc phải di chuyển.

4) Các tài sản này không phải !à đối tượng của các cuộc trả thù.

5) Căn cứ vào những đòi hỏi trọng yếu của mọi bên trong cuộc xung đột để bảo vệ lãnh thổ quốc gia của mình chống ngoại xâm, một Bên trong cuộc xung đột được phép không tuân theo các điều cấm ở đoạn 2 trên phạm vi lãnh thổ đó nằm dưới sự kiểm soát của mình khi có yêu cầu bức thiết về quân sự.

  Điều 55. Bảo hộ môi trường thiên nhiên

1) Khi tiến hành chiến tranh phải chú ý bảo hộ môi trường thiên nhiên chống lại những tác hại rộng lớn, lâu dài và nghiêm trọng. Việc bảo hộ này bao gồm cả việc cấm sử dụng các phương pháp hay phương tiện chiến tranh được trù tính để gây ra hoặc có thể gây ra sau này những tác hại như vậy đối với môi trường thiên nhiên, và vì vậy mà làm hại sức khoẻ hay sự sống còn của nhân dân.

2) Cấm các cuộc tấn công trả thù đối với môi trường thiên nhiên.

            Điều 56. Bảo hộ các công trình và thiết bị chứa đựng những sức mạnh nguy hiểm

1) Các công trình nghệ thuật hay các thiết bị có chứa đựng những sức mạnh nguy hiểm, cụ thể như đập, đê và các nhà máy điện hạt nhân, không phải đối tượng của các cuộc tấn công cho dù đó là những mục tiêu quân sự, khi mà những cuộc tấn công như vậy có thể giải phóng các sức mạnh đó và vì vậy có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thường dân. Những mục tiêu quân sự khác ở trên hay gần các công trình và thiết bị này không phải là đối tượng của các cuộc tấn công khi mà các cuộc tấn công như vậy có thể giải phóng những sức mạnh nguy hiểm và vì vậy có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thường dân.

2) Việc bảo hộ đặc biệt chống lại các cuộc tẩn công nêu ở đoạn 1 chỉ có thể chấm dứt:

a) Đối với đập, đê nếu nó được sử dụng vào các mục đích khác với chức năng thông thường của nó và làm hậu thuẫn thường xuyên, quan trọng và trực tiếp cho các hoạt động quân sự, và nếu những cuộc tấn công như vậy là phương cách khả thi duy nhất để đình chỉ sự hậu thuẫn này.

b) Đối với các nhà máy điện hạt nhân, nếu nó cung cấp điện cho sự hậu thuẫn thường xuyên, quan trọng và trực tiếp cho các hoạt động quân sự và nếu những cuộc tấn công như vậy là phương cách khả thi duy nhất để đình chỉ sự hậu thuẫn này.

c) Đối với các mục tiêu quân sự khác nằm ngay tại công trình hoặc thiết bị đó hay ở gần đó nếu nó được sử dụng làm hậu thuẫn thường xuyên, quan trọng và trực tiếp cho các hoạt động quân sự và nếu những cuộc tấn công như vậy là phương cách khả thi duy nhất để đình chỉ sự hậu thuẫn này.

3) Trong mọi trường hợp, thường dân và những cá nhân dân sự tiếp tục được hưởng mọi bảo vệ mà luật pháp quốc tế dành cho họ, kể cả những biện pháp phòng ngừa nêu ở Điều 57. Nếu việc bảo hộ chấm dứt và nếu một trong các công trình, thiết bị hay mục tiêu quân sự nêu ở đoạn 1 bị tấn công thì mọi sự phòng ngừa có thể thực hiện được trên thực tế phải được áp dụng để tránh giải phóng những sức mạnh nguy hiểm đó.

4) Cấm trả thù đối với một trong các công trình, thiết bị hay mục tiêu quân sự nêu ở đoạn 1.

5) Các Bên trong cuộc xung đột phải cố gắng không đặt các mục tiêu quân sự gần các công trình hay thiết bị nêu ở đoạn 1 . Tuy nhiên, những thiết bị được xây dựng với mục đích duy nhất để bảo vệ các công trình hay thiết bị được bảo hộ chống lại các cuộc tấn công thì được phép và bản thân nó không phải là mục tiêu của các cuộc tấn công với điều kiện là các thiết bị đó không được sử dụng trong các cuộc xung đột, trừ các hành động phòng vệ cần thiết chống lại các cuộc tấn công nhằm vào các công trình hay thiết bị được bảo hộ, và việc trang bị cho nó phải hạn chế ở các vũ khí chỉ có thể sử dụng để đẩy lùi hoạt động của kẻ địch chống lại các công trình, thiết bị được bảo hộ.

6) Các Bên tham gia Nghị định thư và các nước trong cuộc xung đột được khuyến khích ký kết các hiệp định khác giữa họ để đảm bảo việc bảo hộ bổ sung cho các tài sản chứa đựng các sức mạnh nguy hiểm.

7) Để tạo điều kiện nhận dạng các tài sản được điều khoản này bảo hộ, các Bên trong cuộc xung đột có thể đánh dấu các tài sản đó bằng dấu hiệu đặc biệt thành một nhóm ba vòng tròn màu cam tươi trên cùng một trục như đã được chỉ rõ ở Điều 16. Phụ lục I của Nghị định thư này. Việc không có một dấu hiệu như thế không hề miễn cho các Bên trong cuộc xung đột các nghĩa vụ do Đúm này quy định.

Chương IV

Các biện pháp phòng ngừa

            Điều 57. Các biện pháp phòng ngừa trong các cuộc tấn công

l) Các hoạt động quân sự phải được tiến hành cùng với sự quan tâm thường xuyên để tránh gây thiệt hại cho thường dân, những cá nhân dân sự và tài sản có tính chất dân sự.

2) Đối với các cuộc tấn công, những biện pháp phòng ngừa sau đây phải được thực hiện:

a) Những người chuẩn bị hay quyết định một cuộc tấn công phải: i) Làm mọi việc thực tế có thể làm được để xác minh rằng những mục tiêu tấn công không phải là những cá nhân dân sự, tài sản có tính chất dân sự và không phải là mục tiêu được hưởng quyền bảo hộ đặc biệt mà lại là những mục tiêu quân sự theo nghĩa của đoạn 2 Điều 52 và việc tấn công những mục tiêu này không bị những quy định của Nghị định thư này cấm.'

i) Dùng tất cả những biện pháp phòng ngừa có thể được khi lựa chọn các biện pháp hay phương pháp tấn công nhằm trong mọi trường hợp, tránh hay làm giảm đến mức tối thiểu những thiệt hại về sinh mạng cho thường dân, thương vong cho những cá nhân dân sự và những thiệt hại về tài sản có tính chất dân sự có thể ngẫu nhiên xảy ra.

ii) Không tiến hành một cuộc tấn công có thể ngẫu nhiên gây ra những thiệt hại về sinh mạng cho thường dân, thương vong cho những cá nhân dân sự, những thiệt hại về tài sản có tính chất dân sự hoặc tổng hợp tất cả những tổn thất và thiệt hại đó mà có thể cho là quá đáng so với thắng lợi quân sự cụ thể trực tiếp đã được dự kiến.

iii) Phải hủy bỏ hay đình chỉ một cuộc tấn công khi thấy rằng, mục tiêu của cuộc tấn công đó không phải là mục tiêu quân sự hay mục tiêu đó được hưởng sự bảo hộ đặc biệt, hay cuộc tấn công đó có thể ngẫu nhiên gây ra những thiệt hại về sinh mạng cho thường dân, thương vong cho những cá nhân dân sự và những thiệt hại về tài sản có tính chất dân sự, hoặc tổng hợp những tổn thất và thiệt hại đó mà có thể cho là quá đáng so với thắng lợi quân sự cụ thể trực tiếp đã được dự kiến.

c) Trong trường hợp các cuộc tấn công có thể ảnh hưởng đến thường dân thì phải báo cáo trước một thời gian cần thiết và bằng các phương tiện có hiệu quả trừ phi hoàn cảnh không cho phép.

3) Khi có thể lựa chọn giữa nhiều mục tiêu quân sự để đạt được một lợi ích quân sự tương đương thì phải chọn mục tiêu mà việc tấn công có thể gây ít nguy hiểm nhất cho những cá nhân dân sự hoặc cho các tài sản có tính chất dân sự.

4) Phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong các quy tắc của luật quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang trong khi tiến hành các hoạt động quân sự trên biển hoặc trên không, mỗi Bên trong cuộc xung đột phải có những biện pháp phòng ngừa hợp lý để tránh những thiệt hại về sinh mạng cho thường dân và các thiệt hại về tài sản có tính chất dân sự.

5) Không một quy định nào của điều khoản này có thể được giải thích là cho phép các cuộc tấn công chống lại thường dân, những cá nhân dân sự hay các tài sản có tính chất dân sự.

            Điều 58. Các hiện pháp phòng ngừa chống lại tác hại của các cuộc tấn công

Trong chừng mực mà thực tế có thể được, các Bên trong cuộc xung đột:

a) Không làm ảnh hưởng đến Điều 49 của Công ước IV, phải cố gắng đưa thường dân, những cá nhân dân sự và các tài sản có tính chất dân sự dưới quyền của mình lánh xa các mục tiêu quân sự.

b) Phải tránh đặt các mục tiêu quân sự ở bên trong hay gần các vùng đông dân cư.

c) Phải dùng các biện pháp đố phòng cần thiết khác để bảo hộ thường dân, những cá nhân dân sự và các tài sản có tính chất dân sự dưới quyền của mình chống lại sự nguy hiểm do các hoạt động quân sự gây ra.

Chương V

Các địa điểm và các khu vực dưới sự bảo hộ đặc biệt

Điều 59. Các địa điểm không có phòng thủ

l) Cấm các Bên trong cuộc xung đột, dù bằng phương tiện gì, tấn công các địa điểm không có phòng thủ.

2) Những nhà đương cục có thẩm quyền của một Bên trong cuộc xung đột có thể tuyên bố địa điểm không có phòng thủ là tất cả các khu vực dân cư nào ở gần, hay ở trong một vùng có các lực lượng vũ trang tiếp cận và để ngỏ cho sự chiếm đóng của đối phương. Một địa điểm như vậy phải có những điều kiện sau đây: a) Tất cả chiến sĩ cũng như vũ khí, phương tiện quân sự lưu động phải được rời đi.

b) Không được sử dụng các thiết bị hoặc các cơ sở quân sự cố định vào mục đích thù địch.

c) Các nhà đương cục và thường dân không được gây ra các hành động đối địch.

d) Không được tiến hành bất cứ hành động nào hỗ trợ cho các hoạt động quân sự.

3) Sự có mặt trong địa điểm này của những người được các Công ước và Nghị định thư này bảo hộ đặc biệt và của các lực lượng cảnh sát được giữ lại với mục đích duy nhất là duy trì trật tự, không trái với các điều kiện nêu ra ở đoạn 2.

4) Tuyên bố theo như đoạn 2 phải được gửi cho Bên đối phương và phải xác định và chỉ rõ bằng biện pháp càng cụ thể càng tất các giới hạn của địa điểm không có phòng thủ. Bên trong cuộc xung đột nhận được tuyên bố phải hồi báo việc nhận được đó và phải coi địa điểm đó như một địa điểm không có phòng thủ, trừ phi những điều kiện nêu ở đoạn 2 thực sự không được thực hiện. Trong trường hợp như thế, một Bên trong cuộc xung đột này phải thông báo ngay cho Bên đưa ra tuyên bố biết. Ngay cả khi những điều kiện nêu ra ở đoạn 2 không được thực hiện, địa điểm phải tiếp tục được hưởng sự bảo hộ nêu trong những quy định khác của Nghị định thư này và trong các quy tắc khác của luật pháp quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang.

5) Các Bên trong cuộc xung đột có thể thỏa thuận về việc lập ra các địa điểm không có phòng thủ ngay cả khi những địa điểm này không có đầy đủ những điều kiện nêu ra ở đoạn 2. Thỏa thuận phải xác định và chỉ ra càng chính xác càng tốt những giới hạn của địa điểm không có phòng thủ; trường hợp cần thiết, thỏa thuận có thể ấn định những thể thức kiểm soát.

6) Bên có thẩm quyền đối với một địa điểm là đối tượng của sự thỏa thuận đó, trong chừng mực có thể được, phải đánh dấu địa điểm bằng các dấu hiệu có thỏa thuận với phía Bên kia, và các dấu hiệu phải đặt ở những nơi dễ nhìn thấy, nhất là ở ngoại vi và các giới hạn của địa điểm và trên các đường chính.

7) Một địa điểm sẽ mất quy chế của địa điểm không có phòng thủ nếu nó không còn đáp ứng các điều kiện nêu ra ở đoạn 2 hay trong thỏa thuận nêu ra ở đoạn 5. Trong trường hợp như thế, địa điểm phải tiếp tục được hưởng sự bảo hộ nêu trong các quy định khác của Nghị định thư này và trong các quy tắc khác của luật pháp quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang.

Điều 60. Các khu phi quân sự

1) Cấm các Bên trong cuộc xung đột mở rộng các hoạt động quân sự của họ ra các khu vực mà họ đã thỏa thuận dành cho quy chế khu phi quân sự, nếu sự mở rộng đó trái với những quy định của thỏa thuận này.

2) Thỏa thuận này phải rõ ràng, có thể là thỏa thuận miệng hay bằng văn bản, hoặc trực tiếp hay qua trung gian của Nước bảo hộ, hay một tổ chức nhân đạo vô tư và có thể bằng những tuyên bố phù hợp với nhau do hai Bên đưa ra. Thỏa thuận có thể được ký kết trong thời bình cũng như sau khi đã xảy ra xung đột và phải xác định và chỉ rõ, càng chính xác càng tết, giới hạn khu phi quân sự; trong trường hợp cần thiết thỏa thuận phải ấn định các thể thức kiểm soát.

3) Đối tượng của thỏa thuận như vậy thường là một khu vực có những điều kiện sau đây:

a) Tất cả các chiến sĩ cũng như vũ khí và phương tiện quân sự lưu động phải được rời đi nơi khác.

b) Không được sử dụng các thiết bị hay các cơ sở quân sự cố định vào mục đích thù địch.

c) Các nhà đương cục và thường dân không gây ra các hành động đối địch.

d) Mọi hoạt động liên quan đến nỗ lực quân sự phải đình chỉ.

Các Bên trong cuộc xung đột phải thỏa thuận với nhau về việc giải thích điều kiện nêu ra ở điểm d và về những người được chấp nhận trong khu phi quân sự ngoài những người nêu ở đoạn 4.

4) Sự có mặt trong khu vực nay của những người được các Công ước và Nghị định thư này bảo hộ đặc biệt và của các lực lượng cảnh sát được giữ lại với mục đích duy nhất là duy trì trật tự không trái với những quy định nêu ra ở đoạn 3. 5) Bên có thẩm quyền đối với một khu vực như vậy, trong chừng mực có thể được, phải đánh dấu khu vực đó bằng các dấu hiệu, có sự thỏa thuận với phía Bên kia, các dấu hiệu phải đặt ở những nơi dễ nhìn thấy, nhất là ở ngoại vi và ở các giới hạn của khu vực và trên các đường chính.

5) Bên có thẩm quyền với một khu vực như vậy, trong chừng mực có thể được, phải đánh dấu khu vực đó bằng các dấu hiệu mà đã có sự thỏa thuận với bên kia; các dấu hiệu phải đặt ở những nơi dễ nhìn thấy, nhất là ở ngoại vi và ở các đường giới hạn của khu vực và trên các trục đường chính.

6) Nếu chiến sự xảy ra ở gần khu phi quân sự và nếu các Bên trong cuộc xung đột đã ký thỏa thuận về khu phi quân sự thì không một Bên nào được sử dụng khu vực này với mục đích liên quan đến việc tiến hành các hoạt động quân sự và không đơn phương hủy bỏ quy chế đó.

7) Trong trường hợp một Bên trong cuộc xung đột vi phạm các quy định chủ yếu ở đoạn 3, hay đoạn 6 thì Bên kia sẽ hết nghĩa vụ đối với thỏa thuận về quy chế của khu phi quân sự. Trong trường hợp đó, khu vực sẽ mất quy chế của nó nhưng phải tiếp tục được hưởng sự bảo hộ nêu trong các quy định khác của Nghị định thư này và những quy tắc khác của luật pháp quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang.

Chương VI

Phòng vệ dân sự

Điều 61. Định nghĩa và phạm vi áp dụng

Nhằm các mục đích của Nghị định thư này:

a) Danh từ "phòng vệ dân sự ' chỉ việc thực hiện tất cả các nhiệm vụ nhân đạo hay đa số những nhiệm vụ đó được nêu dưới đây, nhằm bảo hộ thường dân khỏi bị những nguy hiểm của chiến sự hoặc do thảm họa gây ra và giúp họ vượt qua những tác hại trước mắt cũng như bảo đảm những điều kiện cần thiết cho sự sống còn của họ. Những nhiệm vụ đó là:

i) Tổ chức báo động;

ii) Sơ tán;

iii) Giúp đỡ và tổ chức phòng tránh;

iv) Sử dụng những biện pháp tắt đèn;

v) Cứu vớt;

vi) Tổ chức y tế kể cả sơ cứu đầu tiên và giúp đỡ tôn giáo;

vii) Cứu hoả;

viii) Xác định vị trí và đánh dấu các khu vực nguy hiểm;

ix) Chống truyền nhiễm và các biện pháp bảo hộ tương tự;

x) Cho tạm trú và tiếp tế khẩn cấp;

       xi) Giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp để tái lập và duy trì trật tự trong các vùng bị tai nạn;

xii) Tái lập khẩn cấp các cơ sở phục vụ công cộng thiết yếu;

xiii) Tổ chức chôn cất khẩn cấp;

xiv) Giúp đỡ để bảo hộ các tài sản chủ yếu cho sự sống còn;

xv) Có các hoạt động bổ sung cần thiết để thực hiện một trong các nhiệm vụ kể trên, bao gồm cả việc vạch kế hoạch và tổ chức, nhưng không hạn chế ở những biện pháp đó.

b) Danh từ "cơ quan phòng vệ dân sự ' chỉ các cơ sở và các đơn vị khác được nhà đương cục có thẩm quyền của một Bên trong cuộc xung đột lập ra hay cho phép để thực hiện một trong những nhiệm vụ nêu ra ở điểm a và nó chỉ được lập ra và sử dụng nhằm những nhiệm vụ này.

c) Danh từ "nhân viên" của các cơ quan phòng vệ dân sự chỉ những người mà một Bên trong cuộc xung đột cử ra chỉ nhằm thực hiện những nhiệm vụ nêu ra ở điểm a, kể cả những nhân viên được cơ quan có thẩm quyền Bên đó cử ra chỉ để làm công việc quản lý hành chính cho các cơ quan này.

d) Danh từ "phương tiện" của các cơ quan phòng vệ dân sự chỉ định các trang bị, các đồ tiếp tế và các phương tiện vận tải mà các cơ quan này sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ nêu ra ở điểm a.

Điều 62. Bảo hộ chung

1) Theo những quy định của Nghị định thư này và nhất là những quy định của phần này, các cơ quan dân sự về phòng vệ dân sự cũng như nhân viên của nó phải được tôn trọng và bảo hộ. Các tổ chức này có quyền thực hiện các nhiệm vụ phòng vệ dân sự của nó, trừ trường hợp cần thiết cấp bách về quân sự.

2) Những quy định của đoạn một cũng được áp dụng cho những cá nhân dân sự dù họ không thuộc các cơ quan dân sự về phòng vệ dân sự nhưng đáp ứng lời kêu gọi của nhà đương cục có thẩm quyền và làm nhiệm vụ phòng vệ dân sự dưới sự kiểm soát của những nhà đương cục đó.

3) Các nhà cửa và trang bị được sử dụng vào mục đích phòng vệ dân sự cũng như các hầm trú ẩn cho thường dân do Điều 52 chi phối. Các tài sản được sử dụng nhằm phòng vệ dân sự không thể bị phá hủy hay sử dụng khác với mục đích của chúng trừ phi bởi Bên có tài sản ấy.

Điều 63. Phòng vệ dân sự trong các lãnh thổ bị chiếm đóng

1) Trong các lãnh thổ bị chiếm đóng, các tổ chức dân sự về phòng vệ dân sự phải được các nhà đương cục dành cho những sự thuận lợi cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ của mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhân viên của các tổ chức này sẽ không bị bắt buộc tiến hành những hành động có thể cản trở việc thực hiện đúng đắn những nhiệm vụ này.

Nước chiếm đóng không thể đưa ra bất kỳ sự thay đổi nào về cơ cấu và nhân viên các tổ chức này để có thể làm phương hại đến việc hoàn thành có hiệu quả nhiệm vụ của các tổ chức đó. Các tổ chức dân sự về phòng vệ dân sự này sẽ không bị bắt buộc dành ưu tiên cho công dân hay lợi ích của Nước chiếm đóng đó.

2) Nước chiếm đóng không được bắt buộc, cưỡng bức hay khuyến khích các  tổ chức dân sự về phòng vệ dân sự thực hiện nhiệm vụ của họ để làm phương hại bằng bất kỳ cách nào đến lợi ích của thường dân.

3) Vì các lý do an ninh, Nước chiếm đóng có thể tước vũ khí của nhân viên phòng vệ dân sự.

4) Nước chiếm đóng không được sử dụng khác với công dụng thực sự cũng  như không được tịch thu nhà cửa hay phương tiện do các cơ quan phòng vệ dân sự sở hữu hoặc sử dụng, nếu việc sử dụng chệch hướng và tịch thu đó có hại cho  thường dân.

5) Nước chiếm đóng có thể trưng dụng hay sử dụng khác với công dụng  thực sự của các phương tiện này, miễn là phải tiếp tục thực hiện các quy tắc  chung nêu ra ở đoạn 4 và theo các điều kiện đặc biệt sau đây:

a) Nhà cửa hay phương tiện này là cần thiết cho những nhu cầu khác của thường dân;

b) Việc trưng dụng hay sử dụng khác đi như vậy chỉ kéo dài trong thời gian  tồn tại sự cần thiết đó.  

6) Nước chiếm đóng không được trưng dụng hay sử dụng khác với công dụng thực tế hầm trú ẩn danh cho thường dân hay cần thiết cho thường dân.  

           Điều 64. Các tổ chức dân sự về phòng vệ dân sự của các Nước trung lập hay của các Nước khác không tham gia xung đột và các tổ chức quốc tế phối hợp.

1) Các Điều 62, 63, 65 và 66 cũng được áp dụng đối với nhân viên và phương tiện của các tổ chức dân sự về phòng vệ dân sự của các Nước trung lập hay của các Nước khác không tham gia xung đột mà thực hiện các nhiệm vụ phòng vệ dân sự nêu ở Điều 61 trên lãnh thổ của một Bên trong cuộc xung đột, với sự thỏa thuận và dưới sự kiểm soát của Bên đó. Việc thông báo sự giúp đỡ này cho Bên đối phương hữu quan phải được đưa ra ngay khi có thể được. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hoạt động này sẽ không bị coi là can thiệp vào cuộc xung đột. Tuy nhiên, hoạt động này phải được thực hiện trên cơ sở chú ý thích đáng đến quyền lợi an ninh của các Bên trong cuộc xung đột hữu quan.

2) Các Bên trong cuộc xung đột nhận được sự giúp dỡ nêu ở đoạn 1 và cắc Bên ký kết dành cho sự giúp đỡ đó khi cần đến phải tạo thuận lợi cho việc phối hợp quốc tế các hành động phòng vệ dân sự này. Trong trường hợp này, các quy định của Chương này được áp dụng cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền.

3) Trong lãnh thổ bị chiếm đóng, Nước chiếm đóng chỉ có thể loại trừ hay hạn chế các hoạt động của các tổ chức dân sự về phòng vệ dân sự của các Nước trung lập hay các Nước khác không tham gia xung đột và các tổ chức quốc tế phù hơn nếu Nước chiếm đóng có thể đảm bảo việc thực hiện thích đáng các nhiệm vụ phòng vệ dân sự bằng những phương tiện của mình hay các phương tiện của lãnh thổ bị chiếm đóng.

            Điều 65. Chấm dứt việc bảo hộ

1) Việc bảo hộ dành cho các tổ chức phòng vệ dân sự, nhân viên, nhà cửa, hầm trú ẩn và trang bị của các tổ chức đó chỉ có thể chấm dứt nếu các thứ này gây ra hay được sử dụng để gây ra những hành động có hại cho địch ngoài nhiệm vụ của chúng. Tuy nhiên, mỗi khi xảy ra trường hợp đó, việc bảo hộ chỉ chấm dứt sau khi có một sự cảnh cáo ấn định một thời hạn hợp lý để chấm dứt mà không có hiệu quả.

2) Sẽ không bị coi là hành động có hại cho địch:

a) Việc thực hiện các nhiệm vụ phòng vệ dân sự dưới sự lãnh đạo hay giám sát của các nhà đương cục quân sự;

bị Việc nhân viên dân sự của phòng vệ dân sự hợp tác với nhân viên quân sự để thực hiện những nhiệm vụ phòng vệ dân sự hay việc những nhân viên quân sự tham gia vào các tổ chức dân sự về phòng vệ dân sự.

c) Việc thực hiện những nhiệm vụ phòng vệ dân sự có thể ngẫu nhiên làm lợi cho những nạn nhân là nhân viên quân sự, đặc biệt là những người bị loại khỏi vòng chiến đấu.

3) Cũng sẽ không bị coi là hành động có hại cho địch việc các nhân viên dân sự của phòng vệ dân sự mang vũ khí nhẹ cá nhân để duy trì trật tự hay để tự vệ Tuy nhiên, trong các vùng đang diễn ra chiến sự trên bộ hoặc chiến sự có thể diễn ra, các Bên trong cuộc xung đột phải đưa ra những quy định thích hợp để giới hạn các vũ khí này trong phạm vi các vũ khí cầm tay như súng ngắn, súng lục, nhằm để dễ dàng phân biệt giữa nhân viên phòng vệ dân sự và chiến sĩ. Ngay dù nhân viên phòng vệ dân sự mang vũ khí cá nhân hạng nhẹ khác trong các vùng này họ cũng phải được tôn trọng và bảo hộ ngay khi nhận ra họ.

4) Việc các tổ chức phòng vệ dân sự được tổ chức theo kiểu mẫu quân sự cũng như tính chất bắt buộc của nhiệm vụ đòi hỏi đối với các nhân viên của các tổ chức đó cũng sẽ không làm cho tổ chức này và nhân viên của họ bị mất sự bảo hộ của Chương này.

Điều 66. Việc nhận dạng

1) Mỗi Bên trong cuộc xung đột phải cố gắng làm sao để các tổ chức phòng vệ dân sự của mình, nhân viên, nhà cửa và phương tiện của các tổ chức đó có thể được nhận dạng khi nó chỉ được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ phòng vệ dân sự. Các nơi trú ẩn dành cho thường dân phải được nhận dạng theo cách tương tự.

2) Mỗi Bên trong cuộc xung đột cũng phải cố gắng lựa chọn và thực hiện các biện pháp và thủ tục nhận dạng các hầm trú ẩn dân sự cũng như nhân viên, nhà cửa, phương tiện phòng vệ dân sự có mang dấu hiệu phân biệt quốc tế của phòng vệ dân sự.

3) Trong các lãnh thổ bị chiếm đóng và trong các vùng chiến sự đang diễn ra hay có thể diễn ra, nhân viên dân sự phòng vệ dân sự được nhận biết bằng việc sử dụng dấu hiệu phân biệt quốc tế của phòng vệ dân sự và thẻ căn cước chứng nhận quy chế của họ.

4) Dấu hiệu phân biệt quốc tế của phòng vệ dân sự là một hình tam giác đều màu xanh lơ trên nền màu da cam khi nó được sử dụng để bảo hộ các tổ chức phòng vệ dân sự, nhân viên, nhà cửa, phương tiện của các tổ chức đó hay để bảo hộ các nơi trú ẩn dân sự.

5) Ngoài dấu hiệu phân biệt, các Bên trong cuộc xung đột có thể thỏa thuận về việc sử dụng các tín hiệu phân biệt nhằm mục đích nhận dạng các cơ sở phòng vệ dân sự.

6) Việc áp dụng những quy định từ đoạn 1 đến 4 do Chương V của Phụ lục I Nghị định thư này chi phối.

7) Trong thời bình, dấu hiệu nêu ở đoạn 4, với sự thỏa thuận của các nhà đương cục quốc gia có thẩm quyền, có thể được sử dụng với mục đích nhận dạng các cơ sở phòng vệ dân sự.

8) Các Bên tham gia Nghị định thư này và các Bên trong cuộc xung đột phải dùng những biện pháp cần thiết để kiểm soát việc sử dụng dấu hiệu phân biệt quốc tế của phòng vệ dân sự và để phòng ngừa và trừng trị việc làm dụng dấu hiệu đó.

9) Việc nhận dạng nhân viên y tế và tôn giáo, các đơn vị y tế và phương tiện vận tải y tế của phòng vệ dân sự cũng được chi phối bởi Điều 18.

            Điều 67. Thành viên các lực lượng vũ trang và các đơn vị quân sự thuộc các tổ chức phòng vệ dân sự.

1) Những thành viên các lực lượng vũ trang và các đơn vị quân sự thuộc các tổ chức phòng vệ dân sự phải được tôn trọng và bảo hộ với điều kiện:

a) Những nhân viên và các đơn vị này phải thường xuyên thực hiện mọi nhiệm vụ nêu ở Điều 61 và chỉ làm những nhiệm vụ ấy.

bị Nếu đã nhận nhiệm vụ này thì những nhân viên này không được làm những nhiệm vụ quân sự khác trong khi có xung đột.

c) Những nhân viên này phải được phân biệt rõ ràng với những thành viên khác của các lực lượng vũ trang bằng cách mang công khai dấu hiệu phân biệt quốc tế của phòng vệ dân sự, dấu hiệu này phải có độ lớn thích hợp, và những nhân viên này phải có một thẻ căn cước xác nhận quy chế của họ như đã nêu ở Chương V Phụ lục I của Nghị định thư này.

di Những nhân viên và các đơn vị này chỉ được trang bị vũ khí cá nhân loại nhẹ nhằm duy trì trật tự hoặc tự vệ. Những quy định nêu ở đoạn 3 Điều 65 cũng phải được áp dụng trong trường hợp này.

e) Những nhân viên này không trực tiếp tham gia vào chiến sự và họ không được gây ra hay không bị sử dụng để gây ra các hành động có hại cho đối phương, ngoài nhiệm vụ phòng vệ dân sự của họ.

f) Những nhân viên và các đơn vị này thực hiện nhiệm vụ phòng vệ dãn sự của họ chỉ trên lãnh thổ quốc gia của Bên họ.

Việc không tuân thủ những quy định nêu ở khoản e bởi mọi thành viên của các lực lượng vũ trang bị những điều kiện nêu ở khoản a và b ràng buộc thì bị cấm.

2) Những thành viên thuộc nhân viên quân sự phục vụ trong các tổ chức phòng vệ dân sự, nếu họ bị rơi vào tay đối phương thì sẽ là tù binh. Trên lãnh thổ bị chiếm đóng, những nhân viên này có thể được sử dụng làm các nhiệm vụ phòng vệ dân sự trong chừng mực cần thiết nhưng chỉ vì lợi ích của thường dân trong lãnh thổ này, tuy nhiên với điều kiện họ phải tự nguyện nếu việc làm này là nguy hiểm.

3) Nhà cửa và những phương tiện quan trọng và những phương tiện vận tải của các đơn vị quân sự dành cho các tổ chức phòng vệ dân sự phải được đánh dấu rõ ràng bằng dấu hiệu phân biệt quốc tế của phòng vệ dân sự. Dấu hiệu này cũng phải có độ lớn thích hợp.

4) Nhà cửa và phương tiện của các đơn vị quân sự được các tổ chức phòng vệ dân sự sử dụng thường xuyên và chỉ được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ phòng vệ dân sự nếu rơi vào tay đối phương phải do luật chiến tranh chi phối. Tuy nhiên, nhà cửa, phương tiện đó không thể bị sử dụng trái với mục đích của chúng chừng nào mà chúng còn cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ phòng vệ dân sự, ngoại trừ trường hợp có sự cần thiết cấp bách về quân sự, trừ phi đã có những biện pháp được thi hành trước để đáp ứng thích đáng những nhu cầu của thường dân.

PHẦN 11

VIỆC CỨU TRỢ THƯỜNG DÂN

            Điều 68. Phạm vi áp dụng

Những quy định của phần này được áp dung đối với thường dân theo nghĩa của Nghị định thư này và nó bổ sung cho các Điều 23, 55, 59, 60, 61 và 62 và những quy định thích hợp khác của Công ước IV.

            Điều 69. Những nhu cầu chủ yếu trong các lãnh thổ bị chiếm đóng

1) Ngoài những nghĩa vụ nêu ở Điều 55 của Công ước IV về việc cung cấp  lương thực và thuốc men, Nước chiếm đóng cũng phải đảm bảo trong chừng mực  phương tiện của mình và không có sự phân biệt bất lợi nào, việc cung cấp quần áo, trang bị chăn chiếu, phương tiện cư trú khẩn cấp và những tiếp tế thiết yếu khấc"  cho sự tồn tại của thường dân thuộc lãnh thổ bị chiếm đóng và các đồ dùng cần thiết cho thờ có ng.

2) Các hoạt động cứu trợ cho thường dân ở vùng bị chiếm đóng được chi phối bởi các Điều 59, 60, 61, 62, 108, 109, 1 10 và 1 1 1 của Công ước IV cũng như Điều 7 1 của Nghị định thư này và phải được tiến hành ngay.

            Điều 70. Các hoạt động cứu trợ

1) Khi thường dân thuộc lãnh thổ dưới sự kiểm soát của một Bên trong cuộc xung đột, trừ lãnh thổ bị chiếm đóng, bị thiếu thốn về vật chất, lương thực như đã nêu ở Điều 69 thì những hoạt động cứu trợ có tính chất nhân đạo, vô tư và được tiến hành không có sự phân biệt bất lợi nào phải được thực hiện với sự đồng ý của các Bên liên quan đến các hoạt động cứu trợ này. Việc có những hoạt động cứu trợ theo những điều kiện trên không bị coi là can thiệp vào cuộc xung' đột hoặc là có các hành động đối địch. Khi phân phát các đồ cứu trợ này, phải ưu tiên cho trẻ em, phụ nữ có thai hay sản phụ và những bà mẹ đang cho con bú, là những đối tượng được đối xử ưu đãi hay bảo hộ đặc biệt theo Công ước IV' hoặc Nghị định thư này.

2) Các Bên trong cuộc xung đột và mỗi Bên tham gia Nghị định thư phải cho phép và tạo dễ dàng cho việc chuyên chở qua nước họ một cách nhanh chóng và không bị cản trở những đồ tiếp tế, những trang bị và nhân viên cứu trợ được quy định theo phần này, ngay cả khi việc giúp đỡ này là dành cho thường dân của Bên đối phương.

3) Các Bên trong cuộc xung đột và mỗi Bên tham gia Nghị định thư khi cho phép chuyên chở qua nước họ đồ cứu trợ, các thiết bị và nhân viên theo đoạn 2:

a) Có quyền đưa ra những quy định về kỹ thuật đối với việc chuyên chở qua nước họ, kể cả việc kiểm tra;

b) Có thể cho phép việc chuyên chở như vậy với điều kiện là việc phân phối đồ cứu trợ phải được tiến hành dưới sự kiểm soát tại chỗ của một Nước bảo hộ;

c) Không được thay đổi bằng bất kỳ cách nào mục đích sử dụng của các hàng cứu trợ, và cũng không được gây chậm trễ việc chuyển hàng cứu trợ vì lợi ích của thường dân có liên quan, ngoại trừ các trường hợp cần thiết khẩn cấp.

4) Các Bên trong cuộc xung đột phải đảm bảo việc bảo hộ các hàng cứu trợ và tạo thuận lợi cho việc phân phát nhanh chóng các hàng đó.

5) Các Bên trong cuộc xung đột và mỗi Bên tham gia hữu quan tham gia Nghị định thư phải khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phối hợp quốc tế có hiệu quả đối với các hoạt động cứu trợ nêu ở đoạn 1 .

            Điều 71. Nhân viên tham gia các hoạt động cứu trợ

1) Trường hợp cần thiết, việc giúp đỡ hoạt động cứu trợ có thể bao gồm nhân viên cứu trợ, nhất là cho việc vận tải và phân phát các hàng cứu trợ; việc tham gia của nhân viên này phải có sự đồng ý của Bên mà trên lãnh thổ của Bên đó nhân viên này sẽ tiến hành các hoạt động của mình.

2) Những nhân viên này phải được bảo hộ và tôn trọng.

3) Mỗi Bên nhận đồ cứu trợ, trong chừng mực khả năng, phải hỗ trợ cho nhân viên nói ở đoạn 1 thực hiện nhiệm vụ cứu trợ của họ. Các hoạt động của những nhân viên cứu trợ này chỉ có thể bị hạn chế và việc di chuyển của họ chỉ tạm thời bị giới hạn trong trường hợp có sự cần thiết quân sự cấp bách.

4) Trong mọi tình huống, nhân viên cứu trợ không được vượt quá giới hạn nhiệm vụ của họ theo quy định của Nghị định thư này. Nhân viên cứu trợ phải đặc biệt chú trọng những yêu cầu về an ninh của Bên mà trên lãnh thổ bên đó nhân viên này hoạt động. Sứ mệnh của nhân viên cứu trợ có thể bị chấm dứt nếu họ không tôn trọng những điều kiện này.

 

PHẦN III

                       VIỆC ĐỐI XỬ VỚI NHỮNG NGƯỜI THUỘC QUYỀN MỘT BÊN                          

TRONG CUỘC XUNG ĐỘT

Chương 1

Phạm vi áp dụng và việc bảo hộ người và tài sản

Điều 72. Phạm vi áp dụng

Những quy định về phần này nhằm bổ sung cho các quy phạm về bảo hộ nhân đạo đối với thường dân và tài sản có tính chất dân sự thuộc quyền một Bên trong cuộc xung đột nêu trong Công ước IV, đặc biệt trong mục 1 và III, cũng như những quy phạm khác được áp dụng của luật pháp quốc tế chi phối việc bảo hộ các quyền cơ bản của con người trong một cuộc xung đột vũ trang có tính chất quốc tế

Điều 73. Người tị nạn và người không quốc tịch

Những người mà trước khi bắt đầu có xung đột được coi là người không quốc tịch hay người tị nạn theo nghĩa của các văn kiện quốc tế thích hợp được các Bên hữu quan chấp nhận hoặc theo luật pháp của nước nhận hay nước cư trú, trong mọi hoàn cảnh và không có bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào, là những người được  bảo hộ theo nghĩa của các mục I và III của Công ước IV.

               Điều 74. Đoàn tụ các gia đình bị phân tán

Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột, trong  chừng mực có thể được, phải tạo thuận lợi cho việc đoàn tụ các gia đình bị phân  tán vì lý do chiến sự và phải khuyến khích hoạt động của các tổ chức nhân đạo  phụ trách công tác này theo những quy định của các Công ước và Nghị định thư 1 này và theo những quy tắc an ninh của các Bên nêu trên.

            Điều 75. Những bảo đảm cơ bản

1) Trong chừng mực họ bị một tình hình nêu ở Điều 1 của Nghị định thư này tác động, những người thuộc quyền một Bên trong cuộc xung đột mà không được hưởng sự đối xử thuận lợi hơn theo các Công ước và Nghị định thư này phải được đối xử nhân đạo trong mọi tình huống và phải được hướng ít ra là sự bảo hộ nêu ở Điều này mà không có bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hay tín ngưỡng, chính kiến hay những ý kiến khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, hoàn cảnh ra đời hay hoàn cảnh khác hoặc mọi tiêu chuẩn tương tự khác. Mỗi Bên phải phải tôn trọng nhân thân, danh dự, lòng tin và tín ngưỡng tôn giáo của những người này.

2) Các hành động sau đây do những cá nhân dân sự hay quân sự tiến hành bị cấm và phải bị cấm trong mọi lúc và mọi nơi:

a) Xâm phạm đến tính mạng. sức khoẻ thân thể hay tinh thần của con người nhất là:

i) Việc giết hại;

ii) Việc tra tấn dưới mọi hình thức dù là thân thể hay tinh thần;

iii) Các cực hình;

iv) Cắt bỏ các bộ phận của thân thể.

b) Xâm phạm đến nhân phẩm con người, nhất là việc làm nhục, cưỡng bức làm mại dâm và mọi hình thức làm hổ thẹn.

c) Bắt làm con tin;

d) Các cực hình tập thể;

e) Đe dọa tiến hành một trong những hành động kể trên.

3) Mọi người bị bắt, giam giữ hay quản thúc vì các hành động liên quan đến xung đột vũ trang phải được thông báo ngay bằng thứ tiếng mà họ hiểu được về lý do thi hành các biện pháp này. Trừ trường hợp bị bắt giữ hay giam cầm vì một hành vi phạm pháp hình sự, người đó phải được trả tự do trong thời gian ngắn nhất, và trong mọi trường hợp, ngay khi mà những hoàn cảnh chứng minh việc bắt giữ, giam cầm, hay quản thúc đó đã chấm dứt.

4) Không được kết án hay thi hành hình phạt đối với một người bị coi là có hành vi phạm pháp hình sự có liên quan đến cuộc xung đột vũ trang nếu không căn cứ vào phán quyết trước của một tòa án vô tư và được lập ra hợp thức, phán quyết này phải phù hợp với những nguyên tắc tố tụng hợp lệ được thừa nhận rộng rãi bao gồm những bảo đảm như sau:

a) Thủ tục phải quy định mọi bị can phải được thông báo không chậm trễ những chi tiết về tội quy cho họ và phải đảm bảo cho người bị can trước và trong khi bị xét xử mọi quyền và phương tiện cần thiết cho việc bào chữa.

b) Không một ai bị trừng trị về một hành vi phạm pháp nếu không dựa trên cơ sở trách nhiệm hình sự cá nhân;

c) Không một ai sẽ bị buộc tội hoặc bị kết án vì đã có những hành động hoặc những thiếu sót mà không cấu thành một hành vi phạm tội thể theo luật trong nước hay luật quốc tế áp dụng đối với họ, vào lúc mà họ thực hiện những hành động đó. Họ cũng sẽ không phải chịu bất cứ hình phạt nào nặng hơn hình phạt được áp dụng vào lúc sự phạm tội xảy ra. Nếu sau khi phạm tội, luật lệ quy định việc áp dụng một hình phạt nhẹ hơn thì người phạm tội phải được hưởng hình thức đó;

d) Mọi người bị cáo buộc về một hành vi phạm pháp được xem như vô tội cho tới lúc tội trạng của họ được xác định xong một cách hợp pháp;

e) Mọi người bị cáo buộc về hành vi phạm pháp có quyền có mặt lúc xét xử họ;

f) Không một ai bị bắt buộc phải làm chứng chống lại chính mình hay bắt buộc phải tự thú mình là tội phạm;

g) Mọi người bị cáo buộc về hành vi phạm pháp có quyền hỏi hay yêu cầu hỏi những người làm chứng buộc tội và được quyền yêu cầu người làm chứng gỡ tội ra trước Tòa để trả lời, trong những điều kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội;

h) Không một ai có thể bị cùng một Bên tiến hành truy tố hay trừng phạt về một hành vi phạm pháp đã được phán quyết dứt khoát là tha bổng hoặc kết tội theo cùng một đạo luật và cùng một thủ tục tố tụng;

i) Mọi người bị cáo về hành vi phạm pháp có quyền được xét xử công khai;

j) Mọi người bị kết án phải được thông báo vào lúc kết án họ về các quyền tố tụng và các quyền khác cũng như thời gian mà các quyền đó phải được thi hành;

5) Những phụ nữ bị mất tự do vì các lý do liên quan đến xung đột vũ trang phải được giam giữ ở những nơi riêng biệt với đàn ông. Họ phải được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu cả gia đình bị bắt, bị giam giữ hay bộ quản thúc, trong chừng mực có thể được, phải để cho họ được ở cùng nhau.

6) Những người bị bắt, bị giam giữ hay bị quản thúc vì các lý do liên quan đến xung đột vũ trang phải được hưởng sự bảo hộ của điều khoản này cho đến họ được trả tự do vĩnh viễn, được hồi hương hay định cư, ngay cả sau khi chấm do xung đột.

7) Để cho không còn có nghi ngờ gì về việc truy tố và xét xử những người bị coi là phạm tội ác chiến tranh hay phạm tội chống nhân loại, những nguyên tắc sau đây phải được áp dụng:

 a) Những người bị cáo buộc là phạm các tội ác đó phải được đưa ra truy tố và xét xử theo các quy tắc của luật pháp quốc tế được áp dụng,

b) Những người không được hưởng sự đối xử thuận lợi hơn theo các Công ước và Nghị định thư này phải được hưởng sự đối xử của điều khoản này, cho dài những tội bị cáo buộc là những hành vi vi phạm nghiêm trọng hay không đối và các Công ước hoặc Nghị định thư này.

8) Không một quy định nào của thầu khoản này có thể được giải thích để hạn chế hay làm phương hại đến mọi quy định khác thuận lợi hơn dành sự bảo hộ rộng hơn cho những người nêu ở đoạn 1 theo những quy định tương ứng của luật pháp quốc tế.

Chương II

Các biện pháp dành cho những phụ nữ và trẻ em

            Điều 76. Bảo hộ phụ nữ

1) Phụ nữ phải được tôn trọng đặc biệt và phải được bảo hộ nhất là để chống lại sự cưỡng hiếp, buộc làm mại dâm hay mọi hình thức xúc phạm ô nhục khác.

2) Các trường hợp phụ nữ có thai và những bà mẹ có con nhỏ còn phụ thuộc vào mình mà bị bắt, bị giam giữ hay bị quản thúc vì các lý do liên quan đến xung đột vũ trang phải được xem xét ưu tiên tuyệt đối.

 3) Trong chừng mực có thể được, các Bên trong cuộc xung đột phải cốt gắng tránh tuyên án tử hình đối với phụ nữ có thai hay những bà mẹ có con nhỏ còn phụ thuộc mình vì họ đã có hành vi phạm pháp liên quan đến cuộc xung đột  vũ trang. Không được kết án tử hình những phụ nữ vì những hành vi phạm pháp như vậy.

            Điều 77. Bảo hộ trẻ em

l) Trẻ em phải được tôn trọng đặc biệt và phải được bảo hộ chống lại mọi hình thức làm nhục. Các Bên trong cuộc xung đột phải dành cho trẻ em sự chăm sóc và giúp đỡ cần phải có cho lứa tuổi của các em hay mọi lý do khác.

2) Các Bên trong cuộc xung đột phải thi hành mọi biện pháp có thể được trong thực tế để đảm bảo trẻ em dưới 15 tuổi không phải trực tiếp tham gia chiến sự và nhất là không tuyển lựa trẻ em vào các lực lượng vũ trang của mình. Khi thu nhận những trẻ em trên 15 tuổi nhưng lại dưới 18 tuổi, thì các Bên trong cuộc xung đột phải cố gắng ưu tiên thu nhận những em lớn tuổi nhất.

3) Trong các trường hợp ngoại lệ và mặc dù có những quy định của đoạn 2, nếu trẻ em chưa quá 15 tuổi trực tiếp tham gia chiến sự và rơi vào tay Bên đối phương thì các em phải tiếp tục được hưởng sự bảo hộ đặc biệt của điều khoản này, dù các em là tù binh hay không.

4) Nếu bị bắt, giam giữ hay bị quản thúc vì lý do liên quan đến xung đột vũ trang thì trẻ em phải được giam giữ những nơi riêng biệt với người lớn, trừ trường hợp các gia đình ở tập trung như đã nêu ở đoạn 5 Điều 75.

5) Không được kết án tử hình những trẻ chưa đến 18 tuổi vì một hành vi phạm pháp liên quan đến xung đột vũ trang.

Điều 78. Việc sơ tán trẻ em

l) Không một Bên tham gia xung đột nào được tiến hành sơ tán ra nước ngoài những trẻ em không phải là công dân của mình, trừ phi đó là việc sơ tán tạm thời, cần thiết vì lý do khẩn thiết về sức khoẻ hay điều trị y tế cho các trẻ em này, hay trừ trường hợp trên các lãnh thổ bị chiếm đóng phải sơ tán vì an ninh của trẻ em. Trong trường hợp có thể tiếp xúc với cha mẹ hay người đỡ đầu thì việc sơ tán cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của những người này. Nếu không thể tiếp xúc với cha mẹ hay người đỡ đầu thì việc sơ tán chỉ có thể được tiến hành với sự thỏa thuận bằng văn bản của những người mà luật pháp hoặc tập quán giao cho trách nhiệm chính trong việc trông nom trẻ em. Nước bảo hộ phải kiểm soát mọi việc sơ tán này với sự thỏa thuận của các Bên hữu quan, tức là Bên nhận trẻ em và các Bên mà công dân của họ phải sơ tán. Trong mọi trường hợp, tất cả các Bên trong cuộc xung đột phải thi hành mọi biện pháp đề phòng có thể xảy ra trong thực tế để tránh gây phương hại cho việc sơ tán.

2) Khi tiến hành việc sơ tán theo những điều kiện của đoạn 1, việc giáo dục cho mỗi trẻ em sơ tán, kể cả giáo dục tôn giáo và đạo đức như cha mẹ chúng mong muốn, phải được bảo đảm càng liên tục càng tết.

3) Nhằm tạo thuận lợi cho những trẻ em sơ tán theo các quy định của Điều này trở về với gia đình và xứ sở của chúng, các nhà đương cục của Bên đã tiến hành sơ tán và của Nước tiếp nhận, khi phù hợp, phải lập cho mỗi trẻ em một phiếu có kèm theo ảnh gửi cho Trung tâm Tìm kiếm của ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế. Phiếu này, mỗi khi có thể được và nếu không có nguy cơ làm phương hại đến trẻ em, phải ghi những điểm sau đây:

a) Họ của trẻ em;

b) Tên của trẻ em;

c) Giới tính;

d) Ngày và nơi sinh (nếu không rõ ngày sinh thì lấy tuổi áng chừng);

e) Họ, tên cha;

f) Họ, tên mẹ và nếu có thể là tên mẹ lúc còn con gái;

g) những người thân thuộc gần của trẻ em;

h) Quốc tịch của trẻ em;

i) Tiếng mẹ đẻ của trẻ em và mọi tiếng khác mà trẻ em nói được;

j) Địa chỉ gia đình của trẻ em;

k) Số căn cước đã cấp cho trẻ;

l) tình trạng sức khoẻ của trẻ em;

m) Nhóm máu của trẻ em;

n) Những dấu hiệu đặc biệt nếu có;

o) Ngày và nơi tìm thấy trẻ em;

p) Ngày và nơi trẻ em rời đất nước của các em;

q) Tôn giáo của trẻ em nếu có;

r) Địa chỉ hiện tại của trẻ em ở Nước tiếp nhận;

s) Nếu trẻ em chết trước khi trở về thì ghi ngày, nơi và hoàn cảnh bị chết và nơi chôn cất các em.

Chương III

Nhà báo

Điều 79. Các biện pháp bảo hộ nhà báo

1) Các nhà báo làm nhiệm vụ nghề nghiệp nguy hiểm trong các vùng có xung đột vũ trang được coi là những cá nhân dân sự theo nghĩa của đoạn 1 Điều 50.

2) Các nhà báo phải được bảo hộ như vậy theo các Công ước và Nghị định thư này, với điều kiện không tiến hành bất kỳ hành động nào xâm phạm đến quy chế cá nhân dân sự của họ và không làm phương hại đến quyền mà các phóng viên chiến tranh bên cạnh các lực lượng vũ tranh được hưởng theo quy chế ở Điều 4 A.4 của Công ước III.

3) Phóng viên được cấp thẻ căn cước theo mẫu ở Phụ lục II của Nghị định thư này. Thẻ căn cước này phải do chính phủ của lãnh thổ mà những phóng viên đó cư trú hay chính phủ của nơi có cơ quan hay tổ chức báo chí sử dụng những phóng viên đó cấp, thẻ này chứng nhận tư cách phóng viên của người mang thẻ.

MỤC V

VIỆC THI HÀNH CÁC CÔNG ƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH NÀY

PHẦN I – NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 80. Các biện pháp thi hành

l) Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải sử dụng không chậm trễ những biện pháp cần thiết để thi hành các nghĩa vụ của mình như các Công ước và Nghị định thư này quy định.

2) Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải đưa ra lệnh và chỉ thị riêng để đảm bảo việc tôn trong các Công ước và Nghị định thư này và giám sát việc thi hành các Công ước và Nghị định thư này.

            Điều 81. Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ và của các tổ chức nhân đạo

l) Các Bên trong cuộc xung đột phải dành cho ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế mọi sự dễ dàng thuộc quyền của họ để cho phép ủy ban có thể đảm nhận những nhiệm vụ nhân đạo do các Công ước và Nghị định thư này giao cho nhằm đảm bảo việc bảo hộ và giúp đỡ những nạn nhân của các cuộc xung đột; ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cũng có thể tiến hành những hoạt động nhân đạo khác đối với các nạn nhân này với sự thỏa thuận của các Bên trong cuộc xung đột.

2) Các Bên trong cuộc xung đột phải dành cho các tổ chức Chữ thập đỏ (Trăng Lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) của mình mọi sự thuận tiện cần thiết cho việc thực hiện những hoạt động nhân đạo của họ đối với các nạn nhân của cuộc xung đột theo những quy định của các Công ước và Nghị định thư này và theo các nguyên tắc cơ bản của Hội Chữ thập đỏ được đề ra trong các Hội nghị quốc tế Chữ thập đỏ.

3) Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột, trong chừng mực có thể được, phải tạo thuận lợi cho sự giúp đỡ mà các tổ chức Chữ thập đỏ (Trăng Lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) và Hiệp Hội Chữ thập đỏ dành cho các nạn nhân trong các cuộc xung đột, theo những quy định của các Công ước và Nghị định thư này và theo các nguyên tắc cơ bản của Chữ thập đỏ được đề ra trong các Hội nghị quốc tế Chữ thập đỏ.

4) Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải dành càng nhiều càng tết những thuận tiện tương tự như những điều kiện thuận tiện nêu ở các đoạn 2 và 3 cho các tổ chức nhân đạo khác nêu trong các Công ước và Nghị định thư này mà được các nhà đương cục của các Bên hữu quan trong cuộc xung đột cho phép và thực hiện các hoạt động nhân đạo của họ theo những quy định của các Công ước và Nghị định thư này.

            Điều 82. Các cố vấn pháp lý trong các lực lượng vũ trang

Các Bên tham gia Nghị định thư trong mọi lúc, và các Bên trong cuộc xung. đột trong thời kỳ có xung đột, phải chú ý để các cố vấn pháp lý được sẵn sàng khi cần thiết giúp đỡ những người chỉ huy quân sự ở cấp bậc thích hợp trong việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này và trong việc phổ biến thích hợp các Công ước và Nghị định thư này cho các lực lượng vũ trang.

Điều 83. Việc phổ biến.

l) Các Bên tham gia Nghị định thư cam kết phải phổ biến hết sức rộng rãi trong thời bình cũng như trong thời kỳ có xung đột vũ trang, các Công ước và Nghị định thư này trong Nước họ và nhất là áp dụng vào chương trình huấn luyện quân sự và cổ vũ việc giáo dục trong nhân dân làm sao để cho các lực lượng vũ trang và thường dân đều biết được các văn kiện đó.

2) Các nhà chức trách quân sự hay dân sự có trách nhiệm áp dụng các Công ước và Nghị định thư này trong thời kỳ có xung đột phải hiểu đầy đủ nội dung các văn kiện ấy.

Điều 84. Luật áp dụng.

Các Bên tham gia Nghị định thư phải thông báo cho nhau càng nhanh càng tốt qua trung gian của nước lưu chiểu hay qua các Nước bảo hộ, những bản dịch chính thức của Nghị định thư này cũng như các luật lệ, quy tắc mà họ có thể thông qua nhằm bảo đảm để áp dụng Nghị định thư này.

PHẦN II

TRỪNG TRỊ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM

CÁC CÔNG ƯỚC HAY NGHỊ ĐỊNH THƯ NÀY

Điều 85. Trừng trị những hành vi vi phạm Nghị định thư này.

1 ) Những quy định của các Công ước về việc trừng trị những hành vi vi phạm và những hành vi vi phạm nghiêm trọng được bổ sung trong phần này cũng được áp dụng cho việc trừng trị những hành vi vi phạm và những hành vi vi phạm nghiêm trọng Nghị định thư này.

2) Được coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng trong các Công ước và cũng là những hành vi vi phạm nghiêm trọng trong Nghị định thư này nếu chúng được tiến hành chống lại những người thuộc quyền một Bên đối phương được các Điều 44, 45 và 73 của Nghị định thư này bảo hộ, hay chống lại những người bị thương, bị bệnh hay bị đắm tàu của Bên đối phương được Nghị định thư này bảo hộ, hay chống lại nhân viên y tế hay tôn giáo, các đơn vị y tế hay các phương tiện vận tải y tế dưới sự kiểm soát của Bên đối phương và được Nghị định thư này bảo hộ.

3) Ngoài những hành vi vi phạm nghiêm trọng nêu ở Điều 1 1, các hành động sau đây, khi được tiến hành một cách cố ý, vi phạm các quy định tương ứng của Nghị định thư này và gây ra chết chóc hoặc vi phạm nghiêm trọng đến sự toàn vẹn thân thể hay sức khoẻ, được coi là những hành vi vi phạm nghiêm trọng Nghị định thư này:

a) Tấn công thường dân hay những cá nhân dân sự;

b) Tấn công không phân biệt thường dân hay các tài sản có tính chất dân sự, khi biết rằng tấn công như vậy sẽ gây ra thiệt hại về sinh mạng, làm thường dân bị thương hoặc làm thiệt hại tài sản có tính chất dân sự mà những thiệt hại này là quá đáng theo nghĩa của Điều 57, đoạn 2 a khoản đi;

c) Tấn công vào các công trình, thiết bị có chứa đựng sức mạnh nguy hiểm khi biết rằng tấn công như vậy sẽ gây ra những thiệt hại sinh mạng, làm bị thương những cá nhân dân sự hay gây thiệt hại cho các tài sản có tính chất dân sự mà những thiệt hại đó là quá đáng theo nghĩa của Điều 57 đoạn 2 a khoản đi; di Tấn công các địa điểm không có phòng thủ và các khu phi quân sự;

e) Tấn công những người mà biết rằng họ đã bị loại khỏi vòng chiến đấu;

f) Vi phạm Điều 37 khi sử dụng một cách bội tín dấu hiệu phân biệt Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ hay những dấu hiệu bảo hộ khác được các Công ước và Nghị định thư này công nhận.

4) Ngoài những hành vi vi phạm nghiêm trọng nêu trong các đoạn trên và trong các Công ước, những hành động sau đây được coi là những hành vi vi phạm nghiêm trọng trong Nghị định thư khi chúng được tiến hành một cách cố ý và vi phạm các Công ước và Nghị định thư này:

a) Nước chiếm đóng di chuyển một phần thường dân của mình vào trong lãnh thổ mà mình chiếm đóng hay đưa đi đày hoặc di chuyển bên trong hay đưa ra ngoài lãnh thổ bị chiếm đóng toàn bộ hay một phần nhân dân của lãnh thổ này, vi phạm Điều 49 của Công ước IV.

b) Mọi chậm trễ mà không có lý do trong việc hồi hương tù binh hay thường dân;

c) Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc và những hành động vô nhân đạo đê tiện khác dựa trên cơ sở phân biệt chủng tộc dẫn đến việc xúc phạm nhân phẩm con người;

d) Việc tiến hành các cuộc tấn công vào những đền đài lịch sử, các công trình nghệ thuật hay những nơi thờ có ng được nhận thấy một cách rõ ràng, tạo nên di sản văn hóa hay tinh thần của các dân tộc và được bảo hộ đặc biệt theo thỏa thuận riêng, thí dụ như trong khuôn khổ của một tổ chức quốc tế có thẩm quyền, mà những cuộc tấn công đó gây ra sự tàn phá trên quy mô lớn khi mà không có bằng chứng nào về sự vi phạm của đối phương đối với Điều 53, khoản b và khi mà những di tích lịch sử, những công trình nghệ thuật và những nơi thờ có ng nói trên không ở gần sát những mục tiêu quân sự;

e) Việc tước đoạt quyền được xét xử hợp lệ và vô tư đối với một người được các Công ước hay đoạn 2 của Điều này bảo hộ.

5) Với điều kiện áp dụng các Công ước và Nghị định thư này, những hành vi vi phạm nghiêm trọng các văn kiện này bị coi là tội ác chiến tranh.

Điều 86. Các thiếu sót

l) Các Bên tham gia Nghị định thư này và các Bên trong cuộc xung đột phải trừng trị những hành vi vi phạm nghiêm trọng và thi hành những biện pháp cần thiết để chấm dứt mọi sự vi phạm khác đối với các Công ước hay Nghị định thư này do việc không hành động trái với nghĩa vụ phải hành động.

2) Việc vi phạm các Công ước hay Nghị định thư này do nhân viên cấp dễ gây ra không miễn trách nhiệm hình sự hay kỷ luật của những người cấp trên, tuỳ trường hợp, nếu cấp trên của người đó biết hay có những thông tin để kết luận rằng trong hoàn cảnh của lúc hành động, cấp dưới của họ đã có hoặc sắp có hành động vi phạm như vậy, và nếu họ không dùng tất cả mọi biện pháp thực tế có thể làm được trong phạm vi quyền hạn của họ để ngăn chặn hay trừng trị sự vi phạm đó.

            Điều 87. Nhiệm vụ của người chỉ huy

l) Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải giao cho những người chỉ huy quân sự ngăn chặn những nhân viên của các lực lượng vũ trang do mình chỉ huy và những người khác dưới thẩm quyền của mình không gây ra những hành vi vi phạm các Công ước và Nghị định thư này và nếu cần thiết thì trừng trị hoặc tố cáo những nhân viên đó trước các nhà đương cục có thẩm quyền.

2) Nhằm ngăn chặn và trừng trị các vi phạm, các Bên tham gia Nghị đin thư này và các Bên trong cuộc xung đột phải đòi hỏi những người chỉ huy, túc theo mức độ trách nhiệm của họ, đảm bảo rằng các thành viên trong các lực lượng vũ trang đặt dưới sự chỉ huy của họ đã biết rõ trách nhiệm của họ theo các Cô ước và Nghị định thư này.

3) Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải đòi hỏi mọi người chỉ huy khi mà họ đã biết được người cấp dưới hay những nghỉ khác dưới quyền của họ, sắp hay đã có hành vi vi phạm các Công ước và Nghị định thư này, phải thi hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn những sự vi phạm như vậy đối với các Công ước và Nghị định thư này, và khi thích hợp, dùng biện pháp kỷ luật hay hình sự đối với những người vi phạm. 

            Điều 88. Hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự.

1 ) Các Bên tham gia Nghị định thư phải hỗ trợ nhau ở mức độ rộng rãi như trong mọi thủ tục liên quan đến các vụ vi phạm nghiêm trọng các Công ước và Nghị định thư này.

2) Ngoài các quyền và nghĩa vụ do các Công ước và đoạn 1 Điều 85 của Nghị định thư này quy định, và khi hoàn cảnh cho phép, các Bên tham gia Nghị định thư phải hợp tác với nhau về sự dẫn độ. Các Bên tham gia Nghị định thư phải xem xét thỏa đáng yêu cầu của Nước mà nơi đó hành vi vi phạm được cho là xảy ra.

3) Trong mọi trường hợp, luật được áp dụng là luật của nước tham gia Nghị định thư yêu cầu. Tuy nhiên, những quy định của các đoạn trên không làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ trong các quy định của tất cả các hiệp ước khác dù là song phương hay đa phương, chi phối hay sẽ chi phối toàn bộ hay một phần lĩnh vực hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề về hình sự.

Điều 89. Sự hợp tác

Trong các trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng các Công ước và Nghị định thư này, các Bên tham gia Nghị định thư cam kết hành động phối hợp cũng như riêng biệt, bằng cách hợp tác với Liên hợp quốc và theo Hiến chương Liên hợp quốc.

Điều 90. Ủy ban Quốc tế xác lập sự kiện

1 ) a) Sẽ thành lập ủy ban Quốc tế xác lập sự kiện, sau đây gọi là "ủy ban" gồm 15 thành viên có đạo đức cao và được công nhận là không thiên vị.

b) Khi có ít ra là 20 nước tham gia Nghị định thư thỏa thuận chấp nhận thẩm quyền của ủy ban theo đoạn 2 và sau này cứ 5 năm một lần nước lưu chiểu phải triệu tập một cuộc họp đại diện của các Nước tham gia Nghị định thư nói trên nhằm bầu ra các thành viên của ủy ban. Trong cuộc họp này, các thành viên của ủy ban phải được bầu chọn bằng phiếu kín từ một danh sách được lập ra bằng cách mỗi Nước này có thể đề nghị một người.

c) Các thành viên của ủy ban làm việc với danh nghĩa cá nhân và thực hiện quyền hạn của mình cho đến khi bầu các thành viên mới ở kỳ họp sau.

d) Khi bầu cử, các Bên tham gia Nghị định thư phải đảm bảo rằng mỗi người được bầu vào ủy ban phải có đủ năng lực đòi hỏi và các khu vực địa lý được đại diện một cách hợp lý trong ủy ban.

e) Trường hợp có ghế bỏ trống, ủy ban phải chọn nhân sự thay thế ghế đó, nhưng phải chú ý thích đáng đến quy định của những khoản trên.

f) Nước lưu Chiều phả; dành cho ủy ban những sự phục vụ hành chính cần thiết để ủy ban thực hiện chức năng của mình.

2) a) Khi ký kết, phê chuẩn hay gia nhập Nghị địa thư này hoặc vào bất kỳ thời điểm nào sau này, các Bên tham gia Nghị định thư có thể tuyên bố đương nhiên thừa nhận thẩm quyền của ủy ban về việc điều tra các luận cứ mà Bên khác đưa ra, như điều khoản này đã cho phép, mà không cần thỏa thuận đặc biệt nào và một Bên khác có chấp nhận cùng một nghĩa vụ.

b) Những tuyên bố nêu trên đây phải được trao cho nước lưu chiểu và nước lưu chiểu phải gửi bản sao cho các Bên tham gia Nghị định thư.

c) ủy ban phải có thẩm quyền:

i) Điều tra mọi sự kiện được cho là hành vi vi phạm nghiêm trọng theo nghĩa các Công ước và Nghị định thư này hay sự vi phạm nghiêm trọng khác đối với các Công ước và Nghị định thư này;

ii) Tạo thuận lợi bằng cách làm môi giới cho việc tuân thủ trở lại những quy định của các Công ước và Nghị định thư này; 

d) Trong hoàn cảnh khác, ủy ban chỉ phải mở cuộc điều tra theo lời yêu cầu của một Bên trong cuộc xung đột với sự thỏa thuận của Bên kia hay của các Bên hữu quan khác; 

e) Ngoài những quy định trên của đoạn này, các quy định của các Điều 52 của Công ước I, Điều 53 của Công ước II, Điều 132 của Công ước III và Điều 149 của Công ước IV vẫn được áp dụng cho mọi sự vi phạm được nêu ra đối với các Công ước và cũng được áp dụng cho mọi sự vi phạm nêu ra đối với Nghị định thư này.

3) a) Trừ phi các Bên hữu quan có một thỏa thuận chung theo cách khác, . mọi cuộc điều tra phải do một ban điều tra gồm bảy thành viên sau đây tiến hành: .

i) Năm thành viên của ủy ban không phải là công dân của bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột phải do Chủ tịch ủy ban chỉ định dựa trên cơ sở của sự dại diện hợp lý của các khu vực địa lý, sau khi đã tham khảo với các Bên trong cuộc xung đột.

ii) Hai thành viên đặc biệt (ad hoc) không phải là công dân của bất kỳ Bên nào trong cuộc xung đột, mỗi thành viên này phải do một Bên hữu quan chỉ định.

b) Ngay khi nhận được yêu cầu diều tra, Chủ tịch ủy ban phải ấn định thời hạn thích hợp để thành lập ban điều tra. Nếu ít nhất một trong hai thành viên đặc biệt không được chỉ định trong thời hạn ấn định thì Chủ tịch phải tiến hành ngay vực chỉ định hay những sự chỉ định cần thiết để bổ sung thành phần của Ban điều tra.

4) a) Ban điều tra được thành lập theo quy định của đoạn 3 nhằm tiến hành điều tra sẽ yêu cầu các Bên trong cuộc xung đột hỗ trợ cho việc điều tra và đưa ra những bằng chứng. Ban điều tra có thể tìm kiếm những bằng chứng khác mà thấy là thích hợp và tiến hành điều tra tại chỗ.

b) Những yếu tố của bằng chứng phải được thông báo cho các Bên hữu quan và các Bên này có quyền trình bày những nhận xét của mình trước ủy ban.

c) Mỗi Bên hữu quan có quyền thảo luận về các bằng chứng.

5) a) ủy ban phải trình bày trước các Bên hữu quan một báo cáo về kết quả điều tra của Ban điều tra với những kiến nghị mà ủy ban xem là thích hợp.

b) Nếu ban điều tra không thể thu nhập được các bằng chứng đủ để làm cơ sở cho những kết luật khách quan và vô tư, ủy ban phải trình bày lý do của sự bất lực này.

c) ủy ban phải không thông báo công khai những kết luật của mình trừ phi tất cả các Bên trong cuộc xung đột yêu cầu.

6) ủy ban phải lập ra nội quy của mình, kể cả những quy tắc về Chủ tịch của ủy ban và các Ban điều tra. Nội quy này phải dự kiến rằng các chức năng của Chủ tịch ủy ban sẽ được thực hiện mọi lúc, rằng trong khi điều tra các chức năng này phải do một người không phải là công dân của một Bên trong các Bên cuộc xung đột thực hiện.

7) Những chi phí về hành chính của ủy ban phải được đảm bảo bằng sự đóng góp của các Bên tham gia Nghị định thư đã có tuyên bố nêu ở đoạn 2 và bằng những đóng góp tự nguyện. Bên hay các Bên trong cuộc xung đột có lời yêu cầu điều tra phải ứng trước số tiền cần thiết để chi phí cho hoạt động của một Ban điều tra và sẽ được Bên hay các Bên là đối tượng của điều tra hoàn lại tới mức 50% chi phí của Ban. Nếu có những luận cứ trái ngược nhau được nêu ra với Ban điều tra, mỗi Bên phải ứng trước 50% số tiền cần thiết.

Điều 91. Trách nhiệm

Bên trong cuộc xung đột vi phạm những quy định của các Công ước hay Nghị định thư này sẽ phải bồi thường nếu vi phạm đó xảy ra. Bên đó phải chịu trách nhiệm về mọi hành động mà những người thuộc lực lương vũ trang của mình gây ra.

MỤC  IV

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 92. Ký kết

Nghị định thư này sẽ để ngỏ cho các Bên tham gia các Công ước ký 6 tháng sau khi ký biên bản cuối cùng và sẽ để ngỏ trong thời gian là 12 tháng.

Điều 93. Phê chuẩn

Nghi định thư này phải được phê chuẩn càng sớm càng tết. Các văn kiện phê chuẩn lưu chiểu tại Hội đồng Liên bang Thụy S là nước lưu chiểu các Công ước. Điều 94. Gia nhập

Nghị định thư này sẽ để ngỏ cho tất cả các Bên tham gia các Công ước mà không ký Nghị định thư này gia nhập. Các văn kiện gia nhập sẽ được lưu chiểu tại nước lưu chiểu.

Điều 95. Việc có hiệu lực

1 ) Nghị định thư này sẽ có hiệu lực 6 tháng sau khi nộp lưu chiểu hai văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập.

2) Đối với mỗi Bên tham gia các Công ước mà sẽ phê chuẩn hay gia nhập Nghị định thư về sau này, Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ khi Bên đó nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hay gia nhập của mình.

            Điều 96. Những mối quan hệ có tính chất Công ước ngay khi Nghị định thư này có hiệu lực

1) Khi các Bên tham gia các Công ước cũng là các Bên tham gia Nghị định thư này, thì các Công ước được áp dụng cùng với các điều khoản được bổ sung trong Nghị định thư này.

2) Nếu một Bên trong cuộc xung đột không bị Nghị định thư này ràng buộc thì các Bên tham gia Nghị định thư vẫn bị Nghị định thư này ràng buộc trong quan hệ giữa họ với nhau. Ngoài ra các Bên sẽ bị Nghị định thư này ràng buộc với Bên nói trên nếu Bên đó chấp nhận và áp dụng những quy định của Nghị định thư này.

3) Nhà đương cục đại diện cho một dân tộc tiến hành cuộc xung đột vũ trang có tính chất đã nêu ở đoạn 4 Điều 1 chống lại một Bên tham gia Nghị định thư có thể cam kết áp dụng các Công ước và Nghị định thư này trong cuộc xung đột đó bằng cách gửi một tuyên bố đơn phương cho nước lưu chiểu. Sau khi nước lưu chiểu đã nhận được tuyên bố, thì tuyên bố đó sẽ có những hiệu lực sau đây đối với cuộc xung đột:

a) Các Công ước và Nghị định thư này lập tức có hiệu lực đối với nhà đương cục nói trên với tư cách là một Bên trong cuộc xung đột.

b) Nhà đương cục nói trên thực hiện những quyền hạn đồng thời cũng đảm nhận những nghĩa vụ y như một Bên tham gia các Công ước và Nghị định thư này, và

c) Các Công ước và Nghị định thư này ràng buộc một cách bình đẳng tất cả các Bên trong cuộc xung đột.

Điều 97. Việc sửa đổi

l) Mỗi Bên tham gia Nghị định thư có thể đề nghị những sửa đổi Nghị định thư này. Văn bản dự thảo sửa đổi phải gửi cho nước lưu chiểu và sau khi tham khảo ý kiến toàn bộ các Bên tham gia Nghị định thư và ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, nước lưu chiểu phải quyết định có nên triệu tập một hội nghị để xem xét những sửa đổi được đề nghị không.

2) Nước lưu chiểu phải mời các Bên tham gia Nghị định thư cũng như các Bên tham gia các Công ước dù ký hay không ký Nghị định thư này, tham gia hội nghị đó.

Điều 98. Sửa đổi Phụ lục I

1) Chậm nhất là 4 năm sau khi Nghị định thư này có hiệu lực và sau này theo những thời hạn ít ra là 4 năm một lần, ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế phải tham khảo các Bên tham gia Nghị định thư về Phụ lục I của Nghị định thư này, và nếu thấy cần thiết, có thể đề nghị triệu tập một cuộc họp các chuyên gia kỹ thuật nhằm xem xét lại Phụ lục I của Nghị định thư này, và đề nghị những sửa đổi mong muốn. Trừ phi trong vòng 6 tháng sau khi đã thông báo cho các Bên tham gia Nghị định thư, một đề nghị về một cuộc họp như vậy mà 1/3 các Bên này chống lại ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế phải triệu tập cuộc họp đó và cũng phải mời những quan sát viên của các tổ chức quốc tế hữu quan dự họp. Một cuộc họp như thế cũng phải được ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế triệu tập vào bất cứ lúc nào theo đề nghị của 1/3 các Bên tham gia Nghi định thư.

2) Nước lưu chiểu phải triệu tập một hội nghị gồm các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên tham gia các Công ước để xem xét những bổ sung do cuộc họp các chuyên gia kỹ thuật đề nghị, nếu như sau cuộc họp đó, ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế hay 1/3 các Bên tham gia Nghị định thư yêu cầu.

3) Những bổ sung cho Phụ lục I có thể do hội nghị này thông qua với đa số 2/3 các Bên tham gia Nghị định thư có mặt và bỏ phiếu.

4) Nước lưu chiểu phải thông báo cho các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên tham gia các Công ước mọi sửa đổi đã được thông qua như vậy. Việc bổ sung sẽ coi như được chấp nhận sau khi hết thời gian một năm kể từ ngày có thông báo, trừ phi nếu trong thời gian đó có tuyên bố không chấp nhận bổ sung của ít nhất là 1/3 các Bên tham gia Nghị định thư, thông báo cho nước lưu chiểu.

5) Một bổ sung được coi là được chấp nhận theo đoạn 4 sẽ có hiệu lực 3 tháng sau khi có sự chấp nhận của tất cả các Bên tham gia Nghị định thư, trừ các Bên tuyên bố không chấp nhận theo đoạn này. Mọi Bên tuyên bố như vậy có thể rút lại tuyên bố đó bất cứ lúc nào, và trong trường hợp đó, điều bổ sung sẽ có hiệu lực đối với Bên này 3 tháng sau khi rút lại tuyên bố.

6) Nước lưu chiểu phải thông báo cho các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên tham gia các Công ước việc có hiệu lực của mọi sửa đổi, các Bên bị ràng buộc bởi sửa đổi đó, ngày có hiệu lực đối với mỗi Bên, những tuyên bố không chấp nhận theo đoạn 4 và rút lại những tuyên bố như vậy.

Điều 99. Bãi bỏ

l) Trong trường hợp một Bên tham gia Nghị định thư bãi bỏ Nghị định thư này, việc bãi bỏ chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ khi nhận được văn kiện bãi bỏ. Tuy nhiên nếu hết một năm, Bên bãi bỏ bị rơi vào tình huống nêu ở Điều 1, thì hiệu lực của việc bãi bỏ phải bị hoãn lại cho đến khi chấm dứt xung đột vũ trang hay sự chiếm đóng và trong mọi trường hợp, chừng nào mà việc trả lại tự do vĩnh viễn và hồi hương hay định cư những người được Công ước hay Nghị định thư này bảo hộ chưa hoàn tất.

2) Việc bãi bỏ phải được thông báo bằng văn bản cho nước lưu chiểu và nước lưu chiểu sẽ thông báo cho tất cả các Bên tham gia Nghị định thư thông báo đó.

3) Việc bãi bỏ chỉ có hiệu lực đối với Bên tuyên bố bãi bỏ.

4) Không có sự bãi bỏ nào theo như Điều 1 có thể ảnh hưởng đến những nghĩa vụ liên quan đến cuộc xung đột vũ trang mà Bên bãi bỏ đã đảm nhận theo tinh thần của Nghị định thư này đối với mọi hành động xảy ra trước khi việc tuyên bố bãi bỏ này có hiệu lực.

Điều 100. Thông báo

Nước lưu chiểu phải thông báo cho các Bên tham gia Nghị định thư cũng như các Bên tham gia các Công ước dù ký hay không ký Nghị định thư này:

a) Các nước đã ký vào Nghị định thư này và các văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập đã lưu chiểu theo Điều 93 và 94,

b) Ngày tháng Nghị định thư này có hiệu lực theo Điều 95,

c) Những thông báo và tuyên bố nhận được theo các Điều 84, 90, 97,

d) Những tuyên bố nhận được theo đoạn 3 Điều 96 mà phải được thông báo bằng những cách thức nhanh nhất,

e) Những sự bãi bỏ được thông báo theo Điều 99.

Điều 101. Việc đăng ký

l) Sau khi có hiệu lực, Nghị định thư này phải được Nước lưu chiểu gửi cho Ban Thư ký Liên hợp quốc để đăng ký và công bố theo Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc.

2) Nước lưu chiểu phải thông báo cho Ban Thư ký Liên hợp quốc mọi văn kiện phê chuẩn, gia nhập và bãi bỏ đối với Nghị định thư này mà họ có thể nhận được

Điều 102. Các văn bản chính thức

Bản gốc của Nghị định thư này mà các văn bản bằng các thứ tiếng Anh, A rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp và Nga, đều là văn bản chính thức phải được lưu chiểu và nước lưu chiểu phải gửi các bản sao hợp thức cho tất cả các Bên tham gia Công ước.

 

Drupal theme by Adaptivethemes - Design by Kodamera