- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI VÀ BẢO VỆ QUYỀN LẬP HỘI, 1948
Đăng bởi honeyquyen lúc T6, 10/21/2011 - 11:38
Tên tiếng Anh
Ngày thông qua
09/07/1948
Văn bản tiếng Việt
CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI VÀ BẢO VỆ QUYỀN LẬP HỘI, 1948
(Công ước số 87 ILO)
(Thông qua ngày 9/7/1948 trong phiên họp toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế, kỳ họp thứ 31. Có hiệu lực từ ngày 4/7/1950, theo Điều 15).
Phiên họp toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Sau khi được triệu tập tại San Francisco bởi Cơ quan quản lý của Văn phòng Lao động quốc tế, và gặp gỡ tại kỳ họp thứ 31 vào ngày 17/6/1948;
Đã quyết định thông qua, dưới hình thức Công ước, một số đề xuất liên quan tới quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội - nội dung thứ 7 trong chương trình nghị sự của kỳ họp;
Xét thấy Lời mở đầu Hiến chương của Tổ chức Lao động quốc tế tuyên bố “công nhận quyền tự do lập hội” là một phương tiện củng cố điều kiện lao động và thiết lập hòa bình;
Xét thấy Tuyên bố Philadelphia tái khẳng định rằng “tự do biểu đạt và tự do lập hội là thiết yếu đối với tiến bộ bền vững”;
Xét thấy Hội nghị lao động quốc tế, kỳ họp thứ 30, đã thống nhất thông qua những nguyên tắc đóng vai trò nền tảng cho quy định quốc tế;
Cân nhắc rằng Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, tại kỳ họp thứ 2, đã tán thành những nguyên tắc này và yêu cầu Tổ chức Lao động quốc tế tiếp tục nỗ lực để nó có thể thông qua một hay một vài Công ước quốc tế;
Lựa chọn ngày 9/7/1948 là ngày thông qua Công ước dưới đây với tên gọi Công ước về tự do lập hội và Bảo vệ quyền lập hội, năm 1948:
PHẦN I: TỰ DO LẬP HỘI
Điều 1.
Mỗi thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế đều phải cam kết trao hiệu lực cho những điều khoản dưới đây của Công ước này.
Điều 2.
Người lao động và người sử dụng lao động, không bị phân biệt về bất cứ yếu tố gì, đều có quyền thành lập, chỉ phải tuân theo các quy định tổ chức liên quan, và gia nhập các tổ chức mà họ tự lựa chọn mà không cần phải xin phép trước.
Điều 3.
1. Tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động có quyền thảo ra Hiến chương và điều lệ, hoàn toàn tự do lựa chọn đại diện, tổ chức hành chính và các hoạt động, cũng như lập chương trình.
2. Các cơ quan công quyền phải kiềm chế bất cứ can thiệp nào mà có thể hạn chế quyền này hay ngăn cản việc thực thi quyền này theo pháp luật.
Điều 4.
Các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động không thể bị giải tán hay tạm ngưng hoạt động bởi cơ quan hành chính.
Điều 5.
Các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động có quyền thành lập và tham gia liên đoàn và liên minh, và bất cứ tổ chức, liên đoàn hay liên minh nào như vậy đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.
Điều 6 .
Những quy định của các Điều 2, 3 và 4 ở đây áp dụng đối với cả các liên đoàn và liên minh của tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động.
Điều 7.
Việc có tư cách pháp nhân của các tổ chức, liên đoàn, và liên minh của người lao động và người sử dụng lao động không phụ thuộc vào các điều kiện về tư cách pháp nhân mà có thể hạn chế việc thi hành các quy định của Điều 2, 3, và 4 kể trên.
Điều 8.
1. Trong khi thực hiện các quyền mà Công ước này nêu ra, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như các thể nhân hay các đoàn thể có tổ chức khác, cần tôn trọng pháp luật của quốc gia sở tại.
2. Luật của quốc gia sở tại cũng không thể hạn chế, hay áp dụng theo cách hạn chế những bảo đảm mà Công ước này nêu ra.
Điều 9.
1. Mức độ bảo đảm mà Công ước này đưa ra áp dụng cho lực lượng vũ trang và cảnh sát sẽ do pháp luật và các quy định quốc gia xác định.
2. Theo nguyên tắc nêu trong đoạn 8 Điều 19 của Hiến chương Tổ chức Lao động quốc tế, việc phê chuẩn Công ước này của bất cứ Thành viên nào sẽ không ảnh hưởng tới các quy định pháp luật, phán quyết, tập quán hay thỏa thuận hiện hành mà trên cơ sở đó các thành viên của lực lượng vũ trang hay cảnh sát có thể hưởng bất cứ quyền nào do Công ước này bảo đảm.
Điều 10.
Trong Công ước này thuật ngữ “tổ chức” nói đến bất kỳ tổ chức nào của người lao động hay người sử dụng lao động mà xúc tiến và bảo vệ quyền lợi của người lao động hoặc người sử dụng lao động.
PHẦN II: BẢO VỆ QUYỀN LẬP HỘI
Điều 11.
Mỗi thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà Công ước này có hiệu lực đều phải cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp để đảm bảo cho người lao động và người sử dụng lao động có thể tự do thực hiện quyền lập hội.
PHẦN II: BẢO VỆ QUYỀN LẬP HỘI
Điều 12 .
1. Về các vùng lãnh thổ được liệt kê tại Điều 35 Văn kiện sửa đổi Hiến chương của Tổ chức Lao động quốc tế năm 1946, ngoại trừ các vùng lãnh thổ được nhắc đến tại đoạn số 4 và 5 của điều khoản đã sửa đổi nói trên, thành viên nào của Tổ chức mà phê chuẩn Công ước này thì phải liên lạc với Chánh Văn phòng Lao động quốc tế sớm nhất có thể sau khi phê chuẩn với một bản tuyên bố nói đến:
a. Các vùng lãnh thổ mà Thành viên đó cam kết thực hiện y nguyên không sửa đổi các điều khoản trong Công ước này;
b. Các vùng lãnh thổ mà Thành viên cam kết áp dụng có sửa đổi các quy định trong Công ước, kèm theo chi tiết về những sửa đổi nói trên;
c. Các vùng lãnh thổ mà Công ước này không thể áp dụng được và trong trường hợp như vậy phải đưa ra lý do tại sao Công ước không thể được áp dụng;
d. Các vùng lãnh thổ mà Thành viên đó bảo lưu quyết định của mình.
2. Những cam kết được nói tới trong đoạn văn phụ (a) và (b) của đoạn 1 điều này sẽ là phần không thể thiếu khi phê chuẩn, và sẽ có hiệu lực theo phê chuẩn.
3. Bất kỳ thành viên nào đều có thể vào bất cứ thời điểm nào hủy bỏ toàn bộ hay một phần của bất kỳ bảo lưu nào trong tuyên bố gốc của nó trên cơ sở các đoạn phụ (b), (c), hay (d) của đoạn 1 điều này.
4. Bất cứ thành viên nào đều có thể, vào bất cứ thời điểm nào khi Công ước này bị bãi bỏ phù hợp với các quy định của điều 16, chuyển cho Chánh Văn phòng Lao động quốc tế bản tuyên bố sửa đổi về bất cứ khía cạnh nào của các điều khoản trong bất cứ tuyên bố nào trước đó và xác định vị trí hiện tại của nó khi nói tới các vùng lãnh thổ như nó đã liệt kê cụ thể.
Điều 13.
1. Khi chủ đề Công ước này nằm trong phạm vi quyền tự trị của bất kỳ vùng lãnh thổ thuộc địa nào, thành viên chịu trách nhiệm quan hệ đối ngoại của vùng lãnh thổ đó phải, được sự đồng ý của chính quyền của vùng lãnh thổ đó, giao cho Chánh Văn phòng Lao động quốc tế một bản tuyên bố chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước này thay mặt cho vùng lãnh thổ đó.
2. Bản tuyên bố chấp nhận nghĩa vụ của Công ước có thể được chuyển tới Chánh Văn phòng Lao động quốc tế:
a. Bởi hai hoặc nhiều hơn hai thành viên của Tổ chức nếu vùng lãnh thổ nằm dưới sự quản lý chung của họ; hoặc
b. Bởi bất cứ cơ quan quốc tế nào chịu trách nhiệm về hành chính của bất kỳ lãnh thổ nào, dựa trên quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc hay nếu không thì, về bất cứ vùng lãnh thổ nào tương tự.
3. Tuyên bố chuyển cho Chánh Văn phòng Lao động quốc tế phù hợp với nội dung các đoạn văn phía trên của điều này phải nói rõ về việc các quy định trong Công ước được áp dụng nguyên vẹn hay có điều chỉnh; và nếu có điều chỉnh thì phải nêu chi tiết những nội dung điều chỉnh đó.
4. Thành viên, các thành viên hay tổ chức quốc tế có liên quan có thể bác bỏ tất cả hay một phần quyền đưa ra bất cứ sự chỉnh sửa nào vào bất kỳ thời điểm nào bằng một tuyên bố sau đó.
5. Thành viên, các thành viên hay tổ chức quốc tế có liên quan có thể, vào bất cứ lúc nào khi Công ước này có thể bị bãi bỏ theo Điều 16, chuyển cho Chánh Văn phòng Lao động quốc tế một bản tuyên bố sửa đổi bất kỳ khía cạnh nào của các điều khoản trong bất kỳ tuyên ngôn nào trước đó và nêu vị trí hiện tại của thành viên này trong việc áp dụng Công ước.
PHẦN IV: CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI
Điều 14.
Việc phê chuẩn chính thức Công ước này phải được thông báo tới Chánh Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký.
Điều 15.
1. Công ước này ràng buộc với những thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà đã đăng ký phê chuẩn với Chánh Văn phòng Lao động quốc tế.
2. Công ước này sẽ có hiệu lực 12 tháng sau ngày văn bản phê chuẩn của hai thành viên được đăng ký với Chánh Văn phòng.
3. Sau đó, Công ước này sẽ có hiệu lực với bất cứ thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của nó được đăng ký.
Điều 16.
1. Thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này cũng có quyền bãi bỏ nó sau 10 năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực lần đầu tiên, bằng cách thông báo bằng văn bản với Chánh Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký bãi ước. Việc bãi bỏ này chỉ có hiệu lực 1 năm sau ngày đăng ký.
2. Thành viên đã phê chuẩn Công ước này mà, trong phạm vi một năm sau thời hạn 10 năm được nhắc tới ở đoạn văn trên, không thực hiện quyền bãi ước được nêu trong điều này thì thành viên đó sẽ phải tiếp tục tham gia Công ước này trong thời hạn 10 năm tiếp theo, và sau đó mới có thể bãi bỏ Công ước này khi hết mỗi thời hạn 10 năm dựa trên những điều khoản quy định trong điều này.
Điều 17.
1. Chánh Văn phòng Lao động quốc tế phải thông báo cho tất cả thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế về việc đăng ký các thông báo phê chuẩn, các tuyên bố và các thông báo bãi ước mà các thành viên của Tổ chức đã chuyển tới.
2. Khi thông báo với các thành viên về việc đăng ký văn bản phê chuẩn thứ hai mà mình nhận được, Chánh Văn phòng phải lưu ý các thành viên của Tổ chức về ngày mà Công ước sẽ có hiệu lực.
Điều 18.
Chánh Văn phòng Lao động quốc tế phải chuyển cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc để đăng ký, theo Điều 102 Hiến chương Liên Hợp Quốc, đầy đủ chi tiết về tất cả thông báo phê chuẩn, tuyên bố, và hành động bãi ước mà ông ta đã đăng ký phù hợp với quy định của các điều khoản ở trên.
Điều 19.
Cứ 10 năm một lần, sau khi Công ước này hết hiệu lực, cơ quan quản lý của Văn phòng Lao động quốc tế phải trình lên Hội nghị toàn thể bản báo cáo về tình hình thực hiện Công ước và cân nhắc việc nên hay không nên đưa yêu cầu sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước vào chương trình nghị sự của phiên họp.
Điều 20.
1. Nếu Hội nghị thông qua một Công ước mới sửa lại Công ước này toàn bộ hay một phần, trừ khi Công ước mới quy định khác, nếu không thì:
a. Việc một thành viên phê chuẩn Công ước mới đã sửa đổi cũng đồng nghĩa với việc ngay lập tức bãi bỏ Công ước này, không tính đến các quy định của Điều 16 nêu trên, nếu và khi Công ước mới có hiệu lực;
b. Từ ngày Công ước mới có hiệu lực Công ước này sẽ không mở để các thành viên phê chuẩn nữa.
2. Trong bất kỳ trường hợp nào, Công ước này vẫn giữ nguyên hiệu lực về cả hình thức lẫn nội dung đối với các thành viên đã phê chuẩn nó mà chưa phê chuẩn Công ước sửa đổi.
Điều 21.
Bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này có giá trị như nhau.
Nội dung phía trên là nguyên văn Công ước được Hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động thế giới thông qua trong kỳ họp thứ 31 tại San Francisco kết thúc vào ngày 10/7/1948.
Với niềm tin đó, chúng tôi cùng ký kết vào ngày 31/8/1948.