- Trang chủ-Home
- Luật QT-International Law
- Điều ước - Treaties
- Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (UDHR)
- Các công ước chính về nhân quyền - Basic Treaties on HR
- Các ngành luật khác - other law branches
- Điều ước Việt Nam tham gia - Treaties participated by Vietnam
- Bình luận / Khuyến nghị chung - General Comments/Recommendations
- Báo cáo - Reports
- Cơ chế & Thủ tục - Mechanism & Procedure
- Án lệ - Case law
- Điều ước - Treaties
- PL Việt Nam-Vietnam Law
- NC&GD-HR Researchs
- E-Learning
- Đào tạo-Education
- Đào tạo thạc sĩ - Master Degree
- Liên hệ-Contact
NGHỊ ĐỊNH THƯ (II) BỔ SUNG CÁC CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ NGÀY 12/8/1949 VỀ BẢO HỘ NẠN NHÂN TRONG CÁC CUỘC XUNG ĐỘT VŨ TRANG KHÔNG CÓ TÍNH CHẤTQUỐC TẾ
Đăng bởi honeyquyen lúc CN, 08/28/2011 - 10:46
Tên ngắn
NGHỊ ĐỊNH THƯ 2
Văn bản tiếng Việt
LỜI NÓI ĐẦU
Các Bên ký kết,
Nhắc lại rằng, các nguyên tắc nhân đạo quy định trong Điều 3 chung của các Công ước Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 1949 là nền tảng cho việc tôn trọng con người trong các cuộc xung đột vũ trang không có tính chất quốc tế, Đồng thời nhắc lại rằng, các văn kiện quốc tế về nhân quyền là sự bảo hộ cơ bản cho con người;
Nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự bảo hộ tất hơn đối với các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang này;
Nhắc lại rằng, ngay cả trong các trường hợp không được quy định trong pháp luật hiện hành thì con người vẫn phải được bảo hộ theo các nguyên tắc nhân đạo và sự thúc giục của lương tri.
Đã thỏa thuận như sau:
PHẦN 1
PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ
Điều 1. Phạm vi áp dụng đối với các cuộc xung đột
l) Để phát triển và bổ sung Điều 3 chung của các Công ước Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 1949 nhưng không làm thay đổi các điều kiện áp dụng hiện hành của nó, Nghị định thư này sẽ áp dụng cho tất cả các cuộc xung đột vũ trang ngoài phạm vi của Điều 1 Nghị định thư bổ sung các Công ước Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 1949 về Bảo hộ Nạn nhân chiến tranh trong các cuộc xung đột vũ trang có tính chất quốc tế (Nghị định thư li và diễn ra trên lãnh thổ của một Bên ký kết giữa các lực lượng vũ trang của Bên đó với các lực lượng vũ trang ly khai hoặc nhóm vũ trang có tổ chức đặt dưới sự chỉ huy có trách nhiệm, thực hiện việc kiểm soát một phần lãnh thổ đủ rộng để tiến hành các hoạt động quân sự thường xuyên có phối hợp và áp dụng được Nghị định thư này.
2) Nghị định thư này sẽ không áp dụng đối với các tình trạng lộn xộn và căng thẳng nội bộ, như bạo loạn và các hành động bạo lực lẻ tẻ, riêng rẽ và các hành động khác tương tự mà không phải là các cuộc xung đột vũ trang.
Điều 2. Phạm vi áp dụng dối với cá nhân
1) Nghị định thư này sẽ được áp dụng đối với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột vũ trang định nghĩa trong Điều 1, không có bất cứ một sự phân biệt bất lợi nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc chính kiến khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, của cải, dòng dõi hoặc các địa vị khác, hoặc bất kỳ tiêu chuẩn nào tương tự như vậy (sau đây gọi là "sự phân biệt bất lợi").
2) Khi cuộc xung đột vũ trang kết thúc, tất cả những người bị tước đoạt hoặc bị hạn chế tự do vì các lý do liên quan tới cuộc xung dột cũng như những người sau cuộc xung đột bị tước đoạt hoặc bị hạn chế tự do vì các nguyên nhân tương tự, phải được hưởng sự bảo hộ của các Điều 5 và 6 cho tới khi việc tước đoạt hoặc hạn chế tự do nói trên chấm dứt.
Điều 3. Không can thiệp
1) Không một quy định nào trong Nghị định thư này được viện dẫn nhằm mục đích làm phương hại tới chủ quyền của một quốc gia hoặc trách nhiệm của chính phủ thông qua các biện pháp chính đáng để duy trì hoặc thiết lập lại trật tự và luật pháp tại quốc gia đó, hoặc bảo vệ sự thống nhất dân tộc và toàn vẹn lãnh thố quốc gia.
2) Không một quy định nào trong Nghị định thư này được viện dẫn để biện minh cho việc can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, với bất cứ lý do gì, vào cuộc xung đột vũ trang hoặc công việc đối nội hay đối ngoại của một Bên ký kết ở lãnh thổ nơi xảy ra xung đột.
PHẦN II
ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO
Điều 4. Các đảm bảo cơ bản
l) Tất cả những người không trực tiếp hoặc đã ngừng tham gia chiến sự, bất kể có bị hạn chế tự do hay không, phải được hưởng sự tôn trọng về nhân thân, danh dự, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo. Trong mọi hoàn cảnh, họ đều được đối xử nhân đạo, không có bất cứ sự phân biệt bất lợi nào. Nghiêm cấm việc ra lệnh tàn sát không để ai sống sót.
2) Các hành động sau đây nhằm vào những người nêu trong khoản 1 phải bị nghiêm cấm ở mọi lúc, mọi nơi, mà không gây tổn hại cho các quy định chung đã nêu trên:
a) Dùng bạo lực xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, an sinh thể chất và tinh thần của cá nhân, đặc biệt là việc giết chóc cũng như đối xử dã man như tra tấn, làm khuyết tật hoặc các hình thức nhục hình khác.
b) Trừng phạt tập thể,
c) Bắt giữ làm con tin,
d) Hành động khủng bố,
e) Xúc phạm nhân phẩm, nhất là việc đối xử ô nhục, làm mất phẩm giá con người, hãm hiếp, cưỡng bức mại dâm và bất cứ hình thức hành hung nào về tình dục,
f) Chiếm hữu nô lệ, buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức,
g) Cướp phá,
h) Đe dọa tiến hành bất kỳ hành vi nào nói trên.
3) Trẻ em phải được hường sự chăm sóc, giúp đỡ thiết yếu, đặc biệt là: a) Được tiếp nhận sự giáo dục, kể cả giáo dục về tôn giáo và đạo lý phù hợp với mong muốn của cha mẹ chúng, hoặc những người chịu trách nhiệm chăm sóc chúng trong trường hợp vắng cha mẹ,
bị Phải tiến hành mọi biện pháp thích hợp để tạo thuận lợi cho việc đoàn tụ những gia đình đang tạm thời bị ly tán,
c) Trẻ em dưới 15 tuổi không bị tuyển mộ vào các lực lượng vũ trang và cũng không được phép tham gia vào chiến sự,
di Sự bảo hộ đặc biệt đối với trẻ em dưới 15 tuổi nêu trong Điều này vẫn được áp dụng khi chúng tham gia trực tiếp vào chiến sự, bất chấp các quy định ở phần (c) và bị bắt giữ,
e) Nếu cần thiết và khi nào có thể được với sự đồng ý của cha mẹ hoặc những người chịu trách nhiệm chính về việc chăm sóc chúng theo luật pháp hoặc tập quán, các biện pháp phải được tiến hành để tạm thời đưa các trẻ em từ khu vực đang có chiến sự tới nơi an toàn hơn trong nước và bảo đảm rằng các trẻ em đó được đi kèm bởi những người chịu trách nhiệm về sự an toàn và an sinh của chúng.
Điều 5. Những người bị hạn chế tự do
1) Ngoài quy định của Điều 4, các điều tối thiểu sau đây phải được tôn trọng đối với những người bị tước đoạt tự do vì những lý do liên quan tới cuộc xung đột vũ trang, dù họ đang bị quản thúc hay giam giữ:
a) Những người bị thương, bị bệnh phải được đối xử theo Điều 7, bị Những người nói trên ở khoản này, tương tự như dân địa phương, phải được cung cấp lương thực, nước uống, được đảm bảo về sức khoẻ, vệ sinh và bảo vệ chống lại các khó khăn về khí hậu và hiểm hoạ của cuộc xung đột vũ trang,
c) Họ được phép nhận cứu trợ của cá nhân và tập thể,
d) Họ được phép hành đạo, và khi có yêu cầu nếu thích hợp, được phll nhận sự giúp đỡ tinh thần của những người thực hiện các chức phận tôn giáo nhu giáo sĩ tuyên úy,
e) Nếu buộc phải làm việc, họ được hưởng các điều kiện làm việc và các đảm bảo tương tự như dân địa phương.
2) Những người chịu trách nhiệm quản thúc hoặc giam giữ những người đề cập ở khoản 1, trong phạm vi thẩm quyền của mình, phải tôn trọng các quy định sau đây với những người nói trên:
a) Trừ trường hợp nam và nữ cùng một gia đình được ở chung. phụ nữ phải được giữ ở những nơi tách biệt với nam giới và chịu sự giám sát trực tiếp của nữ giới.
bị Họ được phép gửi và nhận thư, bưu thiếp; nhà chức trách có thẩm quyền có thể hạn chế số lượng nếu thấy cần thiết;
c) Nơi quản thúc và giam giữ không được đặt gần nơi đang có chiến sự.
Những người quy định trong khoản 1 phải được sơ tán khi nơi quản thúc hoặc giam giữ họ trở nên đặc biệt nguy hiểm do cuộc xung đột vũ trang, nếu việc sơ tán họ có thể thực hiện trong các điều kiện đảm bảo an toàn;
d) Họ phải được hưởng quyền về thăm khám y tế,
e) Sức khoẻ cũng như sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần của họ không bị đe dọa bởi bất kỳ hành vi phi lý hoặc tắc trách nào. Do đó, cấm bắt buộc những người được nói tới trong Điều này phải chịu bất cứ thủ tục y tế nào mà tình trạng sức khoẻ của họ không đòi hỏi, và không phù hợp với các tiêu chuẩn y tế được thừa nhận rộng rãi áp dụng cho những người tự do trong cùng những điều kiện y tế tương tự.
3) Những người không thuộc diện nêu ở khoản 1 nhưng bị hạn chế tự do vì những nguyên nhân liên quan tới cuộc xung đột vũ trang phải được đối xử nhân đạo theo Điều 4 và các khoản lia), (c) và (d) và 2(b) của Điều này.
4) Nếu quyết định thả những người bị tước đoạt tự do thì những người ra quyết định đó phải tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho họ.
Điều 6. Khởi tố hình sự
1 ) Điều này áp dụng đối với việc khởi tố và trừng phạt các tội phạm hình sự liên quan tới cuộc xung đột vũ trang.
2) Không được tuyên án và thi hành bất kỳ hình phạt nào đối với những người phạm tội hình sự khi họ chưa được xét xử bởi một tòa án bảo đảm tính chất độc lập và công bằng, đặc biệt là:
a) Thủ tục tố tụng phải quy định là bị cáo được thông báo kịp thời về các chi tiết buộc tội, trước và trong khi xét xử được hưởng mọi quyền và biện pháp bào chữa cần thiết;
bị Không ai bị kết án vì những tội trạng không dựa trên cơ sở trách nhiệm hình sự cá nhân;
c) Không ai bị kết tội hình sự vì những hành vi hoặc sai sót theo quy định của luật pháp mà trong thời điểm xảy ra hành vi hoặc sai sót đó không phải là tội phạm hình sự. Đồng thời, không ai phải chịu hình phạt nặng hơn mức được áp dụng vào thời điểm phạm tội hình sự đó, nếu sau thời gian phạm tội, mà luật pháp quy định áp dụng hình phạt nhẹ hơn thì người phạm tội được hưởng hình phạt nhẹ hơn đó,
d) Người bị buộc tội hình sự phải được xem là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo luật pháp;
e) Người bị buộc tội được quyền có mặt khi xét xử mình;
f) Không ai bị bắt buộc phải làm chứng để buộc tội chính mình hoặc bắt ép thú tội.
3) Khi kết án, người bị kết tội phải được thông báo về quyền chống án và các quyền khác cũng như về thời hạn thực hiện các quyền đó.
4) Không được kết án tử hình đối với người dưới 1 8 tuổi khi họ phạm tội và không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc các bà mẹ có con nhỏ. 5) Vào lúc kết thúc chiến sự, các nhà chức trách có thẩm quyền phải cố gắng tối đa để ban hành lệnh ân xá cho những người đã tham gia cuộc xung đột vũ trang hoặc bị tước đoạt tự do vì có liên quan tới cuộc xung đột, cho dù họ đã bị quản thúc hay giam giữ.
PHẦN III
NGƯỜI BỊ THƯƠNG, BỊ BỆNH VÀ BỊ ĐẮM TÀU
Điều 7. Bảo hộ và chăm sóc
l) Tất cả những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu, dù họ có hay không tham gia vào cuộc xung đột vũ trang, đều phải được tôn trọng và bảo hộ.
2) Trong mọi hoàn cảnh, họ phải được đối xử nhân đạo và trong chừng mực có thể được và với thời gian sớm nhất, họ phải nhận được sự quan tâm và chăm sóc y tế phù hợp với tình trạng sức khoẻ của họ. Không được có bất kỳ sự phân biệt nào đối với họ dựa trên các lý do ngoài các tiêu chuẩn y tế.
Điều 8. Tìm kiếm
Khi hoàn cảnh cho phép và đặc biệt là sau các trận đánh, cần phải tiến hành kịp thời, bằng mọi biện pháp có thể được để tìm kiếm và thu nhận những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu; bảo vệ họ khỏi bị cướp bóc và ngược đãi; bảo đảm cho họ được chăm sóc thích đáng; và tìm kiếm những người chết để thi thể họ không bị hủy hoại và được chôn cất tử tế.
Điều 9. Bảo hộ các nhân viên y tế và tôn giáo
l) Các nhân viên y tế và tôn giáo phải được tôn trọng và bảo hộ, và được cung cấp mọi sự giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ. Không được ép buộc họ làm những việc trái với sứ mệnh nhân đạo của họ.
2) Khi các nhân viên y tế làm nhiệm vụ, không được yêu cầu họ ưu tiên cho bất kỳ ai ngoài lý do về mặt y tế.
Điều 10. Bảo hộ chung đối với các nhiệm vụ y tế
1) Trong mọi hoàn cảnh, không được trừng phạt một người vì lẽ họ đã thực hiện các hoạt động y tế phù hợp với đạo lý y tế, dù người được hưởng lợi ích từ các hoạt động y tế đó là ai.
2) Những người tham gia hoạt động y tế sẽ không bị buộc phải làm hoặc tiến hành các công việc trái với quy định của đạo lý y tế hoặc các quy định nhằm bảo hộ quyền lợi của những người bị thương, bị ốm hoặc các quy định của Nghi định thư này; họ cũng không bị buộc phải từ bỏ những công việc phù hợp với các điều nói trên.
3) Nghĩa vụ có tính chất nghề nghiệp của những người tham gia các hoạt động y tế đối với các thông tin mà họ thu thập được liên quan tới những người bị thương, bị bệnh mà họ chăm sóc phải được tôn trọng, phù hợp với luật quốc gia. 4) Phù hợp với luật quốc gia, không được trừng phạt những người tham gia các hoạt động y tế vì lẽ họ từ chối hoặc không cung cấp các thông tin liên quan tới những người bị thương, bị bệnh mà họ đã hoặc đang chăm sóc.
Điều 11. Bảo hộ các đơn vị và phương tiện vận chuyển y tế
l) Bất cứ lúc nào, các đơn vị và phương tiện vận chuyển y tế đều phải được tôn trọng và bảo hộ và không phải là mục tiêu tấn công.
2) Sự bảo hộ dành cho các đơn vị và phương tiện vận chuyển y tế phải không bị đình chỉ trừ khi chúng bị sử dụng để tiến hành các hành động thù địch ngoài các chức năng nhân đạo. Tuy nhiên, sự bảo hộ chỉ bị đình chỉ sau khi đã có lời cảnh báo, và nếu thích hợp có ấn định một thời hạn hợp lý, sau khi sự cảnh báo đó vẫn không được lưu ý tới.
Điều 12. Biểu tượng phân biệt
Dưới sự chỉ dẫn của nhà chức trách có thẩm quyền hữu quan, biểu tượng phân biệt Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ hoặc Sư tử đỏ và Mặt trời đỏ trên nền trắng phải được các nhân viên y tế và tôn giáo, các đơn vị y tế trưng bày rõ ràng trên các phương tiện vận chuyển y tế. Dấu hiệu này phải được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh và không bị sử dụng sai trái.
PHẦN IV
THƯỜNG DÂN
Điều 13. Bảo hộ thường dân
l) Thường dân và mỗi cá nhân dân sự đều được hưởng sự bảo hộ chung trước các hiểm hoạ xuất phát từ các hoạt động quân sự. Để việc bảo trợ có hiệu quả các quy tắc sau phải được tuân thủ trong mọi hoàn cảnh.
2) Không được coi thường dân cũng như mỗi cá nhân dân sự là đối tượng tấn công. Cấm các hành vi bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực với mục đích chính là gieo rắc sự sợ hãi trong thường dân.
3) Thường dân được hưởng sự bảo hộ quy định trong phần này, trừ phi và trong lúc họ tham gia trực tiếp vào chiến sự.
Điều 14. Bảo hộ các vật dụng thiết yếu dối với sự sống còn của thường dân
Cấm sử dụng việc để cho thường dân chết đói như một biện pháp chiến tranh. Vì vậy, cấm tấn công, phá hủy, lấy đi hoặc làm cho vô dụng các vật dụng thiết yếu đối với sự sống còn của thường dân, như lương thực, khu canh tác để sản xuất lương thực, cây trồng, vật nuôi, các công trình cấp nước và thuỷ lợi.
Điều 15. Bảo vệ các công trình và các cơ sở có sức mạnh nguy hiểm
Các công trình hoặc cơ sở có sức mạnh nguy hiểm như đập nước, dê điều và các nhà máy điện hạt nhân không được coi là mục tiêu tấn công, ngay cả khi chúng là mục tiêu quân sự, nếu như việc tấn công có thể giải phóng sức mạnh nguy hiểm và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho thường dân.
Điều 16. Bảo vệ các tài sản vãn hóa và nơi thờ có ng
Phù hợp với các quy định của Công ước La hay ngày 14-5-1954 về bảo vệ các tài sản văn hóa trong cuộc xung đột vũ trang, cấm tiến hành các hoạt động thù địch nhằm vào các công trình lịch sử, tác phẩm nghệ thuật hoặc nơi thờ có ng là các di sản văn hóa hoặc tinh thần của các dân tộc, và cấm sử dụng chúng để hỗ trợ cho mục đích quân sự.
Điều 17. Cấm việc di chuyển cưỡng bức thường dân
l) Cấm ra lệnh di chuyển thường dân vì lý do liên quan tới cuộc xung đột trừ trường hợp vì an ninh của thường dân hoặc vì lý do bắt buộc về quân sự. Nếu buộc phải tiến hành di chuyển thì phải tiến hành mọi biện pháp có thể để thường dân được tiếp nhận các điều kiện thoả đáng về nơi ở, vệ sinh, sức khoẻ, an toàn và dinh dưỡng.
2) Không được cưỡng bức thường dân rời bỏ quê hương vì các lý do liên quan tới cuộc xung đột.
Điều 18. Các tổ chức và hoạt động cứu trợ
1) Các tổ chức cứu trợ nằm trong lãnh thổ một Bên ký kết như Chữ thập đỏ (Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ), có thể cung cấp dịch vụ để thực hiện các chức năng truyền thống đối với nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang. Thường dân có thể tự thu nhận và chăm sóc những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu theo sáng kiến riêng của mình.
2) Nếu thường dân đang phải chịu khổ cực quá mức do thiếu các nguồn cung cấp thiết yếu cho sự sống còn của họ, chẳng hạn như lương thực và y tế, thì với sự đồng ý của Bên ký kết hữu quan các hoạt động cứu trợ mang tính chất nhân đạo và vô tư phải được tiến hành không có sự phân biệt bất lợi.
PHẦN V
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 19. Phổ biến
Nghị định thư này cần được phổ biến càng rộng rãi càng tốt.
Điều 20. Ký kết
Sáu tháng sau khi ký Định ước cuối cùng, Nghị định thư này sẽ được mở cho các Bên tham gia các Công ước ký trong thời hạn 12 tháng.
Điều 21. Phê chuẩn
Nghị định thư này phải được phê chuẩn càng sớm càng tốt. Văn kiện phê chuẩn sẽ được lưu chiểu ở Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ , là nước lưu chiểu các Công ước.
Điều 22. Gia nhập
Nghị định thư này sẽ để ngỏ để các Bên tham gia các Công ước nhưng chưa ký Nghị định thư này gia nhập. Các văn kiện gia nhập sẽ được lưu chiểu tại Nước lưu chiểu.
Điều 23. Bắt đầu hiệu lực
l) Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi có hai văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập được lưu chiểu.
2) Đối với các Bên tham gia các Công ước sau này mới phê chuẩn hay gia nhập Nghị định thư, thì Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ khi Bên đó nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hay gia nhập của mình.
Điều 24. Sửa đổi
l) Mỗi Bên ký kết có thể đề nghị sửa đổi Nghị định thư này. Văn bản đề nghị sửa đổi sẽ gửi cho nước lưu chiểu, và sau khi tham khảo ý kiến tất cả các Bên ký kết và ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, nước lưu chiểu sẽ quyết định về sự cất thiết triệu tập một hội nghị để xem xét đề nghị sửa đổi.
2) Nước lưu chiểu sẽ mời tất cả các Bên ký kết cũng như các Bên tham gia các Công ước dù ký hay không ký Nghị định thư này, tham dự hội nghị nói trên.
Điều 25. Bãi ước
l) Trong trường hợp một Bên ký kết hủy bỏ sự tham gia của mình đối với Nghị định thư này, việc hủy bỏ đó chỉ có hiệu lực sáu tháng sau khi nhận được văn kiện hủy bỏ. Tuy nhiên, nếu sau thời hạn sáu tháng mà Bên hủy bỏ bị rơi vào tình huống nêu ở Điều 1 , thì việc hủy bỏ chi có hiệu lực sau khi kết thúc cuộc xung đột vũ trang . Những người bị tước đoạt hoặc hạn chế tự do vì lý do liên quan tới cuộc xung đột vẫn tiếp tục được hưởng các quy định của Nghị định thư này cho đến khi họ được trả tự do.
2) Việc bãi ước phải được thông báo bằng văn bản cho Nước lưu chiểu và Nước lưu chiểu sẽ thông báo cho tất cả các Bên ký kết.
Điều 26. Thông báo
Nước lưu chiểu sẽ thông báo cho các Bên ký kết cũng như các Bên tham gia các Công ước, dù ký hay không ký Nghị định thư này, về:
a) Những văn kiện ký kết Nghị định thư này và việc lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn và gia nhập theo các Điều 21 và 22;
b) Ngày Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực theo Điều 23; và c) Các thông báo và tuyên bố nhận được theo Điều 24.
Điều 27. Việc đăng ký
l) Sau khi có hiệu lực, Nghị định thư này sẽ được Nước lưu chiểu chuyển tới Ban Thư ký Liên hợp quốc để đăng ký và công bố theo Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc.
2) Nước lưu chiểu cũng sẽ thông báo cho Ban Thư ký Liên hợp quốc về tất cả các phê chuẩn và gia nhập Nghị định thư này mà nước lưu chiểu đã nhận được.
Điều 28. Văn bản chính thức
Văn bản gốc của Nghị định thư này bằng các thứ tiếng A rập. Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha đều có giá trị như nhau sẽ được Nước lưu chiểu lưu trữ và Nước lưu chiểu sẽ gửi những bản sao hợp thức cho tất cả các Bên tham chiến.