
Tài liệu
Tác giả
Năm xuất bản:
Số trang:
Nhân quyền là một phạm trù đa diện, kết tinh những giá trị cao đẹp trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc. Đây không chỉ là “ngôn ngữ chung” mà còn là “sản phẩm chung”, và “mục tiêu chung” của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền hiện đang được các quốc gia tự nguyện tuân thủ hiện nay là kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài. Cùng với lịch sử loài người, nhận thức và tư tưởng của nhân loại về quyền con người cũng liên tục phát triển. Khởi đầu là những ý tưởng sơ khai về nhân phẩm và tự do, dần hình thành nên khái niệm và các chuẩn mực quốc gia, rồi chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, lịch sử và các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, nhiều khía cạnh lý luận, pháp lý và thực tiễn về nhân quyền hiện vẫn còn được tranh cãi. Việc tìm hiểu nhận thức và tư tưởng về quyền con người của nhân loại thể hiện trong các nền văn hóa khác nhau, ở những thời kỳ khác nhau sẽ góp phần giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề rộng lớn và phức tạp này....
Cuốn sách Tư tưởng về quyền con người – Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam tập hợp những tư liệu giới thiệu một cách toàn diện lịch sử phát triển của nhận thức và tư tưởng về quyền con người của nhân loại cũng như của dân tộc Việt Nam. Việc tìm hiểu nhận thức và tư tưởng về quyền con người của nhân loại thể hiện trong các nền văn hóa khác nhau, ở những thời kỳ khác nhau sẽ góp phần giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề rộng lớn và phức tạp này.
Cuốn sách gồm hai phần:
- Phần I: Tuyển chọn những văn kiện, đoạn trích và tuyên bố mang tính chất tiêu biểu,phản ánh nhận thức và tư tưởng của nhân loại về nhân quyền, được sắp xếp theo trình tự lịch sử
- Phần II: Bao gồm những đoạn trích và tác phẩm phản ánh rõ nét tư tưởng về nhân quyền trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Cấu trúc hai phần của sách chỉ nhằm mục đích thuận lợi cho công việc nghiên cứu, không có nghĩa lịch sử Việt nam là một phần tách rời của lịch sử nhân loại xét trên phương diện tư tưởng nhân quyền.