
17/8/2012 - Một quan chức cấp cao LHQ hôm nay cảnh báo rằng việc mở lại các trung tâm tạm giữ ngoài khơi cho người nhập cư và dân tị nạn đến Australia bằng đường biển có thể dẫn đến các vi phạm về nhân quyền, và kêu gọi chính phủ cân nhắc lại chính sách về nhập cư và tị nạn của nước mình.
Theo các báo cáo của giới truyền thông, Quốc hội Australia thông qua một sửa đổi vào thứ Năm vừa qua cho phép mở lại các trung tâm tạm giữ ngoài khơi cho dân nhập cư và tị nạn theo đường biển. Sửa đổi này được thông qua theo kiến nghị của một nhóm các chuyên gia tị nạn.
Chánh Cao ủy LHQ về nhân quyền, Navi Pillay, hoan nghênh nỗ lực của chính phủ Australia nhằm hợp tác toàn diện hơn về vấn đền nhập cư, như người phát ngôn Xabier Celaya cho biết, nhưng lo ngại rằng các trung tâm tạm giữ ngoài khơi sẽ cho phép việc giam giữ không thời hạn và đe dọa nhân quyền.
“Chánh Cao ủy nhắc lại lời kêu gọi việc cân nhắc lại chính sách về tị nạn và nhập cư, kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị bày tỏ thái độ mạnh dạn và đúng đắn về tình trạng nhập cư và phá bỏ thói quen đã ăn sâu về việc phỉ báng những người nhập cư và tị nạn,” ông Celaya, thuộc OHCHR, bổ sung trong một cuộc họp báo tại Geneva.
“Bởi những tác động nặng nề của việc tạm giữ người nhập cư, bao gồm sức khỏe tinh thần và thể chất của những người bị tạm giữ, bộ máy nhân quyền LHQ đã nhấn mạnh rằng cách thức này chỉ nên được áp dụng trong những tình huống không cho phép những cách thức khác, chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn và chỉ khi không có các biện pháp bớt khắc nghiệt hơn,” ông Celaya nói, cho biết rằng không có dẫn chứng thực tế nào cho thấy rằng các trung tâm tạm giữ ngăn cản người nhập cư.
“Sự tuyệt vọng khiến những người này tham gia vào những chuyến đi nguy ngập ngay từ đầu gần như chắc chắn sẽ đeo bám họ, đặc biệt trong hoàn cảnh thiếu sự hợp tác có hiệu quả và dựa vào nhân quyền về nhập cư và tị nạn,”
OHCHR đã có những lo ngại từ lâu về việc Australia sử dụng hệ thống tạm giữ người nhập cư và tị nạn bắt buộc. Theo luật nhân quyền quốc tế, cần có hạn chế về thời gian tạm giữ và bất cứ tình trạng tạm giữ nào cũng chỉ được áp dụng sau một quyết định rõ ràng.
Vào tháng 5 năm trước, trong lần công du quốc gia này, bà Pillay nói rằng việc tạm giữ bắt buộc đã có ảnh hưởng xấu đến tình trạng nhân quyền tại Australia trong nhiều năm nay. “Hàng ngàn đàn ông, phụ nữ, và – đáng phiền lòng nhất – cả trẻ em đã bị giữ tại các trung tâm tạm giữ của Australia trong một thời gian dài, mặc dù họ không phải là tội phạm,” bà phát biểu trong chuyến công du.
Trong một buổi họp báo tại Geneva, nhà phát ngôn cho Văn phòng Cao ủy LHQ về Tị nạn, Adrian Edwards, nói rằng những sửa đổi được kiến nghị đã tạo nên những vấn đề pháp lý, chính sách, và hoạt động phức tạp.
“UNHCR ủng hộ thu xếp cho phép người tị nạn đến bằng thuyền vào lãnh thổ Australia được xử lý tại Australia. Thu xếp này sẽ đồng nhất với các cách thức chung,” ông Edwards nói.
“Chúng tôi không muốn trở lại với những ngày dài tại các trung tâm trên đảo xa xôi cho người nhập cư và tị nạn trước khi có những giải pháp lâu dài,” ông bổ sung.
Nguồn: Xem tại đây [1]