
27/7/2012 – Một quan chức cấp cao của LHQ đã bày tỏ lo ngại về các báo cáo về tình trạng các lực lượng an ninh tại Rakhine, Myanmar xâm hại nhân quyền, sau các cuộc đụng độ giữa cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo được cho là làm thiệt mạng 78 người và khiến hàng ngàn người phải rời bỏ nơi ở tháng trước.
“Chúng tôi đã nhân được một chuỗi những báo cáo từ các nguồn độc lập cáo buộc rằng các lực lượng an ninh đã có những hành vi đáp trả mang tính phân biệt đối xử và chuyên quyền, thậm chí còn châm ngòi và tham gia vào các vụ đụng,” Cao ủy LHQ về Nhân quyền, Navi Pillay, phát biểu trong một thông cáo báo chí.
“Các báo cáo cho thấy hành vi đáp trả nhanh chóng của chính quyền trước tình trạng bạo động có thể đã trở thành một cuộc đàn áp nhắm tới bộ phận Hồi giáo, cụ thể là thành viên của cộng đồng [Hồi giáo] Rohingya,” bà nói thêm.
Theo Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền (OHCHR [1]), bạo động giữa các bộ phận Phật giáo Rakhine và Hồi Rohingya Muslims tại vùng này, ở phía tây quốc gia, đã được châm ngòi bởi vụ cưỡng hiếp và sát hại một phụ nữ Rakhine vào ngày 28/5. Theo sau vụ việc này là vụ giết hại 10 người Hồi giáo bởi một nhóm không rõ danh tính vào ngày 3/6.
Bà Pillay kêu gọi một cuộc điều tra khẩn trương và độc lập, nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng này phản ánh sự phân biệt đối xử với cộng đồng Hồi giáo Rohingya lâu dài và có hệ thống, những người không được Chính phủ công nhận và vẫn chưa có quốc tịch.
“Chính phủ có trách nhiệm ngăn chặn và trừng phạt các hành vi bạo lực, bất kể nhóm dân tộc hay tín ngưỡng nào chịu trách nhiệm này, không phân biệt đối xử và tuân theo quy tắc pháp luật,” bà Pillay nói.
Bà cũng kêu gọi các lãnh đạo quốc tế lên tiếng phản đối sự phân biệt đối xử, hành vi cách ly các nhóm thiểu số, và các thái độ phân biệt chủng tộc; ủng hộ quyền lợi công bằng cho toàn thể Myanmar. Bà cũng nhấn mạng rằng LHQ đang nỗ lực hỗ trợ và bảo vệ tất cả các cộng đồng thuộc vùng Rakhine.
“Định kiến và bạo lực nhắm tới các thành phần của các nhóm dân tộc và tín ngưỡng thiểu số đe dọa chia cắt đất nước trong khi các nỗ lực hòa giải quốc gia đáng hoan nghênh đang được tiến hành, tinh thần đoàn kết quốc gia, và triển vọng xây dựng hòa bình,” bà Pillay nói.
Trong khi đó, Văn phòng Cao ủy LHQ về Tị nạn (UNHCR [2]) tuyên bố đang vận chuyển viện trợ tới hơn 30,000 người bị ảnh hường bởi tình trạng bạo lực này.
“Tại thời điểm này, thêm nhiều lều trú đang được chuuyển bằng đường không từ Hàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về nơi ở,” nhà phát ngôn UNHCR, Andrej Mahecic, phát biểu trước phóng viên tại Geneva.
Ông Mahecic nói rằng nhà cửa của nhiều người đã bị phá hủy, và họ sẽ chỉ quay lại nếu có hỗ trợ giúp xây nhà, trong khi đó những người Hồi giáo rời bỏ nhà của nói với cơ quan tị nạn rằng họ muốn quay về nhà nhưng lo sợ cho sự an toàn của bản thân.
Theo UNHCR, khoảng 80,000 người đã rời bỏ nhà của ở thuộc nội bộ và xung quanh thị trấn Sittwe và Maungdaw, phần lớn sống ở trong các trại trú tạm hoặc sống chung với các hộ thuộc các làng xung quanh.
Báo cáo viên đặc biệt về tình hình nhân quyền Myanmar, Tomas Ojea Quintana, sẽ đến thăm quốc gia này vào tuần sau, và nhiệm vụ của ông bao gồm một chuyến thăm đến vùng Rakhine. Bà Pillay hoan nghênh chuyến thăm này, nhưng nhấn mạnh rằng “trong khi ông có thể bước đầu đánh giá tình hình trong chuyến thăm một ngày này, việc đó không thể thay thế một cuộc điều tra độc lập chính thức.”
Các chuyên gia độc lập, hoặc các báo cáo viên đặc biệt, được Ủy ban tại Geneva giao cho trách nhiệm điều tra và báo cáo về tình hình một quốc gia hoặc một chủ đề nhân quyền cụ thể. Những vị trí này mang tính danh dự; các chuyên gia không phải là nhân viên của LHQ, và cũng không được trả lương cho công việc này.
Nguồn: Xem tại đây [3]