
(3/7/2012) Năm 1984, Kirk Bloodsworth, 23 tuổi, mới cưới, sống tại Maryland, Hoa Kỳ.
“Cả đời tôi chưa bao giờ bị cảnh sát bắt giữ. Nhưng tất cả hay đổi hoàn toàn khi cảnh sát đến nhà tôi lúc 3 giờ sáng vào ngày 9 tháng 8 vì tội cưỡng hiếp và sát hại tàn nhẫn một cô bé 9 tuổi, Dawn Hamilton," ông nói. “Chỉ trong vài ngày, tôi trở thành người bị căm ghét nhất tại Maryland.”
Dù không khớp với lời miêu tả của nhân chứng, ông vẫn bị kết án tử hình trong phòng hơi ngạt của Maryland sau khi một người nặc danh đưa tên của ông cho cảnh sát.
Ông Bloodsworth đã sống gần 9 năm trong tù, 2 năm trong số đó trong tù cho án tử hình, trước khi được minh oan bởi chứng cứ DNA và trở thành người đầu tiên tại Hoa Kỳ thoát án tử hình bằng xét nghiệm DNA.
“Tôi không thoát án tử hình vì hệ thống các cơ quan làm việc có hiệu quả. Tôi còn ở đây là nhờ một chuỗi phép lạ dẫn đến việc tôi được minh oan," ông nói. "Nếu một đất nước không thể đảm bảo rằng họ không giết bỏ một người dân vô tội thì tốt nhất họ không nên tử hình ai cả."
Ông Bloodsworth, giờ đang tham gia vào các hoạt động phản đối án tử hình, kể lại câu chuyện của mình tại một cuộc họp về việc hủy bỏ án tử hình tổ chức bởi Văn Phòng LHQ về Nhân Quyền ngày 3 tháng 7 tại LHQ ở New York.
“Việc lấy đi tính mạng con người là quá tuyệt đối và không thể thay đổi được, để một con người có thể áp đặt lên một con người khác, dù có được hỗ trợ bằng pháp luật,” Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon phát biểu trong cuộc họp.
Nhiều lời phát biểu nhấn mạnh rằng kể cả những hệ thống pháp lý chu đáo và cẩn thận nhất cúng không thể tránh khỏi sai sót trong việc kết án tử hình.
“Chúng ta có thể tin tưởng chính quyền hoàn toàn rằng họ sẽ luôn đúng? Khi nhìn vào những trường hợp bị kết án một cách sai sót tại Hoa Kỳ, không phải trường hợp nào cũng do sai sót vô tình," luật sư Barry Scheck, người giúp minh oan một số nghi phạm án tử hình tại Hoa Kỳ, và cũng là cùng quản lý The Innocence Project.
“Việc giảm bớt sai sót trong việc kết án có thể được hỗ trợ bởi nhiều phương thức bao gồm các cách khoa học - xét nhiệm DNA, cũng như bằng cách quay phim quá trình thẩm vấn, cách thức đang được thực hiện tại một số nước, bao gồm Trung Quốc," ông cho biết thêm.
Một số phát biểu bày tỏ lo ngại đặc biệt đến sự phân biệt đối xử trong việc kết án tử hình.
"Các cá nhân không có điều kiện và thiếu đại diện pháp lý thường bị kết án tử hình. Việc là thành viên của một nhóm thiểu số thường là một yếu tố đáng kể trong quyết định kết án tử hình," Cao ủy LHQ về Nhân Quyền Navi Pillay cho biết.
“Những người không có tiền lại là những người thường bị kết án tử hình," ông Kirk Bloodsworth nhận xét.
Quyết định về việc ân xá hay kết án cũng có thể mang tính thành kiến.
“Khi kết án, họ bị phê phán ở cả trong và ngoài nước," Tổng công tố viên của Burundi Valentin Bagorikunda miêu tả tình hình tại quốc gia mình trước khi hủy bỏ án tử hình vào năm 2009.
Nhấn mạnh việc án tử hình không mang tính đe dọa nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội, ông cho biết rằng từ khi bỏ án tử hình, không có gia tăng đáng kể nào về các hành vi phạm tội.
Năm 2007, Đại Hội Đồng LHQ kêu gọi bãi bỏ án tử hình trên toàn cầu. Từ khi đó, án tử hình đã được hủy bỏ tại một số nước bao gồm Argentina, Burundi, Gabon, Latvia, Togo và Uzbekistan. Hơn 150 quốc gia đã hủy bỏ án tử hình hoặc không còn thi hành án này.
“Việc Đại Hội Đồng kêu gọi bãi bỏ án tử hình trên toàn cầu là một bước quan trọng tiến đến quá trình phát triển tự nhiên tới việc hủy bỏ hoàn toàn án tử hình khắp thế giới,” Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói.
Đại Hội Đồng sẽ xem xét vấn đề này một lần nữa trong năm nay.
Trợ lý Tổng thư ký LHQ về Nhân quyền Ivan Simonovic; Báo cáo viên LHQ về các hình thức kết án và hành hình Christof Heyns; Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Phản đối án tử hình Federico Mayor; Thẩm phán tòa Belize và Chủ tịch trung tâm Nhân Quyền Caribbean, Douglas Mendes; Giám đốc điều hành Amnesty International tại Zimbabwe, Cousin Zilala; Tổng giám đốc của El Instituto de la Defensa Pública Penal tại Guatemala Blanca Aída Stalling Dávila; và Tổng thư ký Trung tâm Quyền Tù Nhân tại Nhật Bản.
3 July 2012
Nguồn: Xem tại đây [1]